Chuyện gì xảy ra ngoài hành lang khi thầy giáo đang viết bài? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a. Chậu hoa ngoài hành lang bị mất.
b. Chậu hoa ngoài hành lang bị rơi vỡ.
c. Các bạn học sinh tranh cãi về bài học.
Em đọc đoạn đầu tiên của bài đọc để chọn ý đúng nhất.
Khi thầy giáo đang viết bài, chậu hoa ngoài hành lang bị rơi vỡ.
Chọn b.
Thầy giáo nói gì với nhóm học trò đang vây quanh? Khoanh tròn chữ cái trước những ý đúng:
a. Ai làm vỡ chậu hoa?
b. Trước hết phải cứu cây hoa đã.
c. Tôi rất thương các bạn.
Em đọc đoạn văn thứ 2 để chọn đáp án đúng nhất.
Thầy giáo nói với nhóm học trò vây quanh rằng: Trước hết phải cứu cây hoa đã.
Chọn b.
Các bạn trong lớp tưởng tượng cây hoa nói gì? Khoanh tròn chữ cái trước những ý đúng:
a. Các bạn có thương tôi không?
b. Tôi không nở hoa được nữa.
c. Tôi rất thương các bạn.
Em đọc đoạn văn thứ 2 để chọn đáp án đúng nhất.
Các bạn trong lớp tưởng tượng cây hoa nói:
a. Các bạn có thương tôi không?
b. Tôi không nở hoa được nữa.
Em có thích cách giải quyết sự việc của thầy giáo không? Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời của em:
a. Không, vì thầy chưa làm rõ ai mắc lỗi nặng hơn.
b. Có, vì thầy đã hướng suy nghĩ của học sinh vào việc cứu cây hoa.
c. Có, vì thầy tránh cho Huy và Lân phải tranh cãi xem ai có lỗi.
Em suy nghĩ và lựa chọn đáp án em thấy đúng nhất.
Em thích cách giải quyết của thầy vì thầy tránh cho Huy và Lân phải tranh cãi xem ai có lỗi.
Tìm và viết lại lời xin lỗi của Huy trong câu chuyện:
Em đọc lại bài đọc và viết lại lời xin lỗi của Huy.
Lời xin lỗi của Huy trong câu chuyện là:
Em xin lỗi thầy. Nhưng tại bạn Lân đẩy em đấy ạ.
Sau khi nghe thầy nói, Lân đã nhận ra lỗi của mình.
a. Theo em, Lân nên xin lỗi những ai? Đánh dấu ü vào câu trả lời của em:
□ Thầy giáo.
□ Huy và các bạn trong lớp.
□ Thầy giáo, Huy và các bạn.
b. Lân xin lỗi như thế nào? Viết lời xin lỗi của Lân:
c. Người được Lân xin lỗi sẽ nói gì? Viết lời của một người được Lân xin lỗi:
Em đọc kĩ lại bài đọc và thực hiện các yêu cầu của đề bài.
a. Theo em, Lân nên xin lỗi thầy giáo và bạn Huy.
b.
- Với thầy giáo: Em xin lỗi thầy vì đã làm vỡ chậu hoa.
- Với Huy: Huy ơi, tớ xin lỗi cậu nhé! Tớ không cố ý va vào cậu đâu.
c.
- Thầy giáo: Không sao. Em biết nhận lỗi là tốt rồi.
- Huy: Tớ không sao đâu. Bọn mình cùng chăm sóc cho cây hoa kia nhé!
Viết lời xin lỗi và lời đáp của các nhân vật trong mỗi bức tranh:
Em quan sát kĩ các bức tranh để viết lời xin lỗi và lời đáp phù hợp.
- Tranh 1: Bạn nam vô tình giẫm vào chân bạn nữ.
- Tranh 2: Mẹ trông thấy con trai đá bóng làm vỡ lọ hoa.
* Tranh 1:
- Bạn nam: Tớ xin lỗi vì đã vô ý giẫm vào chân cậu. Cậu có sao không?
- Bạn nữ: Ừm tớ không sao đâu.
* Tranh 2:
- Con trai: Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ vì đá bóng làm vỡ bình hoa.
- Mẹ: Không sao đâu. Con biết nhận lỗi là tốt rồi.
Viết đoạn văn (ít nhất 4 – 5 câu) kể về một lần em có lỗi với ai đó (bố mẹ, thầy cô, anh chị em, bạn bè…) và em xin lỗi người đó.
Em dựa vào gợi ý sau để hoàn thành bài tập.
- Em đã mắc lỗi với ai?
- Lỗi đó là gì?
- Vì sao em mắc lỗi?
- Em đã xin lỗi người đó như thế nào?
- Người đó đã nói gì với em?
Có một lần em đã nói dối làm bố không vui. Hôm đó, em có trốn học để đi chơi điện tử với bạn. Sau khi đi chơi về, em rất hối hận vì thấy bố đã đi làm cả ngày vất vả còn mình lại nói dối bố để đi chơi. Em đã khoanh tay lại rồi cúi đầu xin lỗi bố: “Bố ơi, con xin lỗi vì đã nói dối bố. Hôm nay, con đã trốn học để đi chơi.”. Bố mỉm cười xoa đầu em và nói: “Con biết dũng cảm nhận lỗi là tốt rồi. Sau này, đừng như thế nữa nhé!”. Kể từ đó, em tự hứa sẽ không nói dối bố, cũng không trốn học để đi chơi nữa.
Em hãy viết đoạn văn về một ngôi trường em mơ ước. Vẽ tranh hoặc gắn ảnh ngôi trường mơ ước.
Gợi ý:
- Ngôi trường ấy có những gì đặc biệt (phòng học, vườn cây, khu vui chơi, bể bơi, sân bóng,...)?
- Thầy cô và cô bác phục vụ thân thiện như thế nào?
- Trong ngôi trường ấy, học sinh học tập, vui chơi thế nào?
Ngồi trường trong mơ của em là một ngôi trường rợp bóng mát của cây xanh. Trong trường không chỉ có cây xanh mà còn có cả hoa và các loài động vật đáng yêu như chó, mèo,… Các phòng học được tranh trí thật xinh xắn, dễ thương. Hằng ngày, chúng em sẽ được tới trường học tập, vui chơi. Thời gian rảnh rỗi, chúng em sẽ chăm sóc cây xanh và những chú chó, chú mèo. Thầy cô và bác phục vụ luôn là những người hướng dẫn, giúp đỡ chúng em mỗi khi ở trường. Ngôi trường ấy, lúc nào cũng tràn ngập niềm vui và tiếng cười như ngôi nhà thứ hai của em.
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm học thứ hai, chúng ta đã quen với việc học tập và có những người bạn thân thiết. Hãy tiếp tục học tập chăm chỉ và tận hưởng niềm vui khi khám phá những điều mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK