Trang chủ Lớp 7 SBT Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều Chủ đề 2. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Vì sao các nguyên tố Li, Na và K được xếp vào cùng một cột/ nhóm? Giải thích tương tự với các nguyên tố O, S và Se...

Vì sao các nguyên tố Li, Na và K được xếp vào cùng một cột/ nhóm? Giải thích tương tự với các nguyên tố O, S và Se...

Số hiệu nguyên tử = Số đơn vị điện tích hạt nhân (số proton trong hạt nhân) = Số electron Phân tích, đưa ra lời giải Câu hỏi trang 11 3.8 - Bài 3. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - SBT Khoa học tự nhiên (KHTN) lớp 7 Cánh diều.

Quan sát bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và cho biết:

a) Một số thông tin (ô nguyên tố, chu kì, nhóm, là nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm) của những nguyên tố có số thứ tự lần lượt là 6, 9 và 19.

b) Vì sao các nguyên tố Li, Na và K được xếp vào cùng một cột/ nhóm? Giải thích tương tự với các nguyên tố O, S và Se.

c) Vì sao các nguyên tố B, C, N, O và F được xếp vào cùng một hàng/ chu kì? Giải thích tương tự với các nguyên tố Na, Mg và Al.

d) Vì sao các nguyên tố He, Ne và Ar được xếp vào cùng một cột/ nhóm?

Phương pháp giải :

- Số hiệu nguyên tử = Số đơn vị điện tích hạt nhân (số proton trong hạt nhân) = Số electron trong nguyên tử.

Số hiệu nguyên tử là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

- Nhóm là tập hợp các nguyên tố hóa học theo cột dọc, có tính chất hóa học tương tự nhau và sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

Trong cùng một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới, điện tích hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố tăng dần.

Số thứ tự của nhóm A bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm đó.

- Chu kì

Các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron trong nguyên tử được sắp xếp vào cùng một hàng ngang trong bảng tuần hoàn gọi là chu kì.

Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó.

Lời giải chi tiết:

a) - Ô số 6:

+ Ô nguyên tố: 6.

+ Chu kì: 2.

+ Nhóm: IVA.

+ Nguyên tố phi kim.

- Ô số 9:

+ Ô nguyên tố: 9.

+ Chu kì: 2.

+ Nhóm: VIIA.

+ Nguyên tố phi kim.

- Ô số 19:

+ Ô nguyên tố: 19.

+ Chu kì: 3.

+ Nhóm: VA.

+ Nguyên tố kim loại.

b) Các nguyên tố Li, Na, K có 1 electron lớp ngoài cùng nên được xếp vào cùng một nhóm IA.

Các nguyên tố O, S, Se có 6 electron lớp ngoài cùng nên được xếp vào cùng một nhóm VIA.

c) Các nguyên tố B, C, N, O và F được xếp vào cùng một hàng/ chu kì vì chúng đều có 2 lớp electron.

Các nguyên tố Na, Mg và Al được xếp vào cùng một hàng/ chu kì vì chúng đều có 3 lớp electron.

d) – Nguyên tố He có 2 electron lớp ngoài, đã đạt số electron tối đa ở lớp thứ nhất.

- Nguyên tố Ne và Ar có 8 electron lớp ngoài cùng, đã đạt được số electron tối đa ở lớp ngoài cùng.

→ Các nguyên tố He, Ne và Ar đều có lớp electron ngoài cùng bền vững nên chúng được xếp vào cùng một nhóm VIIIA.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK