Darwin là nhà khoa học nổi tiếng thế giới. Ngày nay, chúng ta đều biết học thuyết tiến hoá nổi tiếng mang tên ông. Darwin sử dụng phương pháp nghiên cứu như thế nào để xây dựng học thuyết về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài?
Lý thuyết học thuyết tiến hóa Darwin
Darwin đã sử dụng phương pháp nghiên cứu: quan sát và thu thập dữ liệu, sau đó đề xuất giả thuyết giải thích các dữ liệu quan sát và tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm kiểm chứng giả thuyết đề xuất.
Theo quan niệm của Darwin, biến dị cá thể là gì?
Lý thuyết học thuyết tiến hóa Darwin
Theo quan niệm của Darwin, biến dị cá thể là đặc điểm sai khác của các cá thể.
Quan sát Hình 16.2, hãy cho biết vai trò của những cá thể có biến dị cổ dài trong quần thể hươu cổ ngắn đối với việc hình thành loài hươu cao cổ.
Quan sát Hình 16.2
Vai trò của những cá thể có biến dị cổ dài trong quần thể hươu cổ ngắn đối với việc hình thành loài hươu cao cổ: là những biến dị cá thể thích nghi tốt hơn với môi trường nên có sức sống cao hơn và sinh sản mạnh hơn, làm cho số lượng hươu cao cổ ngày càng tăng trong quần thể. Trong khi đó các cá thể cổ ngắn chết vì thiếu thức ăn. Dần dần quần thể hươu cổ ngắn lúc đầu trở thành quần thể hươu cổ dài và hình thành loài mới.
Sử dụng quan niệm của Darwin, hãy giải thích kết quả của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo ở Hình 16.3 và 16.4.
Sử dụng quan niệm của Darwin.
- Chọn lọc tự nhiên hình 16.3: Những con chim sẻ ở các đảo thường có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau nhưng chim ở đảo có nhiều cây cho hạt thì có mỏ ngắn, dày; trong khi những con sống ở đảo có nhiều sâu thì mỏ lại mảnh, dài thích nghi với việc bắt sâu; chim sẻ ăn xương rồng thì có mỏ dài và mỏng thích nghi với việc hút mật hoa xương rồng.
- Chọn lọc nhân tạo hình 16.4: Thông qua quá trình chọn lọc, con người đã giữ lại những biến dị di truyền phù hợp với mục tiêu sản xuất để cho nhân giống riêng, đồng thời loại bỏ các biến dị không có lợi cho con người, không phù hợp với mục đích sản xuất. Chỉ qua một số thế hệ, con người có thể tạo nên giống mới.
Hãy cho ví dụ về chọn lọc nhân tạo ở thực vật và động vật mà em biết.
Lý thuyết chọn lọc nhân tạo.
Ví dụ về chọn lọc nhân tạo
- Ở thực vật: chọn lọc để tạo ra giống chuối không hạt, quả to, hình dáng đẹp.
- Ở động vật: nhân giống ngựa đua thuần chủng và chăn nuôi các động vật dùng để lấy thịt, chẳng hạn như bò, lợn, cừu và gà đã được thuần hóa.
Vận dụng thuyết tiến hoá của Darwin để giải thích sự hình thành loài bướm bạch dương có cánh màu sẫm từ loài có cánh màu trắng dưới ảnh hưởng của muội, bụi công nghiệp làm thân cây bạch dương màu trắng bị sẫm màu.
Vận dụng thuyết tiến hoá của Darwin.
Khi thân cây bạch dương bị sẫm màu, những cá thể bướm trắng đậu trên thân cây dễ bị kẻ thù phát hiện và tiêu diệt, những cá thể bướm màu đen do đột biến lại có khả năng sống sót cao hơn, qua chọn lọc tự nhiên thì bướm đen dần phổ biến tạo thành quần thể bướm bạch dương có cánh sẫm màu.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, kính hiển vi, mẫu sinh vật và các dụng cụ thí nghiệm khác.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về sự sống và các sinh vật. Từ cấu trúc tế bào đến các hệ sinh thái phức tạp, sinh học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của sự sống và mối quan hệ giữa các loài.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK