Hơn 2 000 năm trước, Democritus (Đêmôcrít), một triết gia người Hy Lạp, đã đưa ra ý tưởng vật chất được cấu tạo từ các hạt không thể chia nhỏ, được gọi là nguyên tử. Vào đầu thế kỉ XX, những quan sát thực nghiệm đã chứng tỏ nguyên tử có cấu tạo từ hạt nhân và các electron. Vậy, kết quả thí nghiệm nào đã giúp các nhà khoa học khẳng định được sự tồn tại của hạt nhân? Từ đó, nguyên tử được mô hình hóa như thế nào?
Tìm hiểu qua sách báo, internet
Kết quả thí nghiệm sử dụng chùm hạt alpha bắn phá một lá vàng mỏng của Rutherford, Geiger và Marsden giúp các nhà khoa học khẳng định được sự tồn tại của hạt nhân.
Mô hình nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các hạt electron mang điện tích âm di chuyển theo quỹ đạo tròn xung quanh hạt nhân.
Để đảm bảo độ chính xác của phép đo, nguồn phát hạt alpha trong thí nghiệm phải được đặt trong buồng chứa được hút chân không. Hãy cho biết, nếu buồng chứa không được hút chân không (còn chứa không khí) thì kết quả thí nghiệm sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Để đảm bảo độ chính xác của phép đo, nguồn phát hạt alpha trong thí nghiệm phải được đặt trong buồng chứa được hút chân không
Alpha là hạt chỉ mang điện tích dương. Sở dĩ các hạt alpha có thể xuyên qua nguyên tử vàng vì bán kính của nguyên tử vàng lớn (khoảng cách giữa hạt nhân và các hạt electron lớn), tạo ra lỗ hổng đủ to để alpha xuyên qua.
Trong không khí có các nguyên tử có bán kính nhỏ hơn nhiều so với vàng, các điện tích dương của hạt alpha sẽ bị hút bởi các hạt electron của nguyên tử khí đó nếu buồng chứa có lẫn không khí.
Từ kết quả thí nghiệm tán xạ của Rutherford, thảo luận để trả lời câu hỏi:
a) Nguyên tử có cấu trúc đặc hoàn toàn như mô hình của Thompson không? Giải thích.
b) Nguyên nhân nào có thể làm số ít hạt alpha bị lệch khỏi phương truyền thẳng (bị tán xạ)
Từ kết quả thí nghiệm tán xạ của Rutherford
a) Nguyên tử không có cấu trục đặc hoàn toàn mà sẽ có những vùng trống. Vì phần lớn các hạt alpha xuyên thẳng qua tấm vàng mỏng mà không xảy ra tương tác với nguyên tử vàng.
b) Một số ít hạt alpha lệch khỏi phương truyền thẳng do đã tương tác với các hạt khác mang điện tích dương nằm bên trong nguyên tử vàng.
Tìm hiểu và trình bày sơ lược về mô hình nguyên tử hiện đại.
Mô hình nguyên tử của Bohr
Trong vật lý nguyên tử, Mô hình nguyên tử của Bohr mô tả nguyên tử gồm một hạt nhân nhỏ, mang điện tích dương có các electron di chuyển xung quanh trên các quỹ đạo tròn - tương tự cấu trúc của hệ Mặt Trời nhưng lực hấp dẫn được thay bằng lực tĩnh điện. Các điểm chính trong mô hình nguyên tử Bohr:
- Trong nguyên tử hydrogen, electron chỉ chuyển động trên một số quỹ đạo tròn nhất định, được gọi là các quỹ đạo trạng thái dừng, gọi tắt là quỹ đạo dừng;
- Khi đang ở một quỹ đạo dừng nào đó, electron có năng lượng xác định, gọi là năng lượng trạng thái dừng. Nói cách khác, nguyên tử không hấp thu hoặc phát xạ năng lượng khi electron chuyển động trên một quỹ đạo dừng;
- Nguyên tử chỉ hấp thu hay phát xạ năng lượng khi electron chuyển từ quỹ đạo dừng này sang quỹ đạo dừng khác.
Nêu những tính chất cơ bản của các hạt proton và neutron.
Vận dụng lý thuyết về tính chất cơ bản của các hạt proton và neutron.
Proton được kí hiệu là p, có điện tích dương, có độ lớn đúng bằng điện tích nguyên tố qp = +e ~1,6.10-19 C và có khối lượng mp ~ 1,673.10-27 kg.
Neutron được kí hiệu là n, trung hòa về điện, có khối lượng mn ~ 1,675.10-27 kg.
Dựa vào Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, hãy xác định số hiệu nguyên tử các hạt nhân của nguyên tử đối với nguyên tố carbon (C), sắt (Fe) và vàng (Au).
Dựa vào Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Số hiệu nguyên tử của C: 6
Số hiệu nguyên tử của Fe: 26
Số hiệu nguyên tử của Au: 79
Hãy biểu diễn kí hiệu hạt nhân của năm nguyên tố trong Bảng 14.1.
Dựa vào Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
\({}_1^1H,{}_2^4He,{}_3^7Li,{}_6^{12}C,{}_7^{14}N\)
So sánh bán kính hạt nhân của hai đồng vị của nguyên tố carbon: \({}_6^{12}C\), \({}_6^{14}C\).
Bán kính hạt nhân của hai đồng vị của nguyên tố carbon: \({}_6^{12}C\), \({}_6^{14}C\)
Bán kính hạt nhân: \(r \simeq 1,2{A^{\frac{1}{3}}}fm\).
Vì A12C 14C → r12C14C
a) Hãy nêu tên gọi, số hiệu nguyên tử, số khối và số neutron của các hạt nhân sau:
\({}_1^1H;{}_2^4He;{}_{12}^{24}Mg;{}_{20}^{40}Ca\)
b) Hãy viết kí hiệu hạt nhân X, biết trong hạt nhân X có 14 neutron và 13 proton. Dựa vào Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, hãy gọi tên nguyên tố X.
Dựa vào bảng tuần hoàn hóa học
a)
Hạt nhân |
Tên gọi |
Số hiệu |
Số khối |
Số neutron |
\({}_1^1H\) |
Hidro |
1 |
1 |
0 |
\({}_2^4H\) |
Heli |
2 |
4 |
2 |
\({}_{12}^{24}Mg\) |
Magie |
12 |
24 |
12 |
\({}_{20}^{40}Ca\) |
Canxi |
20 |
40 |
20 |
b) A = Z + N = 13 + 14 = 27 → Kí hiệu: \({}_{13}^{37}Al\)
Z = 13 → Số hiệu nguyên tử của X là 13 → X là Al (nhôm)
Tìm hiểu về lịch sử khám phá hạt proton và neutron trong hạt nhân.
Tìm hiểu qua sách báo, internet
Hạt proton: Lịch sử Ernest Rutherford được xem là người đầu tiên khám phá ra proton. Năm 1918, Rutherford nhận thấy rằng khi các hạt alpha bắn vào hơi nitơ, máy đo sự nhấp nháy chỉ ra dấu hiệu của hạt nhân hydro. Rutherford tin rằng hạt nhân hydro này chỉ có thể đến từ nitơ, và vì vậy nitơ phải chứa hạt nhân hydro.
Hạt neutron: Trong khi tiến hành một thí nghiệm vào năm 1932, James đã tiến hành một thử nghiệm tán xạ các hạt alpha bằng cách bắn phá các hạt này bằng tia berili. Sau đó ông phát hiện ra bên trong hạt nhân nguyên tử có các hạt trung tính, mà sau này ông đặt tên là hạt neutron.
Hạt nhân nguyên tử có thể được cấu tạo từ
A. nucleon, electron.
B. proton, electron.
C. neutron, electron.
D. proton, neutron.
Vận dụng lý thuyết hạt nhân
Hạt nhân nguyên tử có thể được cấu tạo từ: proton, neutron
Đáp án D
Các hạt nhân đồng vị là những hạt nhân có
A. số neutron và bán kính hạt nhân bằng nhau.
B. số proton bằng nhau nhưng khác số neutron.
C. số neutron bằng nhau nhưng khác số proton.
D. số proton và bán kính hạt nhân bằng nhau.
Vận dụng lý thuyết hạt nhân
Đồng vị là những nguyên tử mà hạt nhân chứa cùng số proton Z nhưng có số neutron N khác nhau.
Đáp án B
Tìm số proton và số neutron trong các hạt nhân sau đây: \({}_3^7Li;{}_{19}^{39}K;{}_6^{12}C;{}_1^2H;{}_{15}^{31}P\)
Vận dụng bảng tuần hoàn hóa học
Hạt nhân |
Số p |
Số n |
\({}_3^7Li\) |
3 |
4 |
\({}_{19}^{39}K\) |
19 |
20 |
\({}_6^{12}C\) |
6 |
6 |
\({}_1^2H\) |
1 |
1 |
\({}_{15}^{31}P\) |
15 |
16 |
Một hạt nhân X có điện tích hạt nhân là +26e và số neutron nhiều hơn số proton là 2. Hãy gọi tên hạt nhân và viết kí hiệu hạt nhân X.
Vận dụng bảng tuần hoàn hóa học
p = Z = 26 → X là Fe (sắt)
n = p + 2 = 26 + 2 = 28 → A = Z + N = 26 + 28 = 54
Kí hiệu hạt nhân: \({}_{26}^{54}Fe\)
Học Vật Lý cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như máy đo, nam châm, dây dẫn.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Vật lý học là môn khoa học tự nhiên khám phá những bí ẩn của vũ trụ, nghiên cứu về vật chất, năng lượng và các quy luật tự nhiên. Đây là nền tảng của nhiều phát minh vĩ đại, từ lý thuyết tương đối đến công nghệ lượng tử.'
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK