Trang chủ Lớp 11 SBT Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo Chương III. Điện trường Bài 11. Định luật Coulomb về tương tác tĩnh điện trang 39, 40, 41, 42 SBT Vật lý 11 Chân trời sáng tạo: Điện tích của một electron có giá trị bằng bao nhiêu?...

Bài 11. Định luật Coulomb về tương tác tĩnh điện trang 39, 40, 41, 42 SBT Vật lý 11 Chân trời sáng tạo: Điện tích của một electron có giá trị bằng bao nhiêu?...

Áp dụng lí thuyết về điện tích. Giải Trắc nghiệm, Tự luận - Bài 11. Định luật Coulomb về tương tác tĩnh điện trang 39, 40, 41, 42 SBT SGK Vật lý 11 Chân trời sáng tạo - Chương III. Điện trường. Điện tích của một electron có giá trị bằng bao nhiêu?...

Câu hỏi:

Trắc nghiệm

11.1

Đề bài:

Điện tích của một electron có giá trị bằng bao nhiêu?

A. 1,6.10-19 C.

B. -1,6.10-19 C.

C. 3,2.10-19 C.

D. -3,2.10-19 C.

Phương pháp giải

Áp dụng lý thuyết về điện tích

Lời giải chi tiết :

Điện tích của một electron có giá trị bằng -1,6.10-19 C.

Đáp án B

11.2

Đề bài:

Thông thường sau khi sử dụng khăn lông để lau mắt kính ta thấy sẽ có một vài mảnh vụn của lông tơ còn bám lại trên kính, đó là hiện tượng nhiễm điện do

A. hưởng ứng.

B. tiếp xúc.

C. cọ xát.

D. khác cấu tạo vật chất.

Phương pháp giải

Áp dụng lý thuyết về hiện tượng nhiễm điện

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.

Đáp án C

11.3

Đề bài:

Công thức nào dưới đây xác định độ lớn lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm q1, q2 đặt cách nhau một khoảng r trong chân không, với \(k = {9.10^9}.\frac{{N{m^2}}}{{{C^2}}}\) là hằng số Coulomb?

A. \(F = \frac{{{r^2}}}{{k\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}\)

B. \(F = {r^2}\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{k}\)

C. \(F = \frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{k{r^2}}}\)

D. \(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)

Phương pháp giải

Áp dụng công thức định luật Coulomb

Lời giải chi tiết :

\(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\) xác định độ lớn lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm q1, q2 đặt cách nhau một khoảng r trong chân không, với \(k = {9.10^9}.\frac{{N{m^2}}}{{{C^2}}}\) là hằng số Coulomb

Đáp án D

11.4

Đề bài:

Trong các hình biểu diễn lực tương tác tĩnh điện giữa các điện tích (có cùng độ lớn điện tích và đứng yên) dưới đây. Hình nào biểu diễn không chính xác?

Phương pháp giải

Áp dụng lý thuyết về hai loại điện tích

Lời giải chi tiết :

Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.

Đáp án A

11.5

Đề bài:

Xét hai điện tích điểm q1 và q2 có tương tác đẩy. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. q1>0 và q2

B. q12>0.

C. q1q2>0.

D. q1q2

Phương pháp giải

Áp dụng lý thuyết về hai loại điện tích

Lời giải chi tiết :

Đối với hai điện tích điểm q1 và q2 có tương tác đẩy, nghĩa là chúng mang điện tích cùng dấu với nhau, do đó q1q2>0

11.6

Đề bài:

Xét ba điện tích q0, q1 và q2 đặt tại ba điểm khác nhau trong không gian. Biết lực do q1 và q2 tác dụng lên q0 lần lượt là \(\overrightarrow {{F_{10}}} \)và \(\overrightarrow {{F_{20}}} \). Biểu thức nào sau đây xác định lực tĩnh điện tổng hợp tác dụng lên điện tích q0 ?

image

Phương pháp giải

Áp dụng nguyên lý tổng hợp lực

Lời giải chi tiết :

Theo nguyên lý tổng hợp lực nên công thức đúng là \(\overrightarrow {{F_0}} = \overrightarrow {{F_{10}}} + \overrightarrow {{F_{20}}} \)

Đáp án B

11.7

Đề bài:

Hai điện tích điểm có độ lớn không đổi được đặt trong cùng một môi trường có hằng số điện môi là ε, nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích lên 2 lần thì lực tương tác giữa chúng sẽ

A. tăng 2 lần.

B. giảm 2 lần.

C. tăng 4 lần.

D. giảm 4 lần.

Phương pháp giải

Sử dụng mối quan hệ giữa lực và khoảng cách giữa hai điện tích

Lời giải chi tiết :

Vì \(F \sim \frac{1}{{{r^2}}}\)nên khi khoảng cách giữa chúng tăng 2 lần thì lực tương tác sẽ giảm 4 lần.

Đáp án D

11.8

Đề bài:

Đưa một thanh kim loại tích điện dương lại gần một chiếc đĩa chưa tích điện và cô lập về điện thì

A. điện tích của đĩa sẽ thay đổi hoặc bằng 0 , phụ thuộc vào khoảng cách giữa thanh kim loại và đĩa.

B. điện tích của đĩa vẫn bằng 0 .

C. đĩa tích điện dương.

D. đĩa tích điện âm.

Phương pháp giải

Sử dụng lý thuyết tương tác giữa các điện tích

Lời giải chi tiết :

Khi đưa một thanh kim loại tích điện dương lại gần một vị trí trên đĩa thì đĩa sẽ bị nhiễm điện do hưởng ứng ở hai đầu, tuy nhiên xét cả đĩa thì điện tích của đĩa không thay đổi.

Đáp án B

11.9

Đề bài:

Hai điện tích điểm cùng độ lớn 10-9 C đặt trong chân không. Khoảng cách giữa chúng bằng bao nhiêu để lực tĩnh điện giữa chúng có độ lớn 2,5.10-6 N ?

A. 0,06 cm.

B. 6 cm.

C. 36 cm.

D. 6m.

Phương pháp giải

Áp dụng định luật Coulomb

Lời giải chi tiết :

Ta có \(F = k\frac{{{q^2}}}{{{r^2}}} \Rightarrow r = \sqrt {\frac{k}{F}} \left| q \right| = \sqrt {\frac{{{{9.10}^9}}}{{2,{{5.10}^{ - 6}}}}} {.10^{ - 9}} = 0,06m\)

11.10

Đề bài:

Mỗi hại bụi li ti trong không khí mang điện tích q=−9,6⋅10−13C. Hỏi mỗi hại bụi ấy thừa hay thiếu bao nhiêu electron? Biết điện tích electron có độ lớn là 1,6.10-19 C.

A. Thừa 6,106 hạt.

B. Thừa 6.105 hạt.

C. Thiếu 6,106 hạt.

D. Thiếu 6.105 hạt.

Phương pháp giải

Áp dụng công thức tính số hạt

Lời giải chi tiết :

Số electron là: \({N_e} = \left| {\frac{q}{e}} \right| = \left| {\frac{{ - 9,{{6.10}^{ - 13}}}}{{ - 1,{{6.10}^{ - 19}}}}} \right| = {6.10^6}\) hạt. Vì q 6 hạt electron.

Đáp án A

11.11

Đề bài:

Hai điện tích điểm +2Q và -Q được đặt cố định tại hai điểm như Hình 11.1. Phải đặt điện tích q0 ở trị trí nào thì lực điện do +2Q và -Q tác dụng lên điện tích q0 có thể cân bằng nhau?

image

A. Vị trí (1).

B. Vị trí (2).

C. Vị trí (3).

D. Vị trí (4)

Phương pháp giải

Áp dụng lý thuyết tương tác giữa hai loại điện tích

Lời giải chi tiết :

Vì hai điện tích trái dấu, nên lực do mỗi điện tích tác dụng lên điện tích q0 chỉ ngược chiều khi đặt q0 trên đường thẳng nối hai điện tích và nằm ngoài khoảng giữa hai điện tích và gần điện tích có độ lớn yếu hơn (gần điện tích -Q hơn). Gọi r1, r2 là khoảng cách từ điện tích q1=2Q, q2=−Q đến điện tích q0 và r là khoảng cách giữa hai điện tích ấy.

Vì lực do q1 và q2 tác dụng lên q0 cân bằng nhau nên:

\({F_{10}} = {F_{20}} \Rightarrow \frac{{\left| {{q_1}} \right|}}{{r_1^2}} = \frac{{\left| {{q_2}} \right|}}{{r_2^2}} \Rightarrow {r_1} = \sqrt 2 {r_2}\)

Mà \({r_1} = {r_2} + r \Rightarrow {r_2} = \frac{r}{{\sqrt 2 - 1}} > r\)

Đáp án D


Câu hỏi:

Tự luận

11.1

Đề bài:

Hãy nêu các cách làm một vật bị nhiễm điện và đưa ra ví dụ minh hoạ cho từng cách.

Phương pháp giải

Dựa vào lý thuyết các cách làm một vật bị nhiễm điện

Lời giải chi tiết :

Có ba cách làm vật bị nhiễm điện:

- Nhiễm điện do cọ xát: Chà xát thước nhựa lên bàn thì thấy sau đó thước nhựa có thể hút các vụn giấy.

- Nhiễm điện do tiếp xúc: Cho quả cầu nhiễm điện tiếp xúc với quả cầu trung hoà về điện thì quả cầu lúc sau cũng nhiễm điện.

- Nhiễm điện do hưởng ứng: Đưa một đầu của thanh nhiễm điện lại gần một thanh trung hoà về điện thì thấy một đầu của thanh cũng nhiễm điện.

11.2

Đề bài:

Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Phương pháp giải

Dựa vào định luật Coulomb

Lời giải chi tiết :

Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không phụ thuộc vào giá trị của hai điện tích điểm, khoảng cách giữa chúng và môi trường mà chúng được đặt vào.

11.3

Đề bài:

Hãy so sánh định tính độ lớn lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm trong trường hợp hai điện tích được đặt trong một chất điện môi và đặt trong chân không.

Phương pháp giải

Dựa vào định luật Coulomb

Lời giải chi tiết :

Độ lớn lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm trong trường hợp hai điện tích được đặt trong chất điện môi sẽ nhỏ hơn trường hợp hai điện tích được đặt trong chân không vì độ lớn lực tĩnh điện tỉ lệ nghịch với hằng số điện môi.

11.4

Đề bài:

Khi đưa một đầu của thanh nhiễm điện âm lại gần một quả cầu không tích điện thì thanh và quả cầu có tương tác hút hoặc đẩy nhau hay không? Vì sao?

Phương pháp giải

Dựa vào lý thuyết nhiễm điện do hưởng ứng

Lời giải chi tiết :

Khi đưa một đầu của thanh nhiễm điện âm lại gần một quả cầu không tích điện thì thanh và quả cầu sẽ hút nhau vì quả cầu bị nhiễm điện do hưởng ứng với phần quả cầu nằm gần thanh bị nhiễm điện dương.

11.5

Đề bài:

Trong giờ học Vật lí, một bạn học sinh phát biểu rằng: "Khi đưa một vật A nhiễm điện lại gần một vật B không nhiễm điện thì vật B bị nhiễm điện do hưởng ứng và tổng điện tích của vật B khác 0”. Hãy nhận xét về phát biểu trên của bạn học sinh này.

Phương pháp giải

Dựa vào lý thuyết nhiễm điện do hưởng ứng

Lời giải chi tiết :

Phát biểu trên của bạn học sinh không hợp lý vì vật B bị nhiễm điện do hưởng ứng nhưng tổng điện tích của vật B vẫn bằng 0 do vật B không có trao đổi điện tích với vật A.

11.6

Đề bài:

Các xe bồn chở xăng/dầu thường được treo một sợi dây xích dài làm bằng sắt dưới gầm xe. Trong quá trình di chuyển sẽ có những lúc dây xích được chạm nhẹ xuống mặt đường. Hãy giải thích vì sao người ta phải làm như vậy.

Phương pháp giải

Dựa vào lý thuyết nhiễm điện do cọ xát

Lời giải chi tiết :

Vì khi di chuyển, thân xe chở xăng/dầu có thể cọ xát với không khí và thành của bồn chứa nên dễ bị nhiễm điện gây ra cháy nổ. Do vậy các xe chở xăng dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường để truyền điện tích dư từ xe xuống mặt đường.

11.7

Đề bài:

Xét ba quả cầu nhỏ A, B, C được đặt trên một mặt bàn nằm ngang, trơn nhẵn và cách điện trong không khí. Biết rằng quả cầu A mang điện tích dương, quả cầu B và quả cầu C mang điện tích âm. Cho quả cầu B di chuyển trên đoạn thẳng nối tâm quả cầu A và quả cầu C. Trong quá trình di chuyển đó, có bao nhiêu vị trí để quả cầu B nằm cân bằng dưới tác dụng của lực tĩnh điện.

Phương pháp giải

Dựa vào tác dụng lực tĩnh điện

Lời giải chi tiết :

Không có vị trí nào trên đoạn thẳng nối giữa quả cầu A và quả cầu C để quả cầu B nằm cân bằng dưới tác dụng của lực tĩnh điện. Vì lực tĩnh điện do quả cầu A tác dụng lên quả cầu B và do quả cầu C tác dụng lên quả cầu B luôn cùng phương, cùng chiều nên không thể cân bằng.

11.8

Đề bài:

Độ lớn lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm q1 và q2 sẽ thay đổi như thế nào nếu ta tăng khoảng cách giữa hai điện tích lên gấp đôi và giảm độ lớn q1 xuống một nửa.

Phương pháp giải

Dựa vào tác dụng lực tĩnh điện

Lời giải chi tiết :

Giảm 8 lần vì lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

11.9

Đề bài:

Ban đầu, khi hai điện tích điểm được đặt trong chân không thì độ lớn lực tĩnh điện giữa chúng là F. Sau đó, hai điện tích điểm được đặt trong môi trường điện môi A sao cho giá trị hai điện tích và khoảng cách giữa chúng được giữ không đổi. Khi đó, độ lớn lực tĩnh điện giữa chúng là \(\frac{F}{{4,5}}\). Hãy xác định giá trị hằng số điện môi của môi trường A.

Phương pháp giải

Dựa vào tác dụng lực tĩnh điện

Lời giải chi tiết :

Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm trong môi trường A giảm 4,5 lần so với trường hợp hai điện tích điểm trong chân không, suy ra hằng số điện môi của môi trường A bằng 4,5.

11.10

Đề bài:

Hai điện tích điểm q1=8⋅10−8Cvà q2=−3⋅10−8Cđặt trong không khí tại hai điểm A và B cách nhau 3 cm. Đặt điện tích điểm q0=10−8C tại điểm M là trung điểm của AB. Biết \(k = {9.10^9}\frac{{N{m^2}}}{{{C^2}}}\), tính lực tĩnh điện tổng hợp do q1 và q2 tác dụng lên q0.

Phương pháp giải

Tổng hợp lực điện

Lời giải chi tiết :

Lực tĩnh điện do q1 và q2 gây ra tại M cùng hướng với nhau nên:

\({F_0} = {F_{10}} + {F_{20}} = k\frac{{\left| {{q_0}} \right|(\left| {{q_1}} \right| + \left| {{q_2}} \right|)}}{{{{\left( {\frac{{AB}}{2}} \right)}^2}}} = {9.10^9}\frac{{{{10}^{ - 8}}.({{8.10}^{ - 8}} + {{3.10}^{ - 8}})}}{{{{\left( {\frac{{0,03}}{2}} \right)}^2}}} = 0,044N\)

Lực tĩnh điện tổng hợp tác dụng lên q0 có phương trùng với đường nối AB và hướng về phía q2.

11.11

Đề bài:

Cho hai điện tích điểm q1=6μC và q2=54μC đặt tại hai điểm A, B trong không khí cách nhau 6 cm. Sau đó người ta đặt một điện tích q3 tại điểm C.

a) Xác định vị trí điểm C để điện tích q3 nằm cân bằng.

b) Xác định dấu và độ lớn của q3 để cả hệ cân bằng.

Phương pháp giải

Tổng hợp lực điện

Lời giải chi tiết :

a) Do q1q2>0, nên để q3 cân bằng thì q3 phải nằm trong đoạn AB.

Ta có:

\(\begin{array}{l}\overrightarrow {{F_3}} = \overrightarrow {{F_{13}}} + \overrightarrow {{F_{23}}} = \overrightarrow 0 \\ \Rightarrow {F_{13}} = {F_{23}} \Leftrightarrow k\frac{{\left| {{q_1}{q_3}} \right|}}{{\varepsilon A{C^2}}} = k\frac{{\left| {{q_2}{q_3}} \right|}}{{\varepsilon B{C^2}}} \Leftrightarrow \frac{6}{{A{C^2}}} = \frac{{54}}{{B{C^2}}} \Leftrightarrow 3AC - BC = 0\end{array}\)

Mà AC + BC = AB = 6 cm => AC = 1,5 cm và BC = 4,5 cm .

Vậy điểm C cách điểm A và B lần lượt là 1,5 cm và 4,5 cm.

b) Vì q1q2>0, nên lực tác dụng lên q2 là lực đẩy. Vậy để hệ cân bằng thì q3

\({F_{12}} = {F_{32}} \Leftrightarrow k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon A{B^2}}} = k\frac{{\left| {{q_2}{q_3}} \right|}}{{\varepsilon B{C^2}}} \Leftrightarrow \frac{{\left| {{q_1}} \right|}}{{A{B^2}}} = \frac{{\left| {{q_3}} \right|}}{{B{C^2}}} \Rightarrow \left| {{q_3}} \right| = \left| {{q_1}} \right|\frac{{B{C^2}}}{{A{B^2}}} = 6.{\left( {\frac{{4,5}}{6}} \right)^2} = 3,375\mu C\)

Vậy điện tích của q3 là −3,375μC

11.12

Đề bài:

Xét hai quả cầu kim loại nhỏ giống nhau mang các điện tích q1 và q2 đặt trong không khí cách nhau 2 cm, đẩy nhau bằng một lực có độ lớn 2,7.10-4 N. Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi lại đưa về vị trí ban đầu thì lực đẩy giữa chúng có độ lớn 3,6.10-4 N. Tính q1 và q2.

Phương pháp giải

Áp dụng định luật Coubomb

Lời giải chi tiết :

Ban đầu: \(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{R^2}}} \Rightarrow \left| {{q_1}{q_2}} \right| = \frac{{F{R^2}}}{k} \Rightarrow {q_1}{q_2} = 1,{2.10^{ - 17}}{C^2}\)

Vì hai quả cầu như nhau và hệ cô lập về điện, nên sau khi tiếp xúc điện tích trên mỗi quả cầu là \({q_1}’ = {q_2}’ = \frac{{{q_1} + {q_2}}}{2}\)

Khi \(F’ = \frac{k}{{{R^2}}}{\left( {\frac{{{q_1} + {q_2}}}{2}} \right)^2} \Leftrightarrow {\left( {{q_1} + {q_2}} \right)^2} = \frac{{4F'{R^2}}}{k} \Leftrightarrow {q_1} + {q_2} = \pm \sqrt {\frac{{4F'{R^2}}}{k}} = \pm {8.10^{ - 9}}C\)

Trường hợp 1:

\(\begin{array}{l}{q^2} - {8.10^{ - 9}}q + 1,{2.10^{ - 17}} = 0\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{q_1} = {2.10^{ - 9}}C\\{q_2} = {6.10^{ - 9}}C\end{array} \right.or\left\{ \begin{array}{l}{q_1} = {6.10^{ - 9}}C\\{q_2} = {2.10^{ - 9}}C\end{array} \right.\end{array}\)

Trường hợp 2:

\(\begin{array}{l}{q^2} + {8.10^{ - 9}}q + 1,{2.10^{ - 17}} = 0\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{q_1} = - {2.10^{ - 9}}C\\{q_2} = - {6.10^{ - 9}}C\end{array} \right.or\left\{ \begin{array}{l}{q_1} = - {6.10^{ - 9}}C\\{q_2} = - {2.10^{ - 9}}C\end{array} \right.\end{array}\)

Dụng cụ học tập

Học Vật Lý cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như máy đo, nam châm, dây dẫn.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Vật lý học là môn khoa học tự nhiên khám phá những bí ẩn của vũ trụ, nghiên cứu về vật chất, năng lượng và các quy luật tự nhiên. Đây là nền tảng của nhiều phát minh vĩ đại, từ lý thuyết tương đối đến công nghệ lượng tử.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK