Quan sát tranh lễ khai giảng năm học
a. Em thấy những gì trong tranh?
b. Trong tranh, đồ vật nào quen thuộc với em nhất? Nó được dùng làm gì?
Em quan sát tranh và trả lời các câu hỏi.
a. Trong tranh là lễ khai giảng năm học mới, có thầy giáo và các bạn học sinh tham dự.
b. Trong tranh, trống trường quen thuộc với em nhất. Nó được dùng để báo hiệu một năm học mới, giờ học, giờ ra chơi cho chúng em.
Đọc
Bác trống trường
Tôi là trống trường. Thân hình tôi đẫy đà, nước da nâu bóng. Học trò thường gọi tôi là bác trống. Có lẽ vì các bạn thấy tôi ở trường lâu lắm rồi. Chính tôi cũng không biết mình đến đây từ bao giờ.
Hằng ngày, tôi giúp học trò ra vào lớp đúng giờ. Ngày khai trường, tiếng của tôi dõng dạc “tùng… tùng… tùng…”, báo hiệu một năm học mới.
Bây giờ có thêm anh chuông điện, thỉnh thoảng cũng “reng… reng… reng…” báo giờ học. Nhưng tôi vẫn là người bạn thân thiết của các cô cậu học trò.
(Huy Bình)
- Vần: eng
- Từ ngữ: đầy đà, nâu bóng, báo hiệu
Trả lời câu hỏi
a. Trống trường có vẻ ngoài như thế nào?
b. Hằng ngày, trống trường giúp học sinh việc gì?
c. Ngày khai trường, tiếng trống báo hiệu điều gì?
Em đọc bài đọc để trả lời các câu hỏi.
a. Trống trường có vẻ ngoài đẫy đà, nước da nâu bóng.
b. Hằng ngày, trống trường giúp học sinh ra vào lớp đúng giờ.
c. Ngày khai trường, tiếng trống báo hiệu một năm học mới.
Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi b ở mục 3
Hằng ngày, trống trường giúp học sinh (…).
Em viết câu trả lời vào vở.
Hằng ngày, trống trường giúp học sinh ra vào lớp đúng giờ.
Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở
ngày khai trường, trống trường, báo hiệu
Năm nào cũng vậy, chúng em háo hức chờ đón (…).
Em suy nghĩ và lựa chọn từ thích hợp.
Năm nào cũng vậy, chúng em háo hức chờ đón ngày khai trường.
Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh
xếp hàng gấp sách vở |
Em quan sát tranh và hoàn thành bài tập.
- Các bạn xếp hàng ngay ngắn.
- Các bạn gấp sách vở để ra về.
Nghe viết
Em viết bài vào vở:
- Viết đúng chính tả.
- Viết hoa chữ cái đầu câu.
Em chủ động viết bài vào vở
Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Bác trống trường từ ngữ có tiếng chứa vần ang, an, au, ao
Em đọc bài đọc để tìm từ ngữ có tiếng chứa vần ang, an, au, ao
- ang: hằng
- an: vẫn
- au: lâu
- ao: vào
Đọc và giải câu đố
- Ở lớp mặc áo đen, xanh
Với anh phấn trắng đã thành bạn thân.
(Là cái gì?)
- “Reng… reng” là tiếng của tôi
Ra chơi, vào học, tôi thời báo ngay.
(Là cái gì?)
Em suy nghĩ và trả lời.
- Ở lớp mặc áo đen, xanh
Với anh phấn trắng đã thành bạn thân.
Là cái bảng.
- “Reng… reng” là tiếng của tôi
Ra chơi, vào học, tôi thời báo ngay.
Là cái chuông điện.
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 1 - Năm học đầu tiên đánh dấu bước chân nhỏ bé của chúng ta vào thế giới học đường. Những bài học đầu đời, những người bạn mới, và những giờ phút vui chơi hồn nhiên. Chúc các em có một khởi đầu tuyệt vời!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK