Trang chủ Lớp 12 SGK Sinh 12 - Chân trời sáng tạo Chương 4. Bằng chứng và cơ chế tiến hóa Bài 15. Các bằng chứng tiến hóa trang 100, 101, 102 Sinh 12 Chân trời sáng tạo: Hoá thạch có ý nghĩa gì với việc nghiên cứu lịch sử tiến hoá của sinh giới?...

Bài 15. Các bằng chứng tiến hóa trang 100, 101, 102 Sinh 12 Chân trời sáng tạo: Hoá thạch có ý nghĩa gì với việc nghiên cứu lịch sử tiến hoá của sinh giới?...

Phân tích và giải Câu hỏi trang 100: MĐ, CH; Câu hỏi trang 101: LT 1, CH , LT 2; Câu hỏi trang 102: CH 1, CH 2; Câu hỏi trang 103: CH, VD bài 15. Các bằng chứng tiến hóa trang 100, 101, 102 Sinh 12 Chân trời sáng tạo. Bằng chứng về tổ tiên chung đã được phát hiện bởi các nhà khoa học nghiên cứu ở nhiều ngành khoa học khác nhau trong nhiều thế kỷ...Hoá thạch có ý nghĩa gì với việc nghiên cứu lịch sử tiến hoá của sinh giới?

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 100 Mở đầu

Bằng chứng về tổ tiên chung đã được phát hiện bởi các nhà khoa học nghiên cứu ở nhiều ngành khoa học khác nhau trong nhiều thế kỷ. Hãy tìm một số bằng chứng để chứng minh mọi sinh vật trên Trái Đất đều có chung một nguồn gốc.

Hướng dẫn giải :

Bằng chứng về tổ tiên chung đã được phát hiện bởi các nhà khoa học nghiên cứu ở nhiều ngành khoa học khác nhau trong nhiều thế kỷ.

Lời giải chi tiết :

Bằng chứng: mọi loài sinh vật đều có vật chất di truyền là ADN, đều có chung mã di truyền, có chung cơ chế phiên mã và dịch mã, có chung các giai đoạn của quá trình chuyển hoá vật chất như đường phân,…


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 100 Câu hỏi

Cho thêm các ví dụ về một số loại hoá thạch khác mà em biết.

Hướng dẫn giải :

Học sinh tự cho ví dụ mà em biết.

Lời giải chi tiết :

Ví dụ về một số loại hóa thạch: than đá, hóa thạch xương khủng long, hóa thạch thực vật,…


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 101 Luyện tập 1

Hoá thạch có ý nghĩa gì với việc nghiên cứu lịch sử tiến hoá của sinh giới?

Hướng dẫn giải :

Ý nghĩa của nghiên cứu hóa thạch.

Lời giải chi tiết :

Hóa thạch là những bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới, cho thấy các loài đã từng tồn tại và tiến hóa như thế nào theo thời gian.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 101 Câu hỏi

Quan sát Hình 15.2, hãy cho biết những biến đổi ở phần xương chi trước giúp mỗi loài thích nghi như thế nào.

image

Hướng dẫn giải :

Quan sát Hình 15.2

Lời giải chi tiết :

Do chức năng khác nhau nên chi trước ở các loài này có hình thái khác nhau:

- Ở cá sấu, chi trước để di chuyển, xương ngón và xương bàn phát triển.

- Ở cá voi, chi trước dùng để bơi, xương ngón dài, nhiều đốt

- Ở dơi và chim, chi trước để bay, xương nhỏ, dài, kẽ ngón có màng

- Ở người, chi trước để cầm nắm, ngón tay phát triển, các xương cổ tay linh hoạt.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 101 Luyện tập 2

Hãy nêu một số ví dụ về các cơ quan tương đồng.

Hướng dẫn giải :

Cơ quan tương đồng có cùng nguồn gốc nhưng khác chức năng.

Lời giải chi tiết :

Một số ví dụ về các cơ quan tương đồng: chi trước của người, cá voi, mèo, dơi... đều có xương cánh, xương cổ, xương bàn, xương ngón; gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 102 Câu hỏi 1

Hãy kể tên một số cơ quan thoái hoá ở người.

Hướng dẫn giải :

Cơ quan thoái hóa là trong quá trình tiến hóa đã bị tiêu giảm/mất chức năng.

Lời giải chi tiết :

Một số cơ quan thoái hoá ở người: xương cụt, ruột thừa, răng khôn, tá tràng.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 102 Câu hỏi 2

Học thuyết tế bào chứng minh điều gì về nguồn gốc của sinh giới?

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết học thuyết tế bào.

Lời giải chi tiết :

Học thuyết tế bào chứng minh tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 103 Câu hỏi

Quan sát Hình 15.5, dựa vào số lượng các amino acid sai khác trong chuỗi polypeptide của b-hemoglobin, hãy rút ra nhận xét về mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài động vật khác.

image

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 15.5

Lời giải chi tiết :

Nhận xét: Người có mối quan hệ họ hàng gần nhất với Gorilla, sau đó đến khỉ Rhesus và chuột, có họ hàng xa nhất với ếch và gà.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 103 Vận dụng

Giải thích vì sao bằng chứng sinh học phân tử là bằng chứng chính xác nhất để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật?

Hướng dẫn giải :

Bằng chứng sinh học phân tử là bằng chứng chính xác nhất để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật.

Lời giải chi tiết :

Vì các loài có hình thái và đặc điểm giống nhau chưa chắc có họ hàng gần với nhau, có thể đó là đặc điểm thích nghi phù hợp với môi trường sống, các đặc điểm này sẽ thay đổi tùy thuộc vào điều kiện môi trường. Còn các phân tử di truyền gần như không thay đổi dù môi trường xung quanh có biến động ra sao, nên bằng chứng sinh học phân tử là bằng chứng chính xác nhất để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, kính hiển vi, mẫu sinh vật và các dụng cụ thí nghiệm khác.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về sự sống và các sinh vật. Từ cấu trúc tế bào đến các hệ sinh thái phức tạp, sinh học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của sự sống và mối quan hệ giữa các loài.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK