Chuẩn bị
- Tìm một địa điểm thuận lợi cho việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần xã.
- Chia lớp thành nhóm học tập (mỗi nhóm từ 5 – 7 học sinh, có một nhóm trưởng).
- Bút chì, giấy trắng, mũ (nón), khẩu trang, thiết bị chụp ảnh và ghi hình, nước rửa tay.
- Giấy viết báo cáo theo mẫu.
Quan sát và mô tả quần xã; xác định một số loài sinh vật trong quần xã
Bước 1: Đặt tên cho quần xã.
Bước 2: Quan sát sơ bộ quần xã và ghi chép những thông tin cơ bản giới thiệu về quần xã.
- Vị trí địa lí.
- Lịch sử hình thành và phát triển của quần xã.
- Hiện trạng (mô tả tình trạng thực tế).
- Tác động của con người đến quần xã (chăm sóc, bảo vệ/đang canh tác/tác động phá hoại,...).
Bước 3: Xác định một số loài thực vật, động vật và nấm lớn.
Bước 4: Xác định các loài trên thuộc nhóm loài nào (loài ưu thế, loài đặc trưng, loài chủ chốt).
Xác định cấu trúc quần xã
Xác định cấu trúc chức năng dinh dưỡng của quần xã theo ba nhóm chủ yếu (quan sát được bằng mắt thường) sau đây:
- Sinh vật sản xuất (các loài thực vật).
- Sinh vật tiêu thụ (các loài động vật).
- Sinh vật phân giải (các loài nấm).
Mục đích thực hiện nghiên cứu
- Xác định một số sinh vật chủ yếu trong quần xã công viên bách thảo Hà Nội.
- Nhận diện được các nhóm sinh vật trong quần xã theo cấu trúc chức năng dinh dưỡng.
Thông tin quần xã
- Vị trí địa lí: trên cạn
- Lịch sử hình thành và phát triển của quần xã: vườn bách thảo Hà Nội thành lập vào năm 1890, vườn có diện tích trên 10 ha.
- Hiện trạng (mô tả tình trạng thực tế): trong vườn có nhiều loài cây có kích thước lớn và quý hiếm cùng với các loài động vật.
- Tác động của con người tới quần xã: con người xây dựng cảnh quan, sắp xếp nguồn thức ăn và nơi ở cho cây trồng và động vật.
Một số loài sinh vật chủ yếu của quần xã
- Một số loài thực vật: xà cừ, dẻ cau, dương xỉ, muồng hoàng yến.
- Một số loài động vật: rùa đất lớn bồ câu xòe, cá vàng.
- Một số loài nấm lớn: nấm hoàng sơn, ngân nhĩ.
Cấu trúc chức năng dinh dưỡng của quần xã
STT |
Tên loài |
Sinh vật sản xuất |
Sinh vật tiêu thụ |
Sinh vật phân giải |
Ghi chú |
1 |
Xà cừ (Khaya senegalensis) |
X |
++++ |
||
2 |
Dẻ cau (Fagaceae) |
X |
++++ |
||
3 |
Dương xỉ (Nephrolepis) |
X |
+++ |
||
4 |
Cọ rủ (Livistona chinesis) |
X |
+++ |
||
5 |
Muồng hoàng yến (Cassia siamea) |
X |
++++ |
||
6 |
Rùa đất lớn (Heosemys grandis) |
X |
++ |
||
7 |
Bồ câu xòe (Dove) |
X |
++ |
||
8 |
Cá vàng (Carassius auratus) |
X |
+++ |
||
9 |
Nấm hoàng sơn (Phellinus linteus) |
X |
++ |
||
10 |
Ngân nhĩ (Tremella) |
X |
++ |
||
Tổng |
10 |
5 |
3 |
2 |
Thông tin về số lượng cá thể của loài một cách tương đối theo quy ước: ++++ (Rất nhiều); +++ (Nhiều); ++ (Trung bình); + (ít).
Kết luận
- Quần xã công viên bách thảo Hà Nội có độ đa dạng cao.
- Quần xã có đủ cấu trúc chức năng dinh dưỡng, gồm sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, kính hiển vi, mẫu sinh vật và các dụng cụ thí nghiệm khác.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về sự sống và các sinh vật. Từ cấu trúc tế bào đến các hệ sinh thái phức tạp, sinh học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của sự sống và mối quan hệ giữa các loài.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK