Trả lời câu hỏi 1 trang 116 SGK Toán 4 Kết nối tri thức
a) Vẽ vào vở các hình tam giác sau và vẽ đường cao lần lượt ứng với đáy BC, EG và IK của mỗi hình tam giác đó.
b) Tính diện tích các hình tam giác ở câu a trong trường hợp mỗi ô vuông có cạnh 2,5 cm.
a) HS vẽ hình theo yêu cầu ở đề bài
b) Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.
a)
b)
Tam giác ABC:
Độ dài đáy BC là 2,5 x 4 = 10 (cm)
Chiều cao AH là 2,5 x 4 = 10 (cm)
Diện tích tam giác ABC là: $\frac{{10 \times 10}}{2} = 50\,\;$(cm2)
Tam giác DEG:
Độ dài đáy EG là 2,5 x 3 = 7,5 (cm)
Chiều cao DH là 2,5 x 4 = 10 (cm)
Diện tích tam giác DEG là: $\frac{{7,5 \times 10}}{2} = \frac{{75}}{2}{\text{ = 37,5\;}}$(cm2)
Tam giác HIK:
Độ dài đáy IK là 2,5 x 2 = 5 (cm)
Chiều cao HI là 2,5 x 4 = 10 (cm)
Diện tích tam giác HIK là: $\frac{{5 \times 10}}{2} = 25\,$(cm2)
Trả lời câu hỏi 2 trang 116 SGK Toán 4 Kết nối tri thức
Chọn câu trả lời đúng.
Trong hình bên, biết hình tròn bé nhất có bán kính 50 cm, hình tròn lớn nhất có bán kính 200 cm.
a) Đường kính mỗi hình tròn màu xanh lá cây là:
A. 100 cm
B. 150 cm
C. 400 cm
D. 300 cm
b) Chu vi hình tròn lớn nhất gấp mấy lần chu vi hình tròn bé nhất?
A. 2 lần
B. 3 lần
C. 4 lần
D. 5 lần
a) Đường kính của mỗi hình tròn xanh lá = bán kính của hình tròn lớn nhất – bán kính của hình tròn bé nhất.
b) Tính chu vi của từng hình tròn.
a) Đường kính của mỗi hình tròn xanh lá cây là: 200 – 50 = 150 (cm)
Chọn đáp án B
b) Chu vi hình tròn C = r x 2 x ,14
Ta thấy bán kính của hình tròn lớn nhất gấp 4 lần bán kính hình tròn bé nhất (vì 200 : 50 = 4)
Vậy chu vi hình tròn lớn nhất gấp 4 lần chu vi hình tròn bé nhất.
Chọn đáp án C
Trả lời câu hỏi 3 trang 116 SGK Toán 4 Kết nối tri thức
Một cái ao dạng nửa hình tròn có kích thước như hình vẽ. Tính chu vi cái ao.
- Chu vi hình tròn = đường kính x 3,14
- Tìm nửa chu vi hình tròn
- Chu vi cái cái ao = Nửa chu vi hình tròn đường kính 12 m + đường kính hình tròn
Chu vi hình tròn có đường kính 12 m là:
12 x 3,14 = 37,68 (m)
Nửa chu vi của hình tròn là:
37,68 : 2 = 18,84 (m)
Chu vi cái ao là:
18,84 + 12 = 30,84 (m)
Đáp số: 30,84 m
Trả lời câu hỏi 4 trang 116 SGK Toán 4 Kết nối tri thức
Bạn Rô-bốt nói đúng hay sai?
- Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.
- Chiều cao là đoạn thẳng hạ từ đỉnh vuông góc với đáy.
Dù lấy điểm E ở vị trí nào trên đoạn thẳng AB thì chiều cao ứng với đáy DC không thay đổi (bằng a cm) nên diện tích hình tam giác ECD không thay đổi.
Vậy Rô-bốt nói đúng.
Trả lời câu hỏi 1 trang 117 SGK Toán 4 Kết nối tri thức
a) Vẽ vào vở các hình sau.
b) Tinh diện tích hình thang ABCD ở câu a, biết rằng mỗi ô vuông có cạnh 2,5 cm.
Áp dụng công thức tính diện tích hình thang: $S = \frac{{\left( {a + b} \right) \times h}}{2}$
trong đó S là diện tích; a,b là độ dài hai đáy; h là chiều cao.
a) HS vẽ hình vào vở.
b)
Độ dài đáy DC là: 2,5 x 7 = 17,5 (cm)
Độ dài đáy AB là: 2,5 x 3 = 7,5 (cm)
Độ dài đường cao AH là: 2,5 x 4 = 10 (cm)
Diện tích hình thang ABCD là: $\frac{{(17,5 + 7,5) \times 10}}{2} = 125$(cm2)
Trả lời câu hỏi 2 trang 117 SGK Toán 4 Kết nối tri thức
Số?
Diện tích hình thang ABCD = [(đáy lớn + đáy nhỏ) x chiều cao] : 2
Diện tích hình tam giác AED = (độ dài đáy x chiều cao) : 2
Diện tích mảnh đất ABCDE = diện tích hình thang ABCD + diện tích hình tam giác AED
Diện tích hình thang ABCD là: $\frac{{\left( {55 + 30} \right) \times 25}}{2} = 1\;062,5\;\left( {{{\text{m}}^{\text{2}}}} \right)$
Diện tích hình tam giác AED là: $\frac{{55 \times 27}}{2} = 742,5\;\left( {{{\text{m}}^{\text{2}}}} \right)$
Diện tích mảnh đất ABCDE là: 1062,5 + 742,5 = 1805 (m2)
Đáp số: 1805 m2
Trả lời câu hỏi 3 trang 118 SGK Toán 4 Kết nối tri thức
Tính diện tích mảnh đất có hình dạng như hình bên, biết:
AD = 64 m;
AE = 72 m;
BE = 26 m;
GC = 30 m.
Diện tích hình thang ABGD = $\frac{{(BG + AD) \times AE}}{2}$
Diện tích tam giác vuông BGC = $\frac{{BG \times GC}}{2}$
Diện tích mảnh đất = Diện tích hình thang ABGD + Diện tích tam giác vuông BGC
Ta có EG = AD = 64 m
Độ dài đoạn BG là:
BE + EG = 26 + 64 = 90 (m)
Diện tích hình thang ABGD là:
$\frac{{(90 + 64) \times 72}}{2} = 5544$ (m2)
Diện tích tam giác vuông BGC là:
$\frac{{90 \times 30}}{2} = 1350$ (m2)
Diện tích mảnh đất là:
5544 + 1350 = 6894 (m2)
Đáp số: 6894 m2
Trả lời câu hỏi 4 trang 118 SGK Toán 4 Kết nối tri thức
Chọn câu trả lời đúng.
Diện tích phần màu xanh trong hình bên là:
A. 13,76 cm2
B. 114,24 cm2
C. 50,214 cm2
D. 136,96 cm2
- Diện tích hình vuông = cạnh x cạnh
- Diện tích hình tròn = 3,14 x bán kính x bán kính
- Diện tích phần màu xanh = diện tích hình vuông – diện tích hình tròn.
Diện tích hình vuông ABCD là: 8 x 8 = 64 (cm2)
Bán kính của hình tròn tâm O là: 8 : 2 = 4 (cm)
Diện tích hình tròn tâm O là: 4 x 4 x 3,14 = 50,24 (cm2)
Diện tích phần màu xanh trong hình bên là: 64 – 50,24 = 13,76 (cm2)
Chọn đáp án A
Trả lời câu hỏi 1 trang 118 SGK Toán 4 Kết nối tri thức
Số?
Cho hình vuông ABCD như hình bên và DE = EG = GH = HK = KC = 1,3 cm.
a) Diện tích hình thang ABCK là ....?.... cm2.
b) Diện tích hình tam giác AKD gấp ....?..... lần diện tích hình tam giác ADE.
Diện tích hình thang = [(đáy lớn + bé) x chiều cao] : 2
Diện tích hình tam giác = (độ dài đáy x chiều cao) : 2
a) Ta có ABCD là hình vuông nên AB = BC = 6,5 cm
Diện tích hình thang ABCK là: $\frac{{\left( {6,5 + 1,3} \right) \times 6,5}}{2} = 25,35\;$(cm2)
b) Diện tích tam giác AKD = $\frac{{AD \times DK}}{2}$
Diện tích tam giác ADE = $\frac{{AD \times DE}}{2}$
Mà DK gấp 4 lần DE
Vậy diện tích hình tam giác AKD gấp 4 lần diện tích hình tam giác ADE
Trả lời câu hỏi 2 trang 118 SGK Toán 4 Kết nối tri thức
Bạn Việt dùng đất sét để nặn hình tam giác, hình thang và hình tròn với kích thước như hình dưới đây. Hỏi hình nào có diện tích bé nhất, hình nào có diện tích lớn nhất?
Diện tích hình thang = [(đáy lớn + đáy bé) x chiều cao] : 2
Diện tích hình tam giác = (độ dài đáy x chiều cao) : 2
Diện tích hình tròn = bán kính x bán kính x 3,14
Diện tích hình thang là: $\frac{{\left( {6 + 3} \right) \times 4}}{2} = 18\;$(cm2)
Diện tích hình tam giác là: $\frac{{7 \times 7}}{2} = 24,5$ (cm2)
Diện tích hình tròn là: 5 x 5 x 3,14 = 78,5 (cm2)
Vậy hình thang có diện tích bé nhất và hình tròn có diện tích lớn nhất.
Trả lời câu hỏi 3 trang 118 SGK Toán 4 Kết nối tri thức
Tìm số thập phân thích hợp.
Một rô-bốt cắt được ba mảnh vải màu xanh, đỏ và vàng như hình dưới đây. Tổng diện tích ba mảnh vải đó là ? cm2.
Diện tích hình thang = [(đáy lớn + đáy bé) x chiều cao] : 2
Diện tích hình tròn = 3,14 x bán kính x bán kính x 3,14
Diện tích mảnh vải màu xanh = diện tích mảnh vải màu đỏ = diện tích hình thang – diện tích nửa hình tròn đường kính 3 dm.
Diện tích mảnh vải màu vàng = (độ dài đáy x chiều cao) : 2
Bán kính hình tròn là: 3 : 2 = 1,5 (dm)
Diện tích hình tròn bán kính 1,5 dm là: 1,5 x 1,5 x 3,14 = 7,065 (dm2)
Diện tích nửa hình tròn là: 7,065 : 2 = 3,5325 (dm2)
Diện tích hình thang là: $\frac{{\left( {6 + 4} \right) \times 3,5}}{2} = 17,5\;$(dm2)
Diện tích mỗi mảnh vải màu xanh, mảnh vải màu đỏ là: 17,5 – 3,5325 = 13,9675 (dm2)
Diện tích mảnh vải màu vàng là: $\frac{{1 \times 1}}{2} = 0,5$ (dm2)
Tổng diện tích ba mảnh vải là: 13,9675 + 13,9675 + 0,5 = 28,435 (dm2)
Trả lời câu hỏi 4 trang 118 SGK Toán 4 Kết nối tri thức
Đ, S?
Đường kính = bán kính x 2
Chu vi hình tròn = đường kính x 3,14
a) Đường kính hình tròn màu xanh là: a x 2
Đường kính hình tròn màu đỏ là: (a x 2) x 2 = a x 4
Vậy đường kính của hình tròn màu đỏ gấp 2 lần đường kính của hình tròn màu xanh. Đ
b) Chu vi hình tròn màu đỏ là: a x 2 x 3,14 = 6,28 x a
Chu vi hình tròn màu xanh là: a x 4 x 3,14 = 12,56 x a
Vậy chu vi của hình tròn màu đỏ gấp 2 lần chu vi của hình tròn màu xanh. Đ
Để học tốt môn Toán, chúng ta cần có sách giáo khoa, vở bài tập, bút chì, bút mực, thước kẻ, compa, máy tính cầm tay và giấy nháp.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Toán học, được ví như "ngôn ngữ của vũ trụ", không chỉ là môn học về số và hình học. Đó là lĩnh vực nghiên cứu trừu tượng về các cấu trúc, không gian và phép biến đổi, góp phần quan trọng vào việc giải mã các hiện tượng tự nhiên và phát triển công nghệ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK