Trả lời câu hỏi 1 trang 20
Tính diện tích của mỗi hình tròn sau:
Muốn tính diện tích của hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14.
$S = r \times r \times 3,14$
Diện tích của hình tròn tâm O là:
$3 \times 3 \times 3,14 = 28,26$(cm2)
Diện tích của hình tròn tâm A là:
$7 \times 7 \times 3,14 = 153,86$(dm2)
Diện tích của hình tròn tâm D là:
$\frac{{0,8}}{2} \times \frac{{0,8}}{2} \times 3,14 = 0,5024$(m2)
Trả lời câu hỏi 2 trang 20
Số?
$S = r \times r \times 3,14$; $C = d \times 3,14$; $d = r \times 2$
Trả lời câu hỏi 3 trang 21
Tính diện tích phần đã tô màu trong mỗi hình sau:
Tính diện tích phần đã tô màu trong mỗi hình = diện tích hình to – diện tích phần không tô màu.
* Hình 1:
Diện tích hình tròn lớn là:
$7 \times 7 \times 3,14 = 153,86$(dm2)
Diện tích hình tròn bé là:
$4 \times 4 \times 3,14 = 50,24$(dm2)
Diện tích phần đã tô màu trong hình 1 là:
153,86 – 50,24 = 103,62 (dm2)
* Hình 2:
Diện tích hình vuông là:
$40 \times 40 = 1600$(cm2)
Diện tích 2 nửa hình tròn chính là diện tích hình tròn đường kính 40 cm.
Diện tích hình tròn là:
$\frac{{40}}{2} \times \frac{{40}}{2} \times 3,14 = 1256$(cm2)
Diện tích phần đã tô màu trong hình 2 là:
1600 – 1256 = 344 (cm2)
* Hình 3:
Diện tích hình tròn lớn là:
$5 \times 5 \times 3,14 = 78,5$(cm2)
Hình thoi tạo bởi hai hình tam giác.
Độ dài đáy mỗi hình tam giác là đường kính của hình tròn có độ dài là:
5 x 2 = 10 (cm)
Diện tích hình thoi là tổng diện tích hai hình tam giác:
$2 \times \frac{{5 \times 10}}{2} = 50$(cm2)
Diện tích phần đã tô màu trong hình 3 là:
78,5 – 50 = 28,5 (cm2)
Trả lời câu hỏi 4 trang 21
Ba hình vuông dưới đây có cùng kích thước. Theo em, diện tích phần được tô màu ở các hình có bằng nhau không? Tại sao?
Dựa vào tính chất của hình tròn và nửa hình tròn.
Vì 4 nửa hình tròn của Hình 6 bằng 2 nửa hình tròn của Hình 5 bằng hình tròn Hình 4.
Nên diện tích phần được tô màu ở các hình bằng nhau và bằng diện tích hình vuông – diện tích hình tròn.
Trả lời câu hỏi 5 trang 21
Em có biết?
Đình Yên Thái (phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là nơi thờ Nguyên phi Ỷ Lan. Trong đình hiện còn giếng cổ khơi mạch từ năm 1063, đến nay nước vẫn còn trong mát.
Miệng giếng là một hình tròn có đường kính 66 cm. Người ta xây thành giếng rộng 22 cm bao quanh miệng giếng. Em hãy tính diện tích của thành giếng.
Tính diện tích của thành giếng = diện tích của cả miệng giếng và thành giếng – diện tích của miệng giếng nhỏ
Bán kính của miệng giếng và thành giếng là:
66 + 22 = 88 (cm)
Diện tích của cả miệng giếng và thành giếng là:
$88 \times 88 \times 3,14 = 24316,16$(cm2)
Diện tích của miệng giếng nhỏ là:
$66 \times 66 \times 3,14 = 13677,84$(cm2)
Diện tích của thành giếng là:
24316,16 – 13677,84 = 10638,32 (cm2)
Đáp số: 10638,32 cm2.
Để học tốt môn Toán, chúng ta cần có sách giáo khoa, vở bài tập, bút chì, bút mực, thước kẻ, compa, máy tính cầm tay và giấy nháp.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Toán học, được ví như "ngôn ngữ của vũ trụ", không chỉ là môn học về số và hình học. Đó là lĩnh vực nghiên cứu trừu tượng về các cấu trúc, không gian và phép biến đổi, góp phần quan trọng vào việc giải mã các hiện tượng tự nhiên và phát triển công nghệ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK