Trang chủ Lớp 2 SGK Đạo đức lớp 2 - Cánh diều Bài 10. Thể hiện cảm xúc bản thân Câu hỏi Khám phá trang 52 Đạo đức 2 - Cánh Diều: Tìm hiểu cảm xúc của những người trong tranh: Hình ảnh: Trang 52, 53 SGK...

Câu hỏi Khám phá trang 52 Đạo đức 2 - Cánh Diều: Tìm hiểu cảm xúc của những người trong tranh: Hình ảnh: Trang 52, 53 SGK...

Hướng dẫn giải Bài 1, 2, 3, 4 câu hỏi Khám phá trang 52 SGK Đạo đức lớp 2 - Cánh Diều. Tìm hiểu cảm xúc của những người trong tranh...

Câu hỏi:

Bài 1

Tìm hiểu cảm xúc của những người trong tranh:

Hình ảnh: Trang 52, 53 SGK

image

image

Hướng dẫn giải :

- Trực quan.

- Phân tích tình huống.

- Thảo luận nhóm/cặp đôi.

- Liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết :

Hình 1:

image

Bạn nữ đang rất vui mừng, ngạc nhiên khi được tặng một đôi giày trông rất đẹp.

Biểu hiện: bạn nữ nở một nụ cười rất tươi, khuôn mặt rạng rỡ.

Hình 2:

image

Bạn nam có thái độ khó chịu, ghen tị khi thấy bạn cùng lớp lúc nào cũng được giáo viên khen.

Biểu hiện: bạn nam không cười, gương mặt nhăn lại, tỏ vẻ khó chịu.

Hình 3:

image

Hai bạn nam đang rất vui vẻ khi được gặp nhau.

Biểu hiện: hai bạn nam ôm lấy nhau, gương mặt đều nở nụ cười rất tươi.

Hình 4:

image

Bà cụ đang rất vui mừng, hạnh phúc khi nhận được lá thư của người con với nội dung: “Tết này chúng con cho các cháu về quê ăn Tết với mẹ”.

Biểu hiện: Trên gương mặt bà cụ nở một nụ cười nhẹ nhàng, hạnh phúc.

Hình 5:

image

Hai bạn nam đang bộc lộ sự khó chịu, tức giận với nhau.

Biểu hiện: gương mặt cau có, dùng ngón tay chỉ một cách thiếu lịch sự vào bạn, cau mày.

Hình 6:

image

Bạn nam đang bày tỏ cảm xúc vui mừng khi sút được bóng vào khung thành.

Biểu hiện: tay và chân cũng giơ lên biểu hiện sự ăn mừng; khuôn mặt tươi vui, nở một nụ cười tươi trên môi.


Câu hỏi:

Bài 2

Phân biệt cảm xúc tích cực và tiêu cực:

Hình ảnh: Trang 53 SGK

image

Hướng dẫn giải :

- Trực quan.

- Thảo luận nhóm/cặp đôi.

- Liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết :

image

- Cảm xúc tích cực bao gồm: vui vẻ, hào hứng, yêu thương, phấn khởi, hạnh phúc.

- Cảm xúc tiêu cực: tức giận, lo lắng, ghen tị, buồn bã, sợ hãi, khó chịu.


Câu hỏi:

Bài 3

Trao đổi về lợi ích của cảm xúc tích cực:

Hình ảnh: Trang 53 SGK

image

Hướng dẫn giải :

- Suy nghĩ.

- Thảo luận nhóm/cá nhân.

- Liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết :

Những lợi ích mà cảm xúc tích cực đem lại:

- Đối với cá nhân: bản thân cảm thấy yêu đời, thoải mái, lạc quan; làm việc, học tập hiệu quả hơn; được bạn bè quý mến.

- Đối với mọi người xung quanh: không khí của mọi người xung quanh trở nên tươi vui hơn; xã hội phát triển văn minh hơn.


Câu hỏi:

Bài 4

Thảo luận về những cách thể hiện cảm xúc tích cực:

Hình ảnh: Trang 54 SGK

image

Hướng dẫn giải :

- Trực quan.

- Thảo luận nhóm/cặp đôi.

- Liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết :

- Cử chỉ: nhảy lên, tay ôm lấy ngực, hành động thể hiện sự vui mừng, ngân nga một bài hát, ...

- Nét mặt: tươi vui, hạnh phúc, bất ngờ, miệng cười tươi, ...

- Lời nói: Tuyệt!, Thật tuyệt!, rất vui, rất thích, Thật hạnh phúc!.

- Viết ra những lời chứa đầy cảm xúc hạnh phúc, yêu thương, thích thú, bất ngờ, phấn khởi.

Dụng cụ học tập

Học Đạo đức cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, và các tài liệu tham khảo về đạo đức, lối sống.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Đạo đức là hệ thống các quy tắc và chuẩn mực được cộng đồng và xã hội chấp nhận, giúp định hình hành vi và giá trị của con người. Đạo đức không chỉ là phẩm chất cá nhân mà còn là nền tảng của một xã hội văn minh và bền vững.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 2

Lớp 2 - Năm học thứ hai, chúng ta đã quen với việc học tập và có những người bạn thân thiết. Hãy tiếp tục học tập chăm chỉ và tận hưởng niềm vui khi khám phá những điều mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK