Nội dung
Bài đọc thể hiện cách bạn nhỏ nuôi heo đất và tình cảm của bạn nhỏ dành cho heo đất. |
Phần I
Chia sẻ:
Câu 1: Ở lớp 2, em đã học chủ điểm Bạn trong nhà, hãy nhắc lại tên và nói một vài điều về những người bạn ấy.
Em nhớ lại kiến thức đã học ở chủ điểm Bạn trong nhà, quan sát hình ảnh và hoàn thành bài tập.
- Mèo con: Rất ngoan ngoãn.
- Gà con: Lông vàng mượt, mắt đen rất sáng, thường tíu tít chạy theo gà mẹ.
- Cún: Thường chơi đùa, chạy nhảy cùng em.
Câu 2
Câu 2: Trong nhà, em còn nhiều bạn khác. Hằng ngày, em vẫn trò chuyện, vui chơi, làm việc với các bạn ấy. Đó là những bạn nào?
Em tự liên hệ bản thân và kể tên những người bạn thân quen hằng ngày của em. Trong hình ảnh có: Cái diều, sách, ô tô đồ chơi, ghế, tủ quần áo, đèn, búp bê, bát đĩa, chổi.
Hằng ngày, em thường dùng ghế, đèn và sách để học bài. Em chơi thả diều, ô tô đồ chơi và búp bê. Em dùng bát, đĩa để ăn cơm. Em dùng chổi để quét nhà.
Phần II
Bài đọc:
Con heo đất
Tôi đang mong bố mua cho tôi một con rô bốt. Nhưng bố lại mang về một con heo đất. Bố chỉ vào cái khe trên lưng nó, bảo:
- Con cho heo ăn nhé! Con lớn rồi, nên học cách tiết kiệm.
Từ đó, mỗi lần bố mẹ cho tiền ăn quà, mua sách, có chút tiền lẻ thừa ra, tôi lại được gửi heo giữ giúp. Tết đến, có tiền mừng tuổi, tôi cùng dành cho heo luôn. Bố mẹ bảo:
- Chừng nào bụng con heo đầy tiền, con sẽ đập con heo ra, lấy tiền mua rô bốt.
Thật ra con heo cũng dễ thương. Mũi nó mát lạnh và nó mỉm cười khi tôi cho tiền vào lưng nó. Nó mỉm cười cả khi tôi chẳng có đồng nào. Tôi thực sự yêu thương nó.
Thấm thoắt một năm đã trôi qua. Một hôm, bố tôi vào phòng, lật con heo, lắc mạnh và bảo:
- Bụng nó đầy ứ rồi. Con đập vỡ nó được rồi đấy!
Tôi sao nỡ làm vậy! Tôi nói với bố:
- Con không cần rô bốt nữa!
Rồi tôi năn nỉ bố mẹ cho giữ lại con heo. Cuối cùng, bố mẹ cũng chiều ý tôi. Thế là con heo đất còn làm bạn với tôi thêm một thời gian nữa.
Theo ÉT-GA KE-RÉT (Hoàng Ngọc Tuấn dịch)
Phần III
Đọc hiểu:
Câu 1: Bạn nhỏ mong bố mẹ mua cho đồ chơi gì?
Em đọc kĩ đoạn đầu bài đọc để trả lời câu hỏi.
Bạn nhỏ mong bố mua cho bạn một con rô bốt.
Câu 2
Câu 2: Bố mẹ hướng dẫn bạn nhỏ làm cách nào để mua được mốn đồ chơi đó?
Em tìm đọc lời nói của bố mẹ với bạn nhỏ trong bài để trả lời câu hỏi.
Bố mẹ hướng dẫn bạn hãy tiết kiệm, bỏ tiền vào heo đất, chừng nào bụng heo đầy tiền, thì sẽ có thể đập con heo ra, lấy tiền mua rô bốt.
Câu 3
Câu 3: Bạn nhỏ dành dụm tiền như thế nào?
Em đọc kĩ “Từ đó...” đến “...dành cho heo” để trả lời câu hỏi.
Bạn nhỏ dành dụm tiền bằng cách là: Mỗi lần bố mẹ cho tiền ăn quà, mua sách còn thừa tiền lẻ bạn sẽ gửi heo đất. Tết đến, có tiền mừng tuổi cùng gửi cho heo luôn.
Câu 4
Câu 4: Vì sao cuối cùng bạn nhỏ không muốn đập vỡ con heo đất?
Em đọc kĩ bài đọc để có câu trả lời.
Cuối cùng bạn nhỏ không muốn đập vỡ heo đất vì trải qua một thời gian dài gắn bó, bạn nhỏ thấy heo cũng rất dễ thương, heo luôn mỉm cười với bạn ấy dù bạn có tiền bỏ vào cho heo hay không. Bạn nhỏ có nhiều tình cảm dành cho heo đất.
Phần IV
Luyện tập:
Câu 1: Tìm trong truyện trên những từ chỉ các bộ phận của con heo đất.
Em đọc truyện để tìm những từ chỉ bộ phận của con heo đất.
Những từ chỉ các bộ phận của con heo đất trong truyện trên là: Mũi, lưng, miệng, bụng, chân, tai, mắt.
Câu 2
Câu 2: Tìm từ chỉ các bộ phận của những đồ vật đựng tiền tiết kiệm dưới đây.
Em quan sát những đồ vật này để tìm từ ngữ chỉ bộ phận của chúng.
Các bộ phận của những đồ vật đựng tiền tiết kiệm trong hình là:
- Doraemon: khe đựng tiền, nắp, nút vặn, nút bấm.
- Tủ hồng: khe đựng tiền, cánh cửa.
- Gấu trúc: Tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng, chân.
- Cún con: Tai, mắt, mũi, miệng, bụng, lưng, chân.
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK