Em hãy xác định loại gió được nhắc đến trong các đoạn thông tin dưới đây
1. A thổi quanh năm từ áp cao cực về áp thấp ôn đới
A là………………………..
2. B là hiện tượng gió khô, nóng thổi từ trên núi xuống sườn khuất gió.
B là …………………………..
3. C hình thành do sự hấp thụ và tỏa nhiệt không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa.
C là………………………………
4. D là gió tín phong, thổi đều đặn từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo.
D còn có tên gọi khác là……………………..
5. E thổi quanh năm theo hướng tây nam ở bán cầu Bắc, hướng tây bắc ở bán cầu Nam
E là………………
6. G hình thành do sự chênh lệch nhiệt độ giữa sườn núi và thung lũng.
G là ………………………….
7. Mùa hè H thường ẩm và gây mưa lớn, mùa đông H thường lạnh và khô.
H là……………………
8. I thay đổi hướng theo chu kì ngày đêm, thường ở vùng ven biển.
I là ………………….
9. K có hướng gió thổi trong năm ngược chiều nhau.
K là………………………
10. L thường gây ra những đợt sóng lạnh ở ôn đới vào mùa đông
L là…………………..
- Đọc thông tin trong mục I,II.
1. Gió đông cực
2. Gió phơn
3. Gió mùa
4. Gió mậu dịch
5. Gió Tây ôn đới
6. Gió thung lũng, gió núi
7. Gió mùa
8. Gió biển, gió đất
9. Gió mùa
10. Gió Đông cực
Dựa vào hình 9, em hãy mô tả sự thay đổi khí áp theo độ cao. Giải thích tại sao.
Quan sát hình 9 và đọc thông tin mục I (khí áp)
- Khí áp thay đổi theo độ cao, càng lên cao khí áp càng giảm, tạo mặt đất khí áp đạt 1000mb giảm xuống còn 100mb khi đạt độ cao 12km và khi lên đến độ cao 50km khí áp còn lại 1mb.
- Khí áp giảm theo độ cao do càng lên cao không khí càng loãng, sức nén của không khí càng nhỏ nên khí áp càng giảm.
Em hãy chọn đáp án đúng (Đ) hoặc đáp án sai (S) trong các câu sau, nếu sai em hãy gạch chân chỗ sai và sửa lại cho đúng.
1. Càng lên cao không khí càng đặc, sức nén của không khí càng nhỏ nên khí áp càng giảm mạnh. (Đ/S)
Sửa lại:……………………………..
2. Khí áp dao động trong ngày và trong năm do nhiệt độ thay đổi. (Đ/S)
Sửa lại:……………………..
3. Trong năm, trên lục địa vào mùa hạ hình thành áp cao, mùa đông có áp thấp. (Đ/S)
Sửa lại:…………………………….
4. Khí áp tăng khi nhiệt độ tăng. (Đ/S)
Sửa lại:……………………………….
5. Không khí chứa nhiều hơi nước thì khí áp sẽ tăng. (Đ/S)
Sửa lại:…………………………………
6. Tỉ trọng của không khí có hơi nước nhẹ hơn tỉ trọng của không khí khô. (Đ/S)
Sửa lại:……………………………………
- Đọc thông tin thông tin mục I
1. Càng lên cao không khí càng đặc, sức nén của không khí càng nhỏ nên khí áp càng giảm mạnh. (Đ/S) S
Sửa lại: Càng lên cao không khí càng loãng, sức nén của không khí càng nhỏ nên khí áp càng giảm mạnh
2. Khí áp dao động trong ngày và trong năm do nhiệt độ thay đổi. (Đ/S) Đ
3. Trong năm, trên lục địa vào mùa hạ hình thành áp cao, mùa đông có áp thấp. (Đ/S) S
Sửa lại: Trong năm, trên lục địa vào mùa hạ hình thành áp thấp, mùa đông có áp cao
4. Khí áp tăng khi nhiệt độ tăng. (Đ/S) S
Sửa lại: Khí áp tăng khi nhiệt độ giảm.
5. Không khí chứa nhiều hơi nước thì khí áp sẽ tăng. (Đ/S) S
Sửa lại: Không khí chứa nhiều hơi nước thì khí áp sẽ giảm
6. Tỉ trọng của không khí có hơi nước nhẹ hơn tỉ trọng của không khí khô. (Đ/S) Đ
Em hãy nối các ý ở cột A với các ý ở cột B, C sao cho phù hợp
- Đọc thông tin trong mục I
- Áp thấp - Xích đạo – Nhiệt lực
- Áp thấp – Ôn đới – Động lực
- Áp cao – Vùng cực – Nhiệt lực
- Áp cao – Cận chí tuyến – Động lực
Dựa vào hình 9.1 trong SGK, em hãy viết một đoạn văn ngắn mô tả nguyên nhân hình thành các đai khí áp trên Trái Đất
- Quan sát hình 9.1
Nguyên nhân hình thành khí áp là do nhiệt lực và động lực. Nguyên nhân nhiệt lực: Xích đạo có nhiệt độ cao quanh năm, quá trình bốc hơi mạnh, sức nén không khí giảm nên hình thành đai áp thấp, sức nén không khí tăng nên hình thành các đai áp cao. Nguyên nhân động lực: đai áp cao cận chí tuyến hình thành do không khí thăng lên ở Xích đạo và di chuyển về chí tuyến, giáng xuống làm khí áp tăng. Đai áp thấp ôn đới hình thành do không khí từ áp cao chí tuyến và vùng cực di chuyển về vùng ôn đới, không khí thăng lên làm khí áp giảm.
Dựa vào nội dung mục II, bài 9 trong SGK, em hãy hoàn thành sơ đồ sau:
- Đọc thông tin trong mục II
- Gió Đông cực thổi từ áp cao cực về áp thấp ôn đới. Hướng đông bắc ở Bắc bán cầu, đông nam ở bán cầu Nam. Tính chất gió lạnh và khô, thường gây ra những đợt sóng lạnh ở khu vực ôn đới vào mùa đông
- Gió Tây ôn đới thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới. Hướng tây nam ở bán cầu Bắc, hướng tây bắc ở bán cầu Nam. Tính chất gió mang độ ẩm cao, thường gây mưa phùn và mưa nhỏ
- Gió Mậu dịch thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo. Hướng đông bắc ở bán cầu Bắc và hướng đông nam ở bán cầu Nam. Tính chất gió khô.
- Gió mùa thổi theo mùa, gồm gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Hướng gió thổi ở 2 mùa trong năm ngược chiều nhau. Gió mùa mùa hạ thường có tính chất ẩm và gây mưa lớn, gió mùa mùa đông thường lạnh và khô.
Dựa vào nội dung mục II, bài 9 trong SGK, em hãy hoàn thành bảng thông tin sau:
- Đọc thông tin trong mục II
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về địa lý.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Địa lý học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng tự nhiên. Môn học này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường sống của mình và những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống con người, từ đó bảo vệ và phát triển bền vững.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK