Trang chủ Lớp 12 SGK Sinh 12 - Chân trời sáng tạo Chương 1. Di truyền phân tử và di truyền nhiễm sắc thể Bài 7. Di truyền học Mendel và mở rộng học thuyết Mendel trang 46, 47, 48 Sinh 12 Chân trời sáng tạo: Năm 1854, Mendel đã tiến hành thí nghiệm trên đậu hà lan (Pisum sativum)...

Bài 7. Di truyền học Mendel và mở rộng học thuyết Mendel trang 46, 47, 48 Sinh 12 Chân trời sáng tạo: Năm 1854, Mendel đã tiến hành thí nghiệm trên đậu hà lan (Pisum sativum)...

Giải chi tiết bài 7. Di truyền học Mendel và mở rộng học thuyết Mendel trang 46, 47, 48 Sinh 12 Chân trời sáng tạo - Bài 7. Di truyền học Mendel và mở rộng học thuyết Mendel. Năm 1854, Mendel đã tiến hành thí nghiệm trên đậu hà lan (Pisum sativum). Mục đích thí nghiệm để nghiên cứu việc di truyền các vật liệu di truyền từ bố mẹ đến các thế hệ con cháu...

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 46 Mở đầu

Năm 1854, Mendel đã tiến hành thí nghiệm trên đậu hà lan (Pisum sativum). Mục đích thí nghiệm để nghiên cứu việc di truyền các vật liệu di truyền từ bố mẹ đến các thế hệ con cháu. Vậy các vật liệu di truyền được truyền đạt cho thế hệ con cháu theo những quy luật nào?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào thí nghiệm của Mendel

Lời giải chi tiết :

Vậy các vật liệu di truyền được truyền đạt cho thế hệ con cháu theo quy luật phân li và quy luật phân li độc lập.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 46 Câu hỏi

Điểm khác biệt trong nghiên cứu di truyền các đặc tính ở sinh vật của Mendel so với các quan điểm di truyền học đương thời là gì?

Hướng dẫn giải :

Quan điểm của Mendel

Lời giải chi tiết :

Ông không cho rằng vật chất di truyền của bố mẹ được truyền nguyên vẹn cho thế hệ con, trong cơ thể con, vật chất di truyền của bố mẹ hòa trộn vào nhau nên mỗi cá thể con sinh ra giống cả bố và mẹ.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 47 Câu hỏi 1

Mendel đã chọn được các cây đậu hà lan có hoa màu trắng và cây có hoa màu tím thuần chủng bằng cách nào?

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng của Mendel

Lời giải chi tiết :

Mendel đã chọn được các cây đậu hà lan có hoa màu trắng và cây có hoa màu tím thuần chủng bằng cách tự thụ phấn qua nhiều thế hệ.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 47 Câu hỏi 2

Quan sát Hình 7.1 kết hợp đọc thông tin trong SGK, hãy xác định độ thuần chủng của P, F1, F2.

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 7.1

Lời giải chi tiết :

P: 100% thuần chủng

F1: 0% thuần chủng

F2: 50% thuần chủng


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 48 Câu hỏi

Dựa vào căn cứ nào để Mendel để xuất giả thuyết "mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định; màu hoa tím là tính trạng trội còn màu hoa trắng là tính trạng lặn; F1 mang cả nhân tố di truyền quy định màu hoa tím và trắng”?

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng của Mendel

Lời giải chi tiết :

Dựa vào thí nghiệm lai cho kết quả: 100% cây hoa trắng ở F2 thuần chủng; trong tổng số cây hoa tím ở F2 thì có 1/3 số cây thuần chủng, 2/3 số cây không thuần chủng.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 50 Câu hỏi

Quan sát Hình 7.6 kết hợp thông tin về kết quả thí nghiệm lai hai tính trạng của Mendel, hãy:

a) So sánh kết quả phân li kiểu hình với hai giả thuyết phân li độc lập và phân li phụ thuộc.

b) Giải thích vì sao Mendel kết luận giả thuyết phân li độc lập là đúng.

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 7.6

Lời giải chi tiết :

a)

- Phân li độc lập: 9:3:3:1

- Phân li phụ thuộc: 3:1

b) Hai cặp allele phân li độc lập nhau về các giao tử trong quá trình giảm phân dẫn đến mỗi giao tử chỉ có một allele ngẫu nhiên của gene và có xác suất như nhau.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 51 Luyện tập

Quan sát Hình 7.7 và cho biết điều kiện đề mỗi cặp allele phân li độc thấy sự phân li độc lập với cặp allele khác trong quá trình hình thành giao tử (điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập) là gì.

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 7.7

Lời giải chi tiết :

Điều kiện nghiệm đúng: các cặp NST phân li độc lập trong quá trình giảm phân.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 51 Câu hỏi

Vì sao nói "các quy luật di truyền của Mendel đặt nền móng cho di truyền học hiện đại”?

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết học thuyết di truyền Mendel

Lời giải chi tiết :

Mendel đã chứng minh sự di truyền tính trạng chính là sự truyền đạt nhân tố di truyền. Nhờ công trình của Mendel, các nguyên tắc cơ bản về sự phân li và tổ hợp của các nhân tố di truyền đã được sáng tỏ.

→ Các quy luật di truyền của Mendel đặt nên móng cho di truyền học hiện đại.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 52 Câu hỏi

Ở cây hoa mõm sói (Antirhinum majus), allele A quy định tổng hợp sắc tố đỏ cho hoa, allele a không có khả năng tổng hợp sắc tố đỏ. Hãy giải thích vì sao cây có kiểu gene Aa lại có màu hồng.

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 7.8

Lời giải chi tiết :

Ở trạng thái dị hợp, một allele tạo ra sản phẩm thì lượng sản phẩm tạo ra bằng một nửa so với thể đồng hợp hai allele cùng tạo sản phẩm protein nên không đủ để hình thành kiểu hình bình thường → hình thành kiểu hình pha trộn giữa trắng và đỏ (hồng)


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 53 Câu hỏi

Có nhiều trường hợp sản phẩm của các gene khác nhau có thể tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng. Những hiện tượng đó có mâu thuẫn với quy luật phân li độc lập hay không? Giải thích.

Hướng dẫn giải :

Có nhiều trường hợp sản phẩm của các gene khác nhau có thể tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng.

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng đó và quy luật phân li độc lập không mâu thuẫn với nhau. Hai quy luật này bổ sung cho nhau để giải thích sự di truyền của các tính trạng ở sinh vật.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 53 Luyện tập

Nếu cho hai cá thể chuột nhảy Meriones unguiculatus màu trắng và lông màu đen lai với nhau, thế hệ con có thể có những cá thể mang màu lông như thế nào? Giải thích.

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 7.10

Lời giải chi tiết :

Nếu cho hai cá thể chuột nhảy Meriones unguiculatus màu trắng và lông màu đen lai với nhau, thế hệ con có thể có những cá thể mang màu lông đen, nâu và trắng. Vì kiểu gene AaBb x aabb sẽ ra tổ hợp 3 kiểu hình.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 54 Vận dụng

Tính trạng màu da ở người do khoảng 20 cặp gene chi phối, trong đó mỗi allele trội tổng hợp một lượng nhỏ sắc tố melanin làm cho da có màu sẫm. Trong một gia đình có bố da nâu sẫm, mẹ da trắng nhưng sinh ra con lại có màu da nâu sáng. Hãy giải thích vì sao người con đó không có màu da giống hoàn toàn bố hoặc mẹ.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết các quy luật di truyền.

Lời giải chi tiết :

- Người con có màu da nâu sáng do sự tương tác gen và tính trạng đa alen.

- Con có thể nhận alen từ bố và mẹ để tạo ra kiểu gen khác với cả bố và mẹ, dẫn đến màu da khác biệt.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, kính hiển vi, mẫu sinh vật và các dụng cụ thí nghiệm khác.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về sự sống và các sinh vật. Từ cấu trúc tế bào đến các hệ sinh thái phức tạp, sinh học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của sự sống và mối quan hệ giữa các loài.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK