Nội dung
Cánh diều có hình dáng quen thuộc, gắn với những sự vật của làng quê Việt Nam. Cánh diều là một trong những hình ảnh tương trưng cho làng quê Việt Nam, làm làng quê Việt Nam càng thêm tươi đẹp. |
Phần I
Bài đọc:
Thả diều
(Trích)
Cánh diều no gió Sáo nó thổi vang Sao trời trôi qua Diều thành trăng vàng.
Cánh diều no gió Tiếng nó trong ngần Diều hay chiếc thuyền Trôi trên sông Ngân.
Cánh diều no gió Tiếng nó chơi vơi Diều là hạt cau Phơi trên nong trời. |
Trời như cánh đồng Xong mùa gặt hái Diều em – lưỡi liềm Ai quên bỏ lại.
Cánh diều no gió Nhạc trời réo vang Tiếng diều xanh lúa Uốn cong tre làng. TRẦN ĐĂNG KHOA |
Phần II
Đọc hiểu:
Câu 1: Bài thơ tả cảnh thả diều vào những khoảng thời gian nào trong ngày? Những từ ngữ nào cho em biết điều đó?
Em đọc kĩ bài thơ để hoàn thành bài tập.
Bài thơ tả cảnh thả diều vào những khoảng thời gian là: buổi trưa, chiều trong ngày.
Từ "phơi” trong khổ thơ 3 thể hiện điều đó.
Câu 2
Câu 2: Tác giả bài thơ so sánh cánh diều với những gì?
Em đọc và tìm những hình ảnh so sánh trong bài.
Tác giả so sánh cánh diều với: vầng trăng, chiếc thuyền, hạt cau, lưỡi liềm,...
Câu 3
Câu 3: Em thích những hình ảnh so sánh nào? Vì sao?
Em đọc kĩ bài thơ để tìm những hình ảnh so sánh và lựa chọn hình ảnh so sánh mà em thích.
Em thích những hình ảnh so sánh là: Diều em – lưỡi liềm.
Em thích hình ảnh so sánh này vì trong mùa lúa chín, lười liềm là vật dụng giúp các bác nông dân có thể gặt lúa về, làm thành những hạt gạo thơm ngon.
Câu 4
Câu 4: Tìm những từ ngữ tả tiếng sáo diều trong bài thơ.
- Học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu.
Em đọc kĩ bài thơ để tìm những từ ngữ tả tiếng sáo.
Những từ ngữ tả tiếng sáo diều trong bài thơ là: Thổi vang, trong ngần, chơi vơi, nhạc trời, réo vang.
Phần III
Luyện tập:
Câu 1: Xếp các từ ngữ của một câu có hình ảnh so sánh trong bài thơ vào chỗ phù hợp trong sơ đồ sau:
Em đọc kĩ bài thơ để tìm hình ảnh so sánh và sắp xếp vào sơ đồ.
Sự vật 1 |
Từ so sánh |
Sự vật 2 |
Diều |
Là |
Hạt cau |
Diều |
Thành |
Trăng vàng |
Diều |
Hay |
Chiếc thuyền |
Trời |
Như |
Cánh đồng |
Diều |
- |
Lưỡi liềm |
Câu 2
Câu 2: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ sau:
Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu
Trỏ lối sang mùa hè.
Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu
Thắp mùa đông ấm những đêm thâu.
Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu
Chạm đầu lưỡi – chạm vào sức nóng.
PHẠM TIẾN DUẬT
Em đọc các câu thơ để tìm những hình ảnh so sánh.
Trái nhót – ngọn đèn tín hiệu.
Quả cà chua – đèn lồng.
Quả ớt – ngọn lửa đèn dầu.
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK