Ta đã biết hạt nhân gồm các proton mang điện dương và các neutron trung hòa về điện. Lực đẩy tĩnh điện giữa các proton là rất lớn vì khoảng cách giữa chúng rất nhỏ. Để duy trì sự tồn tại của hạt nhân, các proton và các neutron (các nucleon) cần một lực hút mạnh hơn lực đẩy tĩnh điện, lực này được gọi là lực hạt nhân. Vậy mức độ liên kết của các nucleon có giống nhau hay không đối với các hạt nhân khác nhau? Độ bền vững của các hạt nhân được đánh giá dựa vào đại lượng vật lý nào?
Hạt nhân gồm các proton mang điện dương và các neutron trung hòa về điện
Mức độ liên kết của các nucleon khác nhau đối với các hạt nhân khác nhau.
Độ bền vững của hạt nhân được đánh giá dựa trên năng lượng liên kết riêng của hạt nhân.
Tính năng lượng nghỉ của một đồng xu có khối lượng 2 g đang nằm yên trên bàn theo hệ thức về mối liên hệ giữa khối lượng và năng lượng
Vận dụng công thức tính năng lượng nghỉ
Năng lượng nghỉ của đồng xu là: E = mc2 = 2.10-3.(3.108)2 = 1,8.1014 (J)
Mặt Trời là một nguồn phát năng lượng khổng lồ với công suất rất lớn. Công suất trung bình của Mặt Trời khoảng 4.1026 W. Hãy ước tính khối lượng Mặt Trời mất đi trong mỗi giây để tạo ra được công suất nói trên.
Vận dụng công thức tính năng lượng nghỉ
Năng lượng của Mặt Trời trong 1 giây là: E = 4.1026 (J)
Khối lượng Mặt Trời mất đi trong mỗi giây là:
\(m = \frac{E}{{{c^2}}} = \frac{{{{4.10}^{26}}}}{{{{({{3.10}^8})}^2}}} = 4,{44.10^9}kg\)
Hãy ước lượng khối lượng riêng của hạt nhân \({}_6^{12}C\). Nhận xét.
Vận dụng công thức tính khối lượng riêng
mC = 12 (u) = 1,993.10-26 (kg)
rC = 1,2.10-15.A1/3 = 1,2.10-15.121/3 = 2,75.10-15 (m)
\({V_c} = \frac{4}{3}\pi {r^3} = \frac{4}{3}\pi {(2,{75.10^{ - 15}})^3} = 8,{71.10^{ - 44}}{m^3}\)
\( \to d = \frac{m}{V} = \frac{{1,{{993.10}^{ - 26}}}}{{8,{{71.10}^{ - 44}}}} = 2,{3.10^{17}}kg/{m^3}\)
Sử dụng hệ thức E = mc2 để xác định năng lượng của các hạt trong Bảng 15.1 theo đơn vị MeV và J.
Sử dụng hệ thức E = mc2
Hạt |
Kí hiệu |
Khối lượng (amu) |
Năng lượng (MeV) |
Năng lượng (J) |
Proton |
\({}_1^1H\) |
1,007276 |
938,28 |
1,51.10-10 |
Neutron |
\({}_0^1n\) |
1,008665 |
939,57 |
1,51.10-10 |
Carbon 12 |
\({}_6^{12}C\) |
11,996706 |
11174,93 |
1,79.10-9 |
Helium 4 |
\({}_2^4He\) |
4,001505 |
3727,4 |
5,98.10-10 |
Oxygen 16 |
\({}_8^{16}O\) |
15,990523 |
14895,17 |
2,39.10-9 |
Sodium 23 |
\({}_{11}^{23}Na\) |
22,983730 |
21409,34 |
2,68.10-8 |
Uranium 235 |
\({}_{92}^{235}U\) |
234,993422 |
218896,37 |
3,51.10-8 |
So sánh lực đẩy tĩnh điện và lực hấp dẫn giữa hai proton đặt cách nhau 1 fm. Biết rằng điện tích của proton là 1,6.10-19 C và lực hấp dẫn giữa hai proton ở khoảng cách 1 fm là 1,87.10-34 N
Vận dụng công thức tính lực điện
\({F_d} = k\frac{{{q_1}{q_2}}}{{{r^2}}} = {9.10^9}\frac{{{{(1,{{6.10}^{ - 19}})}^2}}}{{{{({{1.10}^{ - 15}})}^2}}} = 230,4N\)
→ Lực đẩy tĩnh điện lớn hơn rất nhiều so với lực hấp dẫn giữa hai proton cách nhau 1fm.
Tính độ hụt khối của hai hạt nhân bất kì được cho trong Bảng 15.1.
Vận dụng công thức tính độ hụt khối
∆mHe = (2.1,007276 + 2.1,008665) - 4,001505 = 0,030377 (amu)
∆mO = (8.1,007276 + 8.1,008665) - 15,990523 = 0,137005 (amu)
Tính năng lượng liên kết của hai hạt nhân bất kì được cho trong Bảng 15.1.
Vận dụng công thức tính năng lượng liên kết
Elk (He) = 0,030377.931,5 = 28,3 (MeV)
Elk (O) = 0,137005.931,5 = 127,62 (MeV)
Tính năng lượng liên kết riêng của các hạt nhân \({}_6^{12}C;{}_2^4He;{}_8^{16}O;{}_{92}^{235}U\)trong Bảng 15.1 và chỉ ra trong đó hạt nhân nào bền vững nhất và kém bền vững nhất.
Vận dụng công thức tính năng lượng liên kết riêng
\({E_{lkr}} = \frac{{{E_{lk}}}}{A} = \frac{{\Delta m{c^2}}}{A}\)
\({E_{lkr(C)}} = \frac{{\left( {\left( {6.1,007276 + 6.1,008665} \right) - 11,996706} \right).931,5}}{{12}} = 7,68MeV/nucleon\)
\({E_{lkr(He)}} = \frac{{\left( {\left( {2.1,007276 + 2.1,008665} \right) - 4,001505} \right).931,5}}{4} = 7,07MeV/nucleon\)
\({E_{lkr(O)}} = \frac{{\left( {\left( {8.1,007276 + 8.1,008665} \right) - 15,990523} \right).931,5}}{{16}} = 7,98MeV/nucleon\)
\({E_{lkr(U)}} = \frac{{\left( {\left( {92.1,007276 + 143.1,008665} \right) - 234,993422} \right).931,5}}{{235}} = 7,59MeV/nucleon\)
Hạt nhân bền vững nhất là \({}_8^{16}O\); Hạt nhân kém bền vững nhất là \({}_2^4He\)
Hãy thảo luận và giải thích tại sao hạt nhân \({}_1^1H\) không xuất hiện trong Hình 15.2.
Dựa vào hình 15.2
Vì hạt nhân \({}_1^1H\) chỉ có duy nhất 1 proton nên không có năng lượng liên kết.
a) Dựa vào Bảng 15.1, tính năng lượng liên kết và năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \({}_{26}^{56}Fe\). Biết khối lượng của hạt nhân này là 55,934936 amu.
b) Từ kết quả câu a và Thảo luận 7, hãy so sánh mức độ bền vững của hạt nhân \({}_{26}^{56}Fe\) với các hạt nhân \({}_6^{12}C;{}_2^4He;{}_8^{16}O\) và \({}_{92}^{235}U\)
c) Kiểm tra kết quả cầu b dựa vào Hình 15.2.
Vận dụng công thức tính năng lượng liên kết, năng lượng liên kết riêng
a)
\({E_{lk}} = \Delta m{c^2} = \left( {\left( {26.1,007276 + 30.1,008665} \right) - 55,934936} \right).931,5 = 478,97MeV\)
\({E_{lkr}} = \frac{{{E_{lk}}}}{A} = \frac{{478,97}}{{56}} = 8,56MeV/nucleon\)
b) So sánh mức độ bền vững: Fe > O > C > U > He
c) Theo Hình 15.2, năng lượng liên kết riêng của Fe ≈ 8,8 MeV/nucleon
Độ bền vững của hạt nhân phụ thuộc vào đại lượng vật lý nào?
A. Năng lượng liên kêt.
B. Năng lượng liên kết riêng.
C. Độ hụt khối.
D. Số khối và số neutron.
Vận dụng lý thuyết về năng lượng liên kết riêng
Độ bền vững của hạt nhân phụ thuộc vào năng lượng liên kết riêng
Đáp án B
Dựa vào Bảng 15.1, tính độ hụt khối, năng lượng liên kết và năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \({}_{82}^{206}Pb\). Biết khối lượng của hạt nhân này là 205,974466 amu.
Dựa vào Bảng 15.1
∆m = (82.1,007276 + 124.1,008665) - 205,974466 = 1,696626 (amu)
Elk = ∆mc2 = 1,696626.931,5 = 1580,41 (MeV)
\({E_{lkr}} = \frac{{{E_{lk}}}}{A} = \frac{{1580,41}}{{206}} = 7,67MeV/nucleon\)
Học Vật Lý cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như máy đo, nam châm, dây dẫn.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Vật lý học là môn khoa học tự nhiên khám phá những bí ẩn của vũ trụ, nghiên cứu về vật chất, năng lượng và các quy luật tự nhiên. Đây là nền tảng của nhiều phát minh vĩ đại, từ lý thuyết tương đối đến công nghệ lượng tử.'
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK