Trang chủ Lớp 12 SGK Sinh 12 - Chân trời sáng tạo Chương 7. Quần xã sinh vật và hệ sinh thái Bài 23. Quần xã sinh vật trang 150, 151, 152 Sinh 12 Chân trời sáng tạo: Hình 23.1 thể hiện một quần xã sinh vật rừng ngập mặn ven biển. Trong quần xã này...

Bài 23. Quần xã sinh vật trang 150, 151, 152 Sinh 12 Chân trời sáng tạo: Hình 23.1 thể hiện một quần xã sinh vật rừng ngập mặn ven biển. Trong quần xã này...

Quan sát hình 23. Hướng dẫn trả lời Câu hỏi trang 150: MĐ; Câu hỏi trang 151: CH 1, CH 2, LT; Câu hỏi trang 152: CH 1, CH 2; Câu hỏi trang 153: CH 1, LT 1, CH 2, LT 2; Câu hỏi trang 154: LT; Câu hỏi trang 156: CH 1, CH 2; Câu hỏi trang 157: VD; Câu hỏi trang 158: CH, LT - Bài 23. Quần xã sinh vật trang 150, 151, 152 Sinh 12 Chân trời sáng tạo - Chương 7. Quần xã sinh vật và hệ sinh thái. Hình 23.1 thể hiện một quần xã sinh vật rừng ngập mặn ven biển. Trong quần xã này, có những quần thể nào cùng tồn tại? Các quần thể có mối quan hệ với nhau như thế nào?...

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 150 Mở đầu (MĐ)

Hình 23.1 thể hiện một quần xã sinh vật rừng ngập mặn ven biển. Trong quần xã này, có những quần thể nào cùng tồn tại? Các quần thể có mối quan hệ với nhau như thế nào? Tại sao quần xã sinh vật lại được coi là một cấp độ tổ chức của sự sống?

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 23.1

Lời giải chi tiết :

- Trong quần xã này, có những quần thể đước, quần thể sú, quần thể vẹt, quần thể tôm,... cùng tồn tại.

- Các quần thể có mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh với nhau.

- Quần xã sinh vật lại được coi là một cấp độ tổ chức của sự sống vì quần xã có cấu trúc ổn định, có thể thực hiện được các chức năng sống cơ bản, có khả năng tự điều chỉnh, thích nghi với môi trường sống một cách độc lập.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 151 Câu hỏi 1

Trình bày các mối quan hệ được thể hiện trong Hình 23.2. Cho ví dụ minh hoạ.

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 23.2

Lời giải chi tiết :

- Các mối quan hệ được thể hiện: mối quan hệ trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với các nhân tố sinh thái vô sinh.

- Ví dụ: các nhân tố sinh thái tạo điều kiện cho cây cỏ phát triển, cây cỏ là thức ăn cho thỏ, côn trùng; thỏ làm thức ăn cho sói, côn trùng làm thức ăn cho chim; sau khi sói và chim chết đi sẽ phân hủy thành chất dinh cho cây cỏ và 1 phần đi vào môi trường trở thành nhân tố sinh thái.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 151 Câu hỏi 2

Quan sát Hình 23.3 và cho nhận xét về thành phần loài cây có trong hai quần xã.

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 23.3

Lời giải chi tiết :

Quần xã 1 và quần xã 2 đều có 4 loài với những loài giống nhau.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 151 Luyện tập (LT)

Hãy xác định số loài và độ phong phú tương đối của các loài trong quần xã 1 và quần xã 2 (Hình 23.3).

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 23.3

Lời giải chi tiết :

- Quần xã 1 và quần xã 2 đều có 4 loài.

- Quần xã 1 có độ phong phú cao hơn quần xã 2 do tỉ lệ số cá thể của mỗi loài trên tổng số cá thể có trong quần xã của quần xã 1 cao hơn.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 152 Câu hỏi 1

Lấy ví dụ chứng minh khi loài ưu thế bị loại ra khỏi quần xã thì cấu trúc thành phần loài của quần xã bị biến đổi rất mạnh.

Hướng dẫn giải :

Khi loài ưu thế bị loại ra khỏi quần xã thì cấu trúc thành phần loài của quần xã bị biến đổi rất mạnh.

Lời giải chi tiết :

Ví dụ, trong một hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, loài chồn lông dài (Bradypus variegatus) là một loài ưu thế có vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái. Chúng có thể ăn lá cây, các loài côn trùng và các loài sinh vật khác, phát tán hạt giống qua phân của mình. Nếu chồn lông dài bị săn bắn mạnh mẽ bởi con người hoặc mất môi trường sống do phá rừng, các loài côn trùng mà chúng thường săn mồi có thể phát triển mạnh, dẫn đến số lượng của một số loài côn trùng tăng mạnh, cạnh tranh về thức ăn và không gian sống trong quần xã. Một số cây có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự phát triển quá mức của côn trùng ăn lá hoặc gặp khó khăn trong việc phát tán hạt giống.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 152 Câu hỏi 2

Quan sát Hình 23.4, trình bày sự phân bố của các quần thể thực vật trong một kiểu rừng mưa nhiệt đới.

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 23.4

Lời giải chi tiết :

Trong một kiểu rừng mưa nhiệt đới, các quần thể khác loài được phân bố thành nhiều tầng khác nhau, tầng thấp nhất là tầng cỏ, quyết; cao hơn là tầng dưới tán, sau đó đến tán rừng và tầng vượt tán ở tầng cao nhất.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 153 Câu hỏi 1

Quan sát Hình 23.5, trình bày sự phân bố của các quần thể theo phương ngang ở quần xã thực vật ven biển.

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 23.5

Lời giải chi tiết :

Sự phân bố của các quần thể theo phương ngang ở quần xã thực vật ven biển: quần thể các loài tôm cua cá tập trung ở biển, ven biển là quần thể cây đước cùng với quần thể cò, quần thể chim, quần thể cá sấu sống trên cây và ven bờ.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 153 Luyện tập (LT) 1

Lấy thêm ví dụ về sự phân bố của quần thể trong quần xã.

Hướng dẫn giải :

Có 2 kiểu phân bố: theo chiều ngang và theo chiều dọc.

Lời giải chi tiết :

Ví dụ về sự phân bố của quần thể trong quần xã:

- Ở các hồ nước có sự phân bố của các loài theo tầng: tầng mặt (bèo, tảo lam, trùng roi,..); tầng giữa (chủ yếu là các loài tôm, cá); tầng đáy (nhiều loài động vật không xương sống: cua, ốc, trai,.. và vi sinh vật: vi khuẩn, vi nấm,...).

- Trong khu rừng, các loài cây gỗ nhỏ, cây bụi ưa sáng tập trung ở phía ngoài (bìa rừng), các loài cây gỗ lớn lại tập trung ở sâu phía trong.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 153 Câu hỏi 2

Căn cứ vào đặc điểm dinh dưỡng, hãy phân chia các loài sinh vật trong quần xã thành các nhóm khác nhau.

Hướng dẫn giải :

Căn cứ vào đặc điểm dinh dưỡng.

Lời giải chi tiết :

Theo đặc điểm dinh dưỡng, các loài trong quần xã sinh vật được chia thành ba nhóm, với các chức năng dinh dưỡng khác nhau:

- Sinh vật sản xuất: gồm những sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ của cơ thể từ chất vô cơ.

- Sinh vật tiêu thụ: gồm những sinh vật tổng hợp chất hữu cơ của cơ thể từ chất hữu cơ.

- Sinh vật phân giải: gồm những sinh vật có khả năng phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 153 Luyện tập (LT) 2

Quan sát Hình 23.6, hãy trình bày cấu trúc chức năng dinh dưỡng của một quần xã sinh vật trong hồ nước ngọt.

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 23.6

Lời giải chi tiết :

Cấu trúc chức năng dinh dưỡng của một quần xã sinh vật trong hồ nước ngọt:

- Sinh vật sản xuất: cỏ, bèo, thực vật thủy sinh,...

- Sinh vật tiêu thụ: vịt, rùa, cá, rắn, ếch, côn trùng,..

- Sinh vật phân giải: sinh vật tầng đáy, vi khuẩn,..


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 154 Luyện tập (LT)

Lấy thêm ví dụ tương ứng với các mối quan hệ khác loài được thể hiện trong Hình 23.7.

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 23.7

Lời giải chi tiết :

Ví dụ:

a, c, d, Cộng sinh: ví dụ là mối và các loài vi sinh vật phân giải cellulose sống trong ruột mối.

b, Động vật ăn thịt - con mồi: ví dụ là sói săn bắt và ăn thịt thỏ.

e, Hội sinh: ví dụ là sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối.

g, Hợp tác: Rệp cây cung cấp đường cho kiến, còn kiến chăm sóc, bảo vệ rệp. Khi cây chủ đã cạn kiệt chất dinh dưỡng, kiến sẽ mang rệp đến một cây chủ khác.

h, i, Ký sinh - vật chủ: giun đũa (Ascaris lumbricoides) kí sinh trong ruột người.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 156 Câu hỏi 1

Trình bày ý nghĩa của sự phân hoá ổ sinh thái đối với các loài thực vật trong rừng nhiệt đới.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết ổ sinh thái.

Lời giải chi tiết :

Sự phân hoá ổ sinh thái giúp giảm sự cạnh tranh giữa các loài và các loài có thể tận dụng được nguồn sống trong môi trường.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 156 Câu hỏi 2

Trình bày tác động của một số loài ngoại lai xâm hại đến trạng thái cân bằng của quần xã. Cho ví dụ.

Hướng dẫn giải :

Loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống và gây hại cho các sinh vật bản địa.

Lời giải chi tiết :

Loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống và gây hại cho các sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái nơi chúng xuất hiện và phát triển. Ví dụ: ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, hải ly nam Mỹ, bèo lục bình, cây mai dương, cây ngũ sắc,...


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 157 Vận dụng (VD)

Quan sát Hình 23.12, cho biết: Nếu một loài nào đó trong quần xã bị mất đi sẽ ảnh hưởng như thế nào đến trạng thái cân bằng của quần xã? Trong quần xã này, loài nào mất đi sẽ gây ra mất cân bằng nghiêm trọng nhất? Tại sao?

Hướng dẫn giải :

Quan sát Hình 23.12.

Lời giải chi tiết :

- Nếu một loài A trong quần xã bị mất đi sẽ khiến nguồn thức ăn của loài B suy giảm, từ đó ảnh hưởng đến số lượng B trong quần xã, ảnh hưởng đến các loài khác sử dụng loài B làm thức ăn, gây mất cân bằng trong quần xã.

- Trong quần xã này, cỏ mất đi sẽ gây hậu quả nghiêm trọng nhất vì đây là sinh vật sản xuất của quần xã, không có sinh vật sản xuất, quần xã sẽ không thể tiếp tục tồn tại được.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 158 Câu hỏi

Căn cứ vào các tác động tiêu cực của con người lên quần xã sinh vật, hãy đề xuất một số biện pháp bảo vệ quần xã.

Hướng dẫn giải :

Căn cứ vào các tác động tiêu cực của con người lên quần xã sinh vật.

Lời giải chi tiết :

Một số biện pháp bảo vệ quần xã:

- Nghiêm cấm khai thác, chặt phá rừng bừa bãi; không khai thác rừng đầu nguồn.

- Quy hoạch bãi rác thải, nghiêm cấm đổ chất độc hại ra môi trường.

- Xử lý rác thải ở các khu công nghiệp trước khi thải ra môi trường.

- Có biện pháp sử dụng các chất hóa học bảo vệ thực vật một cách an toàn, theo tiêu chuẩn quy định.

- Trồng cây gây rừng; trồng rừng ngập mặn ven biển.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 158 Luyện tập (LT)

Tại sao nói quần xã là một cấp độ tổ chức sống?

Hướng dẫn giải :

Khái niệm quần xã.

Lời giải chi tiết :

Nói quần xã sinh vật là một cấp độ tổ chức của sự sống vì quần xã có cấu trúc ổn định, có thể thực hiện được các chức năng sống cơ bản, có khả năng tự điều chỉnh, thích nghi với môi trường sống một cách độc lập.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, kính hiển vi, mẫu sinh vật và các dụng cụ thí nghiệm khác.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về sự sống và các sinh vật. Từ cấu trúc tế bào đến các hệ sinh thái phức tạp, sinh học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của sự sống và mối quan hệ giữa các loài.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK