1. Hỏi - đáp về giờ giấc
Câu hỏi:
What time is it? (Bây giờ là mấy giờ?)
Trả lời:
It’s + giờ. (Bây giờ là ….)
2. Mở rộng về các cách hỏi đáp về giờ giấc
a. Ngoài cấu trúc trên, chúng ta có một số cách hỏi giờ khác như sau:
- What is the time? (Bây giờ là mấy giờ rồi nhỉ?)
- Do you know what time it is? (Bây giờ là mấy giờ rồi nhỉ?)
- Have you got the time? (Bạn có nắm được giờ là mấy giờ không?)
- Could you tell me the time? (Bạn có thể cho tôi biết bây giờ là mấy giờ rồi không?)
b. Các cách nói giờ khác
- Các nói giờ hơn: It’s + số phút + past + số giờ
Ví dụ:
It’s twenty past ten. (Bây giờ là 10 giờ 20 phút.)
It’s ten past nine.(Bây giờ là 9 giờ 10 phút.)
- Cách nói giờ kém: It’s + số phút (kém) + to + số giờ”
Ví dụ:
It’s fifteen to ten. (Bây giờ là 10 giờ kém 15 phút – 9:45)
It’s five to nine. (Bây giờ là 9 giờ kém 5 – 8:55)
- Cách nói giờ rưỡi: It’s + half past + số giờ
Ví dụ: It’s half past seven.(Bây giờ là 7 rưỡi.)
3. Hỏi – đáp về việc ai đó làm gì vào mấy giờ
Câu hỏi:
What time do you ….? (Bạn …. vào lúc mấy giờ?)
Trả lời:
I … at ….. (Mình …. vào lúc ….)
Ví dụ:
What time do you go to school? (Bạn đến trường lúc mấy giờ?)
I go to school at seven. (Mình đến trường lúc 7 giờ.)
*Mở rộng: Cấu trúc hỏi như trên nhưng vởi các chủ ngữ khác ngoài “you”
What time + do + you/they/danh từ số nhiều/2 tên riêng trở lên + động từ nguyên mẫu?
What time + does + she/he/it/danh từ số ít/ 1 tên riêng + động từ nguyên mẫu?
“Do” và “does” trong các câu trên được gọi là Trợ động từ, chúng phải được chia theo chủ ngữ.
Ví dụ:
- What time do your sisters get up?(Các chị gái của bạn thức dậy lúc mấy giờ?)
They get up at half past six. (Họ thức dậy lúc 6 rưỡi.)
- What time does Nam go to bed? (Nam đi ngủ lúc mấy giờ?)
He goes to bed at ten.(Anh ấy đi ngủ lúc 10 giờ.)
Học Tiếng Anh cần sách giáo khoa, vở bài tập, từ điển Anh-Việt, bút mực, bút chì và có thể là máy tính để tra từ và luyện nghe.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Anh, ngôn ngữ quốc tế, không chỉ là công cụ giao tiếp toàn cầu mà còn là cầu nối văn hóa, giúp mở ra những cơ hội học tập và làm việc trên khắp thế giới. Học tiếng Anh giúp bạn khám phá và tiếp cận kho tàng kiến thức vô tận.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK