Câu hỏi (trang 47, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Đọc trước bài thơ Đường về quê mẹ và tìm hiểu thêm thông tin về nhà thơ Đoàn Văn Cừ.
Tìm hiểu trước về nhà thơ Đoàn Văn Cừ.
- Đoàn Văn Cừ (1913 – 2004), quê ở thôn Đô Đò, xã Nam Lợi, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
- Gia đình: sinh ra trong một gia đình nông dân
- Ông còn có các bút danh khác là Kẻ Sĩ, Cư sĩ Nam Hà, Cư Sĩ Sông Ngọc và ngoài thơ cũng sáng tác văn xuôi.
- Thông tin về nhà thơ Đoàn Văn Cừ:
+ Nhà thơ Đoàn Văn Cừ (1913 - 2004) quê gốc ở xã Nam Lợi, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ông được bạn đọc biết đến từ những bài thơ viết về hội hè, đình đám, chợ tết nông thôn đăng trên báo Ngày nay của nhóm Tự lực văn đoàn. Ông vốn là một giáo viên tiểu học, hay làm thơ và đã từng có tập thơ Thôn ca in từ năm 1939.
+ Ông còn có các bút danh khác là Kẻ Sỹ, Cư sỹ Nam Hà, Cư Sỹ Sông Ngọc và ngoài thơ cũng sáng tác văn xuôi.
+ Từ năm 1948 đến 1952, ông phục vụ trong quân đội nhân dân Việt Nam.
+ Từ năm 1955, ông công tác ở Chi hội văn nghệ Liên khu II, sau đó công tác ở NXB Phổ thông. Đến tuổi nghỉ hưu ông về lại quê hương xã Trực Nội, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định vui với thú điền viên xưa cũ.
+ Ông viết không nhiều. Sau tập Thôn ca I (1939) ông có tập Thôn ca II (1960), NXB Văn học ấn hành. Năm 1979, Hội văn học nghệ thuật tỉnh Hà Nam Ninh cho in tập Dọc đường xuân tập hợp một số bài thơ của ông.
Câu 1 (trang 48, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Chú ý thời điểm và không gian khi mẹ đưa "tôi” về quê ngoại.
Đọc kĩ khổ 1
Mẹ đưa “tôi” về quê ngoại vào mùa xuân để gặp mặt họ hàng.
- Thời gian: mùa xuân
- Mục đích: gặp mặt họ hàng
Mẹ đưa “tôi” về quê ngoại vào mỗi mùa xuân để nhận họ hàng
Câu 2 (trang 48, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Ở các khổ 2, 4: Thiên nhiên và con người hiện lên như thế nào?
Đọc kĩ khổ 2, 4
- Khổ 2: Miêu tả những hình ảnh quen thuộc trên con đường mẹ dẫn "tôi” về quê với “những rặng cây đề, là con sông lượn ven đê, là cồn cỏ xanh, bãi tía, người làm đất trồng cây”.
- Khổ 4: Miêu tả cuộc sống nơi thôn quê, với đoàn người thu hoạch nông sản, cánh có trắng bay bà xóm chợ lều đầy lá bàng rơi.
→ Đây đều là những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam xưa.
- Thiên nhiên: những rặng cây đề; dòng sông trắng lượn ven đê; cồn xanh; bãi tía; cánh có trắng bay; xóm chợ lều đầy lá bàng rơi.
- Con người: người xới cà, ngô; thúng cắp bên hông, nón đội đầu; Khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu; Mắt sáng, môi hồng, má đỏ au
Nhân vật trữ tình “tôi” nhớ lại những hình ảnh gắn với làng quê đó: rạng đề, dòng sông uốn lượn ven đê, cồn xanh, bãi tía, đường làng, trời xanh, phơi xác lá bàng và cả những người xới cà, ngô bộn bề, đoàn người gánh khoai làng. Qua đó, ta thấy được thiên nhiên và con người hiện lên đầy vẻ mộc mạc, giản dị đến lạ nhưng cũng đầy thân thương, yên bình của một làng quê, mà khiến cho ai đi đâu cũng nhớ về.
- Khổ 2: Miêu tả những hình ảnh quen thuộc trên con đường mẹ dẫn "tôi” về quê: những rặng cây đề, là con sông lượn ven đê, là cồn cỏ xanh, bãi tía, người làm đất trồng cây.
- Khổ 4: Miêu tả cuộc sống nơi thôn quê, với đoàn người thu hoạch nông sản, cánh có trắng bay bà xóm chợ lều đầy lá bàng rơi.
→ Đó đều là những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam xưa. Những khung cảnh, bình dị, gần gũi.
Câu 3 (trang 49, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Em hiểu nghĩa của từ ngữ "mang đi” trong dòng 20 là gì?
Chú ý dòng 20 để trả lời
Từ "mang đi” mang ý nghĩa trôi chảy của thời gian
Có thể hiểu từ ngữ “mang đi” là che mất.
Em hiểu nghĩa của từ ngữ "mang đi” trong dòng 20 là: thanh xuân người con gái mẹ theo thời gian bị tàn phai.
Câu 4 (trang 49, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Xác định thể thơ, vần và nhịp của bài thơ.
Dựa vào kiến thức đã học về thơ tự do để trả lời câu hỏi.
- Thể thơ thất ngôn
- Vần: Khổ thơ bốn câu ba vần, nhà thơ sử dụng vần ân: xuân, gần, thân tạo cho người đọc cảm giác rân rân, gần gần, phân thân, bần thần…như một tiếng chuông ngân dài mãi nỗi phân vân “U tôi” ngày ấy.
- Nhịp thơ linh hoạt: 3/2/2, 2/2/3, 4/3.
- Thể thơ: thơ bảy chữ.
- Vần được gieo trong bài thơ: vần chân (ngần – thân, đê – bề, vàng – bàng, đầu – nâu, đồng – hồng, quen – quên).
- Nhịp thơ: 4/3.
Câu 1 (trang 49, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Bài thơ là lời của ai? Nêu ấn tượng chung của em về tác phẩm.
Đọc kỹ thông tin trong SGK, trả lời câu hỏi.
- Bài thơ là của người con - cũng chính là tác giả Đoàn Văn Cừ.
- Ấn tượng chung về tác phẩm: tái hiện những kí ức đẹp đẽ về khung cảnh thiên nhiên, con người khi về quê.
Câu 2 (trang 49, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Hãy chỉ ra bố cục của bài thơ và đặt tên cho từng phần.
Đọc kĩ văn bản và chia bố cục
Khổ đầu: hoàn cảnh và lí do "tôi” được về thăm mẹ
5 khổ còn lại: khung cảnh và hình ảnh người mẹ trên con đường về quê trong kí ức của "tôi”
Khổ 1: Miêu tả về không gian và thời gian trở về quê ngoại
Khổ 2: Tả khái quát toàn cảnh quê hương
Khổ 3: Miêu tả về người mẹ khi xưa
Khổ 4: Khung cảnh trên đường về quê ngoại
Khổ 5: Hình ảnh người mẹ
Khổ 6: Lời khen của những người cùng quê dành cho mẹ
- Bố cục bài thơ: gồm 6 khổ thơ.
+ Khổ 1: không gian và thời gian khi “tôi” về quê.
+ Khổ 2, 4: bức tranh thiên nhiên và con người nơi làng quê.
+ Khổ 3, 5: hình ảnh người mẹ trên con đường về quê.
+ Khổ 6: những tâm tư, tình cảm của tác giả về nơi cội nguồn.
Câu 3 (trang 49, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Liệt kê các hình ảnh, chi tiết về thiên nhiên và con người trong bài thơ. Qua đó, hãy nêu nhận xét của em về màu sắc, đường nét của bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của con người được thể hiện trong tác phẩm.
Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi.
- Các hình ảnh, chi tiết về thiên nhiên và con người trong bài thơ:
+ Về thiên nhiên: rặng đề, dòng sông, cồn xanh, bãi mía, xóm chợ, trời xanh, cò trắng.
+ Về con người: người lao động hăng say làm việc, trang phục, tính cách của người mẹ.
- Bài thơ là đã vẽ lên một bức tranh tả thực, sống động tái hiện lại cảnh làng quê Việt Nam xưa. Bức tranh ấy bình dị, gần gũi với những hình ảnh thân thuộc. Bài thơ còn là sự nhớ nhung, biết ơn của nhà thơ với quá khứ.
Các hình ảnh, chi tiết |
|
Về thiên nhiên |
rặng đề, dòng sông, cồn xanh, bãi mía, xóm chợ, trời xanh, cò trắng |
Về con người |
người lao động hăng say làm việc, trang phục, tính cách của người mẹ |
Nhận xét |
Một bức tranh tả thực, sống động tái hiện lại cảnh làng quê Việt Nam xưa. Bức tranh ấy bình dị, gần gũi với những hình ảnh thân thuộc. Bài thơ còn là sự nhớ nhung, biết ơn của nhà thơ với quá khứ. |
- Những hình ảnh, chi tiết về thiên nhiên và con người trong bài thơ: rạng đề, dòng sông uốn lượn ven đê, cồn xanh, bãi tía, đường làng, trời xanh, phơi xác lá bàng và cả những người xới cà, ngô bộn bề, đoàn người gánh khoai làng.
- Nhận xét: ta thấy được những dòng hoài niệm của người con về những lần cùng mẹ về quê ngoại. Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân thật đẹp với những rặng đề, dòng sông trắng, bãi tía, cồn xanh,... Cảnh vật vừa sinh động, tràn đầy sức sống, hiện lên như một bức tranh thôn quê với những màu sắc và đường nét được phối hài hòa. Con người nơi đây đang rộn ràng trong khung cảnh lao động quen thuộc: Người xới cà, ngô rộn cánh đồng. Khung cảnh đầy bình yên và ấm áp. Qua những cảm nhận của người con, quê ngoại là cả một vùng kí ức êm đềm và thơ mộng.
- Các hình ảnh, chi tiết về thiên nhiên và con người trong bài thơ:
+ Chi tiết về thiên nhiên: rặng đề, dòng sông, cồn xanh, bãi mía, xóm chợ, trời xanh, cò trắng.
+ Chi tiết về con người: người lao động hăng say làm việc, trang phục, tính cách của người mẹ.
- Bài thơ là một bức tranh tả thực, sống động tái hiện lại cảnh làng quê Việt Nam xưa. Nó đẹp một cách bình dị, gần gũi, thân thương. Khung cảnh về làng quê, con người ấy rực rỡ, nhộn nhịp nhưng ta vẫn thấy đâu đó trong các câu thơ vẫn ẩn chứa những nỗi buồn man mac, sự cô đơn của tác giả. Đồng thời bài thơ cũng thể hiện nỗi lòng biết ơn quá khứ, biết ơn người mẹ của tác giả.
Câu 4 (trang 49, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Bài thơ đã diễn tả được tâm trạng và tình cảm gì của nhà thơ?
Đọc bài thơ và trả lời.
Qua bài thơ, tác giả đã ngầm thể hiện sự biết ơn quá khứ, biết ơn người mẹ.
Bài thơ đã diễn tả được tâm trạng vui mừng, háo hức của nhà thơ mỗi lần cùng mẹ về quê ngoại. Qua đó, ta thấy được tình cảm gắn bó của tác giả đối với quê hương, và sự yêu mến, niềm tự hào của người con về vẻ xinh đẹp, đằm thắm của người mẹ.
Câu 5 (trang 49, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Em thích nhất hình ảnh, chi tiết nào trong bài thơ? Hãy tưởng tượng và miêu tả bằng lời hoặc vẽ lại bức tranh thể hiện hình ảnh, chi tiết đó.
Trả lời theo trải nghiệm của bản thân về bài thơ.
Em thích nhất hình ảnh người mẹ trong bài thơ. Người mẹ được hiện lên qua bài thơ thật đẹp nhưng cũng thật bình dị, gần gũi. Đó là hình ảnh người phụ nữ xưa với vẻ đẹp truyền thống. Qua lời thơ hình ảnh ấy lại càng hiện lên rõ nét, người mẹ đẹp cái đẹp của làng quê gắn với hình ảnh cô thôn nữ như tác giả so sánh.
Em thích nhất hình ảnh người mẹ - một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết. Hình ảnh về người mẹ với khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu, mắt sáng, môi hồng, má đỏ,... vẫn in đậm trong tâm trí con, có lẽ bởi người mẹ xinh đẹp và đằm thằm nên khiến người con phải thốt lên ngỡ ngàng: Trông u chẳng khác thời con gái.
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK