Trang chủ Lớp 10 SBT Địa lí 10 - Chân trời sáng tạo Chương 4. Khí quyển Bài 10: Mưa trang 33, 34, 5, 36, 37 SBT Địa lý 10 Chân trời sáng tạo: Vì sao những vùng áp thấp lại có lượng mưa lớn?...

Bài 10: Mưa trang 33, 34, 5, 36, 37 SBT Địa lý 10 Chân trời sáng tạo: Vì sao những vùng áp thấp lại có lượng mưa lớn?...

Đọc thông tin trong mục I. Phân tích và giải Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 - Bài 10: Mưa trang 33, 34, 5, 36, 37 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - Chương 4. Khí quyển. Em hãy điền nội dung thích hợp vào chỗ trống (…. ) trong đoạn văn sau: Mưa là nước rơi ở trạng thái……hay……. từ các đám mây xuống bề mặt Trái Đất. Để mưa rơi xuống đất...Vì sao những vùng áp thấp lại có lượng mưa lớn?

Câu hỏi:

Câu 1

Em hãy điền nội dung thích hợp vào chỗ trống (….) trong đoạn văn sau:

Mưa là nước rơi ở trạng thái……hay…….từ các đám mây xuống bề mặt Trái Đất. Để mưa rơi xuống đất, các hạt giọt nước phải thắng được………và…… trên đường đi của chúng. Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa và sự phân bố mưa trên Trái Đất gồm 5 nhân tố: …………………………Lượng mưa được phân bố khác nhau theo………………….và……….

Hướng dẫn giải :

- Đọc thông tin trong mục I.

Lời giải chi tiết :

Mưa là nước rơi ở trạng thái lỏng hay rắn từ các đám mây xuống bề mặt Trái Đất. Để mưa rơi xuống đất, các hạt giọt nước phải thắng được sức cản của không khí và sự bay hơi trên đường đi của chúng. Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa và sự phân bố mưa trên Trái Đất gồm 5 nhân tố: khí áp, Frông, gió, dòng biển, địa hình. Lượng mưa được phân bố khác nhau theo vĩ độ và khu vực.


Câu hỏi:

Câu 2

Trung đang thắc mắc vì sao trên Trái Đất có những khu vực mưa nhiều, những khu vực mưa rất ít. Em hãy đóng vai thầy hoặc cô giáo, giải thích các câu hỏi về các nhân tố ảnh hương đến lượng mưa của Trung nhé.

1. Vì sao những vùng áp thấp lại có lượng mưa lớn?

2. Ngược lại, vì sao những vùng khí áp cao lại mưa rất ít hoặc không có mưa?

3. Frông là gì? Tại sao frông thường gây ra mưa?

4. Mô tả đặc điểm mưa ở frông nóng và frông lạnh.

5. Mưa frông hay mưa dải hội tụ là gì?

6. Hãy cho ví dụ về vai trò của gió đến hình thành mưa ở một địa điểm

7. Tại sao dòng biển nóng lại gây mưa nhiều?

8. Ngược lại, vì sao những khu vực có dòng biển lạnh chảy qua lại mưa ít?

9. So sánh lượng mưa ở sườn núi đón gió và sườn núi khuất gió.

10. Vì sao ở những sườn núi, đỉnh núi cao thường ít mưa?

Hướng dẫn giải :

- Đọc thông tin mục 1.

Lời giải chi tiết :

1. Vì sao những vùng áp thấp lại có lượng mưa lớn?

Do đây là khu vực hút gió, có không khí ẩm liên tục bốc lên cao, ngưng tụ và tạo thành mây, sinh ra mưa

2. Ngược lại, vì sao những vùng khí áp cao lại mưa rất ít hoặc không có mưa?

Do ở các vùng khí áp cao có gió thổi đi, không khí không bốc hơi lên được nên mưa rất ít hoặc không mưa.

3. Frông là gì? Tại sao frông thường gây ra mưa?

- Frông là lớp tiếp xúc giữa hai khối khí có tính chất khác nhau

- Dọc các frông nóng và frông lạnh luôn có tranh chấp giữa các khối không khí đã gây nên các nhiễu loạn không khí tạo mây và sinh ra mưa

4. Mô tả đặc điểm mưa ở frông nóng và frông lạnh.

- Frông nóng thường có sương mù xuất hiện, gió mạnh và giật từng đợt.

- Frông lạnh thường có mưa rào, đôi khi có mưa đá, phạm vi mưa hẹp hơn frông nóng.

5. Mưa frông hay mưa dải hội tụ là gì?

Miền có frông hoặc dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều gọi là mưa frông hoặc mưa dải hội tụ.

6. Hãy cho ví dụ về vai trò của gió đến hình thành mưa ở một địa điểm

Vào mùa hạ tại Việt Nam gió mùa mùa hạ hoạt động theo hướng Tây Nam gây mưa lớn cho khu vực Nam Bộ

7. Tại sao dòng biển nóng lại gây mưa nhiều?

Vì không khí bốc lên mang nhiều hơi nước, tạo mây gây mưa

8. Ngược lại, vì sao những khu vực có dòng biển lạnh chảy qua lại mưa ít?

Vì không khí không bốc lên được nên rất khô hạn

9. So sánh lượng mưa ở sườn núi đón gió và sườn núi khuất gió.

Sườn đón gió thường mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít

10. Vì sao ở những sườn núi, đỉnh núi cao thường ít mưa?

Vì càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều, tới một độ cao nhất định, độ ẩm không khí giảm sẽ không còn mưa.


Câu hỏi:

Câu 3

Những ý sau đây đúng (Đ) hay sai (S)? Đánh dấu (X) vào các ô tương ứng bên cạnh mỗi ý

1. Vùng khí áp cao thường có lượng mưa lớn.

2. Khu vực cận chí tuyến thường ít mưa hoặc không mưa

3. Miền có frông hay dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều

4, Frông lạnh thường có sương mù, gió mạnh và giật từng đợt

5. Frông nóng có phạm vi rộng hơn frông lạnh

6. Mưa đá đôi khi xuất hiện trong frông lạnh

7. Càng vào sâu trong lục địa thì mưa càng ít

8. Miền nằm trong đới gió Tín phong có mưa nhiều

9. Miền khí hậu gió mùa thường có mưa ít

10. Mùa đông thường có gió thổi từ đại dương vào lục địa

11. Trong lục địa, mưa do ngưng kết hơi nước từ sông, hồ, ao, thực vật

Hướng dẫn giải :

- Đọc thông tin thông tin mục I

Lời giải chi tiết :

1. Vùng khí áp cao thường có lượng mưa lớn. (S)

2. Khu vực cận chí tuyến thường ít mưa hoặc không mưa (Đ)

3. Miền có frông hay dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều (Đ)

4, Frông lạnh thường có sương mù, gió mạnh và giật từng đợt (S)

5. Frông nóng có phạm vi rộng hơn frông lạnh (Đ)

6. Mưa đá đôi khi xuất hiện trong frông lạnh (Đ)

7. Càng vào sâu trong lục địa thì mưa càng ít (Đ)

8. Miền nằm trong đới gió Tín phong có mưa nhiều (S)

9. Miền khí hậu gió mùa thường có mưa ít (S)

10. Mùa đông thường có gió thổi từ đại dương vào lục địa (S)

11. Trong lục địa, mưa do ngưng kết hơi nước từ sông, hồ, ao, thực vật (Đ)


Câu hỏi:

Câu 4

Em hãy ghép những mảnh thông tin dưới đây với đám mây chứa lượng mưa tương ứng

image

Hướng dẫn giải :

Em hãy ghép những mảnh thông tin dưới đây với đám mây chứa lượng mưa tương ứng

Lời giải chi tiết :

- Mưa nhiều: dòng biển nóng, frông, gió mùa, khí áp thấp, sườn núi đón gió, dải hội tụ nhiệt đới.

- Mưa ít hoặc không mưa: khí áp cao, sườn núi khuất gió, dòng biển lạnh, đỉnh núi cao, gió tín phong.


Câu hỏi:

Câu 5

Dựa vào nội dung mục II, bài 10 trong SGK, em hãy hoàn thành sơ đồ sau:

image

Hướng dẫn giải :

- Đọc thông tin trong mục II

Lời giải chi tiết :

- Phân bố mưa theo vĩ độ:

+ Xích đạo mưa nhiều nhất, lượng mưa > 1200mm

+ Ôn đới mưa tương đối nhiều, lương mưa từ 400-1200 mm

+ Chí tuyến mưa tương đối ít, lượng mưa 600-700 mm

+ Cực và cận cực mưa rất ít, lượng mưa dưới 200 mm

- Phân bố mưa theo khu vực:

+ Khu vực mưa nhiều: Đông Nam Á, Trung Phi, Nam Mỹ, Đông Nam Hoa Kỳ. Nguyên nhân do vị trí gần biển, có dòng biển nóng đi qua, chịu ảnh hưởng của gió mùa. Lượng mưa trên 1000 mm

+ Khu vực mưa ít: Bắc Phi, Trung và Tây Nam Á. Nguyên nhân do vị trí sâu trong lục địa, có dòng biển lạnh chảy ven bờ. Lượng mưa dưới 200 mm.


Câu hỏi:

Câu 6

Dựa vào hình 10.2 trong SGK, em hãy điền tên một số địa điểm trên các lục địa có lượng mưa trung bình năm khác nhau vào bảng sau

image

Hướng dẫn giải :

- Quan sát hình 10.2

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

Câu 7

Em hãy sưu tầm hình ảnh về những nơi mưa nhiều và những nơi mưa ít trên Trái Đất. Dán hình ảnh vào các ô bên dưới và viết những thông tin theo gợi ý dưới đây: Đặc điểm, vị trí địa lí, đặc điểm lượng mưa

Hướng dẫn giải :

- Sưu tầm ảnh

Lời giải chi tiết :

Địa điểm mưa nhiều:

image

- Vườn quốc gia Cúc Phương

- Đặc điểm: rừng nhiệt đới, cây cối quanh năm xanh tốt

- Vị trí địa lí: thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa (Miền Bắc Việt Nam)

- Lượng mưa: trên 2000 mm/năm

Địa điểm mưa ít:

image

- Sa mạc Sahara

- Đặc điểm: Khí hậu khô nóng, lượng mưa rất thấp, nhiệt độ cao, biên độ nhiệt lớn, hệ động thực vật nghèo nàn

- Vị trí địa lí: Nằm ở khu vực khí hậu lục địa khô, ven biển có dòng biển lạnh

- Lượng mưa: Dưới 100 mm/năm

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Địa lý học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng tự nhiên. Môn học này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường sống của mình và những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống con người, từ đó bảo vệ và phát triển bền vững.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK