Trang chủ Lớp 7 SBT Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều Chủ đề 2. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Bài 3. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trang 9, 10, 11 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều: Những phát biểu nào trong các phát biểu dưới đây là đúng?...

Bài 3. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trang 9, 10, 11 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều: Những phát biểu nào trong các phát biểu dưới đây là đúng?...

Hướng dẫn trả lời Câu hỏi trang 9: 31., 3.2; Câu hỏi trang 10: 3.3, 3.4, 3.5; Câu hỏi trang 11: 3.6, 3.7, 3.8; Câu hỏi trang 12: 3.9, 3.10, 3.11, 3.12 bài 3. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trang 9, 10, 11 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều. Thông tin trên ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn cho biết: Những phát biểu nào trong các phát biểu dưới đây là đúng? a) Khối lượng của một nguyên tử bằng tổng số proton trong nguyên tử đó...

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 9 31.

Thông tin trên ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn cho biết:

A. số hiệu nguyên tử, kí hiệu hoá học, tên nguyên tố và số lớp electron của nguyên tố đó.

B. số hiệu nguyên tử, kí hiệu hoá học, tên nguyên tố và số electron lớp ngoài cùng của nguyên tố đó.

C. số hiệu nguyên tử, kí hiệu hoá học, tên nguyên tố và khối lượng nguyên tử của nguyên tố đó.

D. số hiệu nguyên tử, kí hiệu hoá học, tên nguyên tố và số điện tích hạt nhân của nguyên tố đó.

Hướng dẫn giải :

image

Lời giải chi tiết :

Thông tin trên ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn cho biết: số hiệu nguyên tử, kí hiệu hoá học, tên nguyên tố và khối lượng nguyên tử của nguyên tố đó.

-> Chọn C.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 9 3.2

Ghép mỗi nội dung ở cột A với nội dung ở cột B để tạo thành phát biểu đúng.

Cột A

Cột B

1. Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố bằng

a) số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố nguyên tử của thuộc chu kì đó.

2. Số thứ tự của chu kì bằng

b) tính chất hoá học tương tự nhau và được xếp thành cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

3. Số thứ tự nhóm A bằng

c) số điện tích của hạt nhân nguyên tử.

4.Mỗi chu kì bao gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có

d) số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố thuộc nhóm đó.

5. Mỗi nhóm bao gồm các nguyên tố có

e) số electron trong nguyên tử.

g) cùng số lớp electron và được xếp thành hàng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân

h) số proton trong nguyên tử.

Hướng dẫn giải :

* Ô nguyên tố:

- Mỗi nguyên tố hóa học được sắp xếp vào một ô của bảng tuần hoàn, gọi là ô nguyên tố.

- Ô nguyên tố cho biết: kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, số hiệu nguyên tử và khối lượng nguyên tử của nguyên tố đó.

- Số hiệu nguyên tử = Số đơn vị điện tích hạt nhân (số proton trong hạt nhân) = Số electron trong nguyên tử.

- Số hiệu nguyên tử là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

* Nhóm là tập hợp các nguyên tố hóa học theo cột dọc, có tính chất hóa học tương tự nhau và sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

- Trong cùng một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới, điện tích hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố tăng dần.

- Số thứ tự của nhóm A bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm đó.

* Chu kì

- Các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron trong nguyên tử được sắp xếp vào cùng một hàng ngang trong bảng tuần hoàn gọi là chu kì.

+ Hiện bảng tuần hoàn có 7 chu kì, đánh số từ 1 đến 7.

+ Chu kì 1, 2, 3 gọi là chu kì nhỏ.

+ Chu kì 4, 5, 6 gọi là chu kì lớn.

+ Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó.

Lời giải chi tiết :

- Số hiệu nguyên tử = Số đơn vị điện tích hạt nhân (số proton trong hạt nhân) = Số electron trong nguyên tử.

→ 1. c, e, h.

- Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó.

→ 2. a.

- Số thứ tự của nhóm A bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm đó.

→ 3. d.

- Các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron trong nguyên tử được sắp xếp vào cùng một hàng ngang trong bảng tuần hoàn gọi là chu kì.

→ 4. g.

- Nhóm là tập hợp các nguyên tố hóa học theo cột dọc, có tính chất hóa học tương tự nhau và sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

→ 5. b.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 10 3.3

Điền các thông tin còn thiếu vào các ô trống trong bảng dưới đây:

Số thứ tự ô nguyên tố

Tên nguyên tố

Kí hiệu hóa học

Số proton

Số electron

Chu kì

Nhóm

8

18

13

19

2

VIIA

3

IIA

Phosphorus

P

Silicon

Si

Hướng dẫn giải :

* Ô nguyên tố:

- Số hiệu nguyên tử = Số đơn vị điện tích hạt nhân (số proton trong hạt nhân) = Số electron trong nguyên tử.

- Số hiệu nguyên tử là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

image

* Nhóm là tập hợp các nguyên tố hóa học theo cột dọc, có tính chất hóa học tương tự nhau và sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

* Chu kì

- Các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron trong nguyên tử được sắp xếp vào cùng một hàng ngang trong bảng tuần hoàn gọi là chu kì.

image

Lời giải chi tiết :

Số thứ tự ô nguyên tố

Tên nguyên tố

Kí hiệu hóa học

Số proton

Số electron

Chu kì

Nhóm

8

Oxygen

O

8

8

2

VIA

18

Argon

Ar

18

18

3

VIIIA

13

Aluminium

Al

13

13

3

IIIA

19

Potassium

K

19

19

4

IA

9

Fluorine

F

9

9

2

VIIA

12

Magnesium

Mg

12

12

3

IIA

15

Phosphorus

P

15

15

3

VA

14

Silicon

Si

14

14

3

IVA


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 10 3.4

Những phát biểu nào trong các phát biểu dưới đây là đúng?

a) Khối lượng của một nguyên tử bằng tổng số proton trong nguyên tử đó.

b) Tất cả nguyên tử của các nguyên tố nhóm VA đều có 5 electron ở lớp ngoài cùng.

c) Tất cả nguyên tử của các nguyên tố ở chu kì II đều có 2 electron ở lớp ngoài cùng.

d) Trong nguyên tử, các electron được xếp theo từng lớp. Các electron được sắp xếp lần lượt vào các lớp theo chiều từ gần hạt nhân ra ngoài. Mỗi lớp electron có một số electron nhất định.

e) Số thứ tự của nhóm bằng số lớp electron trong nguyên tử các nguyên tố thuộc nhóm đó.

g) Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử của các nguyên tố

thuộc chu kì đó.

Hướng dẫn giải :

- KLNT (Khối lượng nguyên tử) = số proton x 1 + số neutron x 1 (amu)

- Nhóm là tập hợp các nguyên tố hóa học theo cột dọc, có tính chất hóa học tương tự nhau và sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

Trong cùng một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới, điện tích hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố tăng dần.

Số thứ tự của nhóm A bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm đó.

- Chu kì

Các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron trong nguyên tử được sắp xếp vào cùng một hàng ngang trong bảng tuần hoàn gọi là chu kì.

Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó.

Lời giải chi tiết :

- Phát biểu a sai vì khối lượng của một nguyên tử bằng tổng số proton và số neutron trong hạt nhân nguyên tử đó.

- Phát biểu b đúng vì số thứ tự của nhóm A bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm đó. Do đó các nguyên tố nhóm VA có 5 electron lớp ngoài cùng.

- Phát biểu c sai vì chu kì được kí hiệu bằng chữ số thập phân, không kí hiệu số thứ tự chu kì bằng chữ số La Mã.

- Phát biểu d đúng, các electron được xếp theo từng lớp. Các electron được sắp xếp lần lượt vào các lớp theo chiều từ gần hạt nhân ra ngoài. Mỗi lớp electron có một số electron nhất định như:

+ Lớp electron gần nhất (lớp thứ nhất) có tối đa 2 electron.

+ Lớp thứ hai có tối đa 8 electron.

- Phát biểu e sai vì số thứ tự nhóm A bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố.

- Phát biểu g đúng, số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 10 3.5

Cho biết các nguyên tử của nguyên tố M có 3 lớp electron và có 1 electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tố M có vị trí trong bảng tuần hoàn như sau:

A. ô số 9, chu kì 3, nhóm IA.

B. ô số 10, chu kì 2, nhóm IA.

C. ô số 12, chu kì 3, nhóm IA.

D. ô số 11, chu kì 3, nhóm IA.

Hướng dẫn giải :

- Số hiệu nguyên tử = Số đơn vị điện tích hạt nhân (số proton trong hạt nhân) = Số electron trong nguyên tử.

Số hiệu nguyên tử là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

- Nhóm là tập hợp các nguyên tố hóa học theo cột dọc, có tính chất hóa học tương tự nhau và sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

Trong cùng một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới, điện tích hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố tăng dần.

Số thứ tự của nhóm A bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm đó.

- Chu kì

Các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron trong nguyên tử được sắp xếp vào cùng một hàng ngang trong bảng tuần hoàn gọi là chu kì.

Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó.

Lời giải chi tiết :

- Nguyên tố M có 3 lớp electron ð M ở chu kì 3.

- Nguyên tố M có 1 electron ở lớp ngoài cùng (1 electron ở lớp thứ 3) ð M ở nhóm IA.

- Các electron trong nguyên tử của nguyên tố M được sắp xếp như sau:

+ Lớp thứ nhất có 2 elctron.

+ Lớp thứ hai có 8 electron.

+ Lớp thứ ba có 1 electron.

->Tổng số electron của M là 8 + 2 + 1 = 11 ð M ở ô thứ 11.

-> Chọn D.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 11 3.6

Cho biết một nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là +17. Hãy chọn câu đúng trong các câu sau.

A. Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm VIIA; là phi kim, có 17 proton, 7 electron.

B. Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm VIIA; là phi kim, có 17 proton, 17 electron.

C. Nguyên tố X ở chu kì 2, nhóm VIIA; là kim loại, có 17 proton, 17 electron.

D. Nguyên tố Xở chu kì 2, nhóm VIIA; là phi kim, có 17 proton, 7 electron.

Hướng dẫn giải :

- Số hiệu nguyên tử = Số đơn vị điện tích hạt nhân (số proton trong hạt nhân) = Số electron trong nguyên tử.

Số hiệu nguyên tử là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

- Nhóm là tập hợp các nguyên tố hóa học theo cột dọc, có tính chất hóa học tương tự nhau và sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

Trong cùng một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới, điện tích hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố tăng dần.

Số thứ tự của nhóm A bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm đó.

- Chu kì

Các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron trong nguyên tử được sắp xếp vào cùng một hàng ngang trong bảng tuần hoàn gọi là chu kì.

Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó.

* Sự phân bố của các nguyên tố kim loại, phi kim, khí hiếm trong bảng tuần hoàn

- Kim loại nhóm A

  • Nhóm IA (trừ hydrogen): Kim loại kiềm.
  • Nhóm IIA: Kim loại kiềm thổ.
  • Nhóm IIIA (trừ nguyên tố boron).

- Kim loại nhóm B: tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại.

- Các nguyên tố phi kim gồm:

+ Nguyên tố hydrogen ở nhóm IA.

+ Một số nguyên tố nhóm IIIA và IVA.

+ Hầu hết các nguyên tố thuộc nhóm VA, VIA, VIIA (nhóm halogen).

- Khí hiếm: Nguyên tố khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA trong bảng tuần hoàn.

Lời giải chi tiết :

X có điện tích hạt nhân là +17. ð X có 17 electron và 17 proton.

→ X ở ô số 17, chu kì 3, nhóm VIIA.

→ X là phi kim.

→ Chọn B.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 11 3.7

Quan sát mô hình cấu tạo của bốn nguyên tử thuộc bốn nguyên tố có kí hiệu lần lượt là A1, A2, A3, A4 dưới đây:

image

Điền các thông tin còn thiếu vào bảng sau đây

Nguyên tử nguyên tố

A1

A2

A3

A4

Số lớp electron

Số electron lớp ngoài cùng

Số hiệu nguyên tử

Số proton

Hướng dẫn giải :

Số hiệu nguyên tử = Số đơn vị điện tích hạt nhân (số proton trong hạt nhân) = Số electron trong nguyên tử.

image

Lời giải chi tiết :

Nguyên tử nguyên tố

A1

A2

A3

A4

Số lớp electron

3

3

2

3

Số electron lớp ngoài cùng

2

8

6

7

Số hiệu nguyên tử

12

18

8

17

Số proton

12

18

8

17


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 11 3.8

Quan sát bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và cho biết:

a) Một số thông tin (ô nguyên tố, chu kì, nhóm, là nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm) của những nguyên tố có số thứ tự lần lượt là 6, 9 và 19.

b) Vì sao các nguyên tố Li, Na và K được xếp vào cùng một cột/ nhóm? Giải thích tương tự với các nguyên tố O, S và Se.

c) Vì sao các nguyên tố B, C, N, O và F được xếp vào cùng một hàng/ chu kì? Giải thích tương tự với các nguyên tố Na, Mg và Al.

d) Vì sao các nguyên tố He, Ne và Ar được xếp vào cùng một cột/ nhóm?

Hướng dẫn giải :

- Số hiệu nguyên tử = Số đơn vị điện tích hạt nhân (số proton trong hạt nhân) = Số electron trong nguyên tử.

Số hiệu nguyên tử là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

- Nhóm là tập hợp các nguyên tố hóa học theo cột dọc, có tính chất hóa học tương tự nhau và sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

Trong cùng một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới, điện tích hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố tăng dần.

Số thứ tự của nhóm A bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm đó.

- Chu kì

Các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron trong nguyên tử được sắp xếp vào cùng một hàng ngang trong bảng tuần hoàn gọi là chu kì.

Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó.

Lời giải chi tiết :

a) - Ô số 6:

+ Ô nguyên tố: 6.

+ Chu kì: 2.

+ Nhóm: IVA.

+ Nguyên tố phi kim.

- Ô số 9:

+ Ô nguyên tố: 9.

+ Chu kì: 2.

+ Nhóm: VIIA.

+ Nguyên tố phi kim.

- Ô số 19:

+ Ô nguyên tố: 19.

+ Chu kì: 3.

+ Nhóm: VA.

+ Nguyên tố kim loại.

b) Các nguyên tố Li, Na, K có 1 electron lớp ngoài cùng nên được xếp vào cùng một nhóm IA.

Các nguyên tố O, S, Se có 6 electron lớp ngoài cùng nên được xếp vào cùng một nhóm VIA.

c) Các nguyên tố B, C, N, O và F được xếp vào cùng một hàng/ chu kì vì chúng đều có 2 lớp electron.

Các nguyên tố Na, Mg và Al được xếp vào cùng một hàng/ chu kì vì chúng đều có 3 lớp electron.

d) – Nguyên tố He có 2 electron lớp ngoài, đã đạt số electron tối đa ở lớp thứ nhất.

- Nguyên tố Ne và Ar có 8 electron lớp ngoài cùng, đã đạt được số electron tối đa ở lớp ngoài cùng.

→ Các nguyên tố He, Ne và Ar đều có lớp electron ngoài cùng bền vững nên chúng được xếp vào cùng một nhóm VIIIA.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 12 3.9

Biết một nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là +8. Hãy dự đoán vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn. Cho biết tên của nguyên tố đó. X là nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm? Em hãy nêu những hiểu biết khác của mình về nguyên tố X.

Hướng dẫn giải :

* Ô nguyên tố:

- Số hiệu nguyên tử = Số đơn vị điện tích hạt nhân (số proton trong hạt nhân) = Số electron trong nguyên tử.

- Số hiệu nguyên tử là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

image

* Nhóm là tập hợp các nguyên tố hóa học theo cột dọc, có tính chất hóa học tương tự nhau và sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

* Chu kì

- Các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron trong nguyên tử được sắp xếp vào cùng một hàng ngang trong bảng tuần hoàn gọi là chu kì.

image

Lời giải chi tiết :

X có điện tích hạt nhân là +8.

→ X ở ô thứ 8, nhóm VIA, chu kì 2.

→X là oxygen (O), là nguyên tố phi kim.

Oxygen là nguyên tố phổ biến nhất theo khối lượng trong vỏ Trái Đất (49% khối lượng vỏ Trái Đất). Oxygen là nguyên tố của sự sống, con người và thực vật đều cần oxygen trong quá trình hô hấp. Ngoài ra khí oxygen là chất khí dùng để duy trì sự cháy.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 12 3.10

Phosphorus là một trong những thành phần hoá học cấu tạo nên tế bào, được tìm thấy trong chất di truyền, màng tế bào,... có vai trò quan trọng trong các hoạt động sống của tế bào như di truyền, hấp thu dinh dưỡng... Cùng với calcium, phosphorus có vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc xương.

a) Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy trình bày các đặc điểm của nguyên tố phosphorus (ô nguyên tố, chu kì, nhóm, số hiệu nguyên tử, khối lượng nguyên tử, số proton, điện tích hạt nhân).

b) Đọc thông tin ở trên và giải thích vì sao người ta nói “phosphorus là nguyên tố thiết yếu cho cơ thể sống”.

Hướng dẫn giải :

* Ô nguyên tố:

- Số hiệu nguyên tử = Số đơn vị điện tích hạt nhân (số proton trong hạt nhân) = Số electron trong nguyên tử.

- Số hiệu nguyên tử là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

image

* Nhóm là tập hợp các nguyên tố hóa học theo cột dọc, có tính chất hóa học tương tự nhau và sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

* Chu kì

- Các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron trong nguyên tử được sắp xếp vào cùng một hàng ngang trong bảng tuần hoàn gọi là chu kì.

image

Lời giải chi tiết :

a) Phosphorus ở ô nguyên tố 15, chu kì 3, nhóm VA.

Số hiệu nguyên tử = số proton = 15.

Điện tích hạt nhân = +15

Khối lượng nguyên tử = 31 amu.

b) “Phosphorus là nguyên tố thiết yếu cho cơ thể sống” vì vai trò của Phosphorus rất quan trọng với cơ thể sống như:

+ Một trong những thành phần hoá học cấu tạo nên tế bào, được tìm thấy trong chất di truyền, màng tế bào,...

+ Có vai trò quan trọng trong các hoạt động sống của tế bào như di truyền, hấp thu dinh dưỡng...hình thành cấu trúc xương.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 12 3.11

Nguyên tố silicon nằm ở ô số 14 trong bảng tuần hoàn. Trong lớp vỏ Trái Đất, silicon là nguyên tố phổ biến thứ hai sau oxygen, chiếm khoảng 29,5% khối lượng. Trong tự nhiên không có silicon ở trạng thái tự do mà chỉ gặp ở dạng hợp chất như silicon dioxide trong cát hay các muối silicate trong các khoáng vật như cao lanh, thạch anh, đá sa thạch,... Silicon có nhiều ứng dụng trong thực tiễn Silicon siêu tinh khiết là chất bán dẫn, được dùng trong kỹ thuật vô tuyến và điện tử để chế tạo các tế bào quang điện, bộ khuếch đại, bộ chỉnh lưu, pin mặt trời,... Silicon dioxide và các muối silicate được sử dụng rộng rãi trong các vật liệu xây dựng như đất sét, bê tông, cát và xi măng.

Nguyên tố này đóng vai trò quan trọng để tạo ra nơ-ron và mô cơ thể, cũng như tham gia vào quá trình tổng hợp vitamin B1 và thiamine ở người.

a) Hãy cho biết các thông tin về nguyên tố silicon trong bảng tuần hoàn.

b) Đọc thông tin ở trên, cho biết vai trò và ứng dụng cơ bản của nguyên tố silicon trong thực tiễn.

Hướng dẫn giải :

* Ô nguyên tố:

- Số hiệu nguyên tử = Số đơn vị điện tích hạt nhân (số proton trong hạt nhân) = Số electron trong nguyên tử.

- Số hiệu nguyên tử là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

image

* Nhóm là tập hợp các nguyên tố hóa học theo cột dọc, có tính chất hóa học tương tự nhau và sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

* Chu kì

- Các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron trong nguyên tử được sắp xếp vào cùng một hàng ngang trong bảng tuần hoàn gọi là chu kì.

image

Lời giải chi tiết :

a) Nguyên tố silicon nằm ở ô số 14, nhóm IVA, chu kì 3 trong bảng tuần hoàn.

Số hiệu nguyên tử = số proton = 14.

Điện tích hạt nhân = +14

Khối lượng nguyên tử = 28 amu.

b) – Vai trò của silicon:

+ Tạo ra nơ-ron và mô cơ thể.

+ Tham gia vào quá trình tổng hợp vitamin B1 và thiamine ở người.

- Ứng dụng:

+ Silicon siêu tinh khiết là chất bán dẫn, dùng trong kỹ thuật vô tuyến và điện tử để chế tạo các tế bào quang điện, bộ khuếch đại, bộ chỉnh lưu, pin mặt trời,...

+ Silicon dioxide và các muối silicate sử dụng trong các vật liệu xây dựng như đất sét, bê tông, cát và xi măng.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 12 3.12

Em hãy lựa chọn hai nguyên tố bất kì trong bảng tuần hoàn, tìm hiểu và cho biết các thông tin cơ bản sau:

a) Tên nguyên tố, kí hiệu hoá học, số hiệu nguyên tử, khối lượng nguyên tử, nguyên tố đó là kim loại, phi kim hay khí hiếm.

b) Hãy nêu ứng dụng của từng nguyên tố đó (ít nhất hai ứng dụng).

c) Lịch sử phát hiện ra hai nguyên tố đó.

Hướng dẫn giải :

* Ô nguyên tố:

- Số hiệu nguyên tử = Số đơn vị điện tích hạt nhân (số proton trong hạt nhân) = Số electron trong nguyên tử.

- Số hiệu nguyên tử là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

image

* Nhóm là tập hợp các nguyên tố hóa học theo cột dọc, có tính chất hóa học tương tự nhau và sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

* Chu kì

- Các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron trong nguyên tử được sắp xếp vào cùng một hàng ngang trong bảng tuần hoàn gọi là chu kì.

image

Lời giải chi tiết :

a)

Nguyên tố calcium

+ Số thứ tự của ô: 20.

+ Kí hiệu nguyên tố: Ca.

+ Tên nguyên tố: calcium.

+ Khối lượng nguyên tử: 40 amu.

+ Calcium thuộc nhóm IIA – nhóm kim loại kiềm thổ.

Nguyên tố nitrogen

+ Số thứ tự của ô: 7.

+ Kí hiệu nguyên tố: N.

+ Tên nguyên tố: nitrogen.

+ Khối lượng nguyên tử: 14 amu.

+ Là nguyên tố phi kim.

b) - Calcium là nguyên tố rất cần thiết cho cơ thể vì:

+ calcium giúp xương chắc khỏe.

+ phòng ngừa bệnh loãng xương.

+ phát triển chiều cao.

+ là chất cần thiết trong hoạt động của tim,…

Ngoài ra, calcium còn được sử dụng trong sản xuất xi măng hay vữa xây sử dụng rộng rãi trong xây dựng.

- Ứng dụng của nitrogen:

+ Sản xuất linh kiện bán dẫn.

+ Bảo quản tinh trùng, máu, chế phẩm sinh học,…

c) - Lịch sử phát hiện ra calcium: Calcium đã được biết từ rất sớm vào thế kỷ I khi người La Mã cổ đại điều chế vôi ở dạng Calcium oxide. Văn liệu năm 975 ghi nhận rằng Calcium sulfate là chất hữu ích trong việc hình thành xương. Đến năm 1808 ở Anh khi Sir Humphry Davy điện phân một hỗn hợp gồm vôi và thủy ngân oxide thì tách riêng được calcium.

- Lịch sử phát hiện ra nitrogen: Daniel Rutherford phát hiện năm 1772, ông gọi nitrogen là không khí độc hại hay không khí cố định. Nitrogen không hỗ trợ sự cháy, được các nhà hóa học biết đến vào cuối thế kỷ XVIII. Khí nitrogen trơ đến mức Antoine Lavoisier coi nó như là azote vào năm 1789, thuật ngữ này đã trở thành tên gọi trong tiếng Pháp để chỉ "nitrogen” và sau đó đã lan rộng sang nhiều thứ tiếng khác. Năm 1790, Jean Antoine Chaptal đặt ra tên gọi nitrogen để chỉ khí nitrogen.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK