Câu 1. Châu lục nào có số lượng người nhập cư lớn nhất đến Bắc Mỹ trong giai đoạn 1530 – 1914?
A. Châu Âu.
B. Châu Phi.
C. Châu Á.
D. Châu Đại Dương.
Đáp án đúng là: A
Câu 2. Các dòng nhập cư đã mang lại thuận lợi nào sau đây cho Bắc Mỹ?
A. Nguồn lao động dự trữ lớn.
B. Tạo ra nhiều việc làm cho xã hội.
C. Giảm chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng.
D. Giảm thiểu tình trạng thiếu lao động.
Đáp án đúng là: D
Câu 3. Nguyên nhân cơ bản của sự bất đồng trong văn hoá và sự phân biệt chủng tộc ở Bắc Mỹ là do
A. phát triển kinh tế không đồng đều.
B. các dòng nhập cư.
C. thiểu việc làm.
D. không đồng nhất về lối sống.
Đáp án đúng là: B
Câu 4. Các thành phố mới ở phía nam Hoa Kỳ đang mở rộng nhanh là do sự phát triển của
A. nông nghiệp.
B. công nghiệp khai thác
C. công nghiệp kỹ thuật cao.
D. du lịch.
Đáp án đúng là: C
Câu 5. Một số thành phố ở Bắc Mỹ xảy ra tình trạng tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường là do
A. mật độ dân số quá đông.
B. không được mở rộng diện tích.
C. người nhập cư đến ngày càng nhiều.
D. quá trình đô thị hoá nhanh.
Đáp án đúng là: D
Câu 6. Quan sát hình sau
a) Hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Số dân |
Tên đô thị |
Từ 10 triệu người trở lên |
|
Từ 5 đến dưới 10 triệu người |
b) Hãy nhận xét về sự phân bố các đô thị ở Bắc Mỹ
c) Hãy cho biết nguyên nhân và hậu quả của sự phân bổ các đô thị ở Bắc Mỹ.
Yêu cầu a)
Số dân |
Tên đô thị |
Từ 10 triệu người trở lên |
Niu Y-ooc; Lốt An-giơ-lét |
Từ 5 đến dưới 10 triệu người |
Phi-la-đen-phi-a; Oa-sinh-tơn; Át-lan-ta; Mi-a-mi; Tô-rôn-tô; Si-ca-gô; Đa-lát; Hiu-xtơn. |
Yêu cầu b)
- Phần lớn xá đô thị của Bắc Mỹ phân bố ở vùng Hồ Lớn, ven Đại Tây Dương (phía đông Bắc Mỹ), duyên hải Thái Bình Dương và phía nam Hoa Kỳ.
- Sâu trong nội địa và phần phía Tây của Bắc Mỹ, mạng lưới đô thị thưa thớt, các đô thị có quy mô nhỏ.
Yêu cầu c)
- Nguyên nhân:
+ Vùng Hồ Lớn có lịch sử khai thác lâu đời và điều kiện tự nhiên thuận lợi.
+ Ngược lại, vào sâu trong nội địa và phần phía tây của Bắc Mỹ có địa hình chủ yếu là núi, cao nguyên, sơn nguyên, đặc biệt là hệ thống Coóc-đi-e gây khó khăn cho phát triển kinh tế.
- Hậu quả: Việc tập trung nhiều đô thị gây sức ép đến vấn đề việc làm, phúc lợi xã hội, giao thông vận tải, ô nhiễm môi trường,...
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK