Quan sát tranh
a. Nói về việc làm của cô giáo trong tranh.
b. Nói về thầy giáo hoặc cô giáo của em.
Em quan sát tranh để hoàn thành bài tập.
a. Trong tranh, cô giáo đang giảng bài.
b. Cô giáo em rất dịu dàng. Cô rất quan tâm và chăm sóc chúng em.
Đọc
Hoa yêu thương
Hôm nay cô giáo cho lớp vẽ những gì yêu thích. Tuệ An hí hoáy vẽ siêu nhân áo đỏ, thắt lưng vàng. Gia Huy say sưa vẽ mèo máy, tỉ mỉ tô cái ria cong cong.
Cuối giờ, chúng tôi mang tranh đinh lên bảng. Mọi ánh mắt đều hướng về bức tranh bông hoa bốn cánh của Hà.
Trên mỗi cánh hoa ghi tên một tổ trong lớp. Giữa nhụy hoa là cô giáo cười rất tươi. Bên dưới có dòng chữ nắn nót “Hoa yêu thương”. Ai cũng thấy có mình trong tranh. Chúng tôi treo bức tranh ở góc sáng tạo của lớp.
(Phạm Thủy)
- Vần: oay
- Từ ngữ: hí hoáy, tỉ mỉ, nhụy hoa, nắn nót, sáng tạo
Trả lời câu hỏi
a. Lớp của bạn nhỏ có mấy tổ?
b. Bức tranh bông hoa bốn cánh được đặt tên là gì?
c. Theo em, có thể đặt tên nào khác cho bức tranh?
Em đọc bài đọc để trả lời các câu hỏi.
a. Lớp của bạn nhỏ có 4 tổ.
b. Bức tranh bông hoa bốn cánh được đặt tên là “Hoa yêu thương”.
c. Theo em, có thể đặt tên khác cho bức tranh là: Lớp yêu thương.
Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi c ở mục 3
Bức tranh có thể đặt tên khác là (…).
Em viết câu trả lời vào vở.
Bức tranh có thể đặt tên khác là “Lớp yêu thương”.
Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở
tô vẽ, dòng chữ, hí hoáy
Phương ngắm nhìn (…) nắn nót trên bảng.
Em suy nghĩ và chọn từ phù hợp.
Phương ngắm nhìn dòng chữ nắn nót trên bảng.
Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh
âu yếm chúc mừng |
Em quan sát tranh và lựa chọn từ phù hợp để nói theo tranh.
- Cô giáo âu yếm nhìn chúng em.
- Chúng em tặng hoa chúc mừng thầy giáo.
Nghe viết
Em viết bài vào vở:
- Viết đúng chính tả.
- Viết hoa chữ cái đầu câu.
Em chủ động hoàn thành bài viết vào vở.
Chọn chữ phù hợp thay cho bông hoa
a. n hay l?
...ắn nót ánh ...ắng im ...ặng
b. g hay gh?
...i chép ...ần gũi gọn ...àng
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
a. nắn nót
ánh nắng
im lặng
b. ghi chép
gần gũi
gọn gàng
Vẽ một bức tranh về lớp em (lớp học, thầy cô, bạn bè,…) và đặt tên cho bức tranh em vẽ
Em tự liên hệ bản thân và lớp em để hoàn thành bài tập.
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 1 - Năm học đầu tiên đánh dấu bước chân nhỏ bé của chúng ta vào thế giới học đường. Những bài học đầu đời, những người bạn mới, và những giờ phút vui chơi hồn nhiên. Chúc các em có một khởi đầu tuyệt vời!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK