Cho phương trình hoá học:
2KMnO4(aq) + 10FeSO4(aq) + 8H2SO4(aq)
-> 5Fe2(SO4)3(aq) + K2SO4(aq) + 2MnSO4(aq) + 8H2O(l)
Với cùng một lượng các chất tham gia phản ứng, chất phản ứng hết nhanh nhất là:
A. KMnO4.
B. FeSO4.
C. H2SO4.
D. Cả 3 chất hết cùng lúc.
So sánh hệ số của các chất tham gia, chất nào có hệ số càng lớn thì càng nhanh hết
- Đáp án: B
Đối với phản ứng: A + 3B → 2C, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tốc độ tiêu hao chất B bằng 3/2 tốc độ tạo thành chất C.
B. Tốc độ tiêu hao chất B bằng 2/3 tốc độ tạo thành chất C.
C. Tốc độ tiêu hao chất B bằng 3 tốc độ tạo thành chất C.
D. Tốc độ tiêu hao chất B bằng 1/3 tốc độ tạo thành chất C.
Dựa vào tỉ lệ mol hoặc hệ số của các chất trong phản ứng sẽ tỉ lệ với tốc độ tiêu hao/ tốc độ tạo thành của các chất
- Có 2.nB = 3.nC => \(\frac{{{n_B}}}{{{n_C}}} = \frac{3}{2}\) => Tốc độ tiêu hao chất B bằng 3/2 tốc độ tạo thành chất C
=> Đáp án: A
Biểu đồ nào sau đây không biểu diễn sự phụ thuộc nồng độ chất tham gia với thời gian
- Nồng độ chất tham gia giảm dần theo thời gian
- Nồng độ chất sản phẩm tăng dần theo thời gian
- Nồng độ chất tham gia giảm dần theo thời gian => Đồ thị C không biểu diễn phụ thuộc nồng độ chất tham gia với thời gian
Đồ thị biểu diễn đường cong động học của phản ứng giữa oxygen và hydrogen tạo thành nước, O2(g) + 2H2(g) → 2H2O(g). Đường cong nào của hydrogen?
A. Đường cong số (1).
B. Đường cong số (2).
C. Đường cong số (3).
D. Đường cong số (2) hoặc (3) đều đúng.
Dựa vào
- Nồng độ chất tham gia giảm dần theo thời gian
- Nồng độ chất sản phẩm tăng dần theo thời gian
- Đáp án: C
Phương trình tổng hợp ammonia (NH3), N2(g) + 3H2(g) → 2NH3(g). Nếu tốc độ tạo thành NH3 là 0,345 M/s thì tốc độ của chất phản ứng H2 là
A. 0,345 M/s.
B. 0,690 M/s.
C. 0,173 M/s.
D. 0,518 M/s.
Dựa vào tỉ lệ mol hoặc hệ số của các chất trong phản ứng sẽ tỉ lệ với tốc độ tiêu hao/ tốc độ tạo thành của các chất
- Có tỉ lệ: \(\frac{{{n_{{H_2}}}}}{{{n_{N{H_3}}}}} = \frac{{{V_{{H_2}}}}}{{{V_{N{H_3}}}}} = \frac{3}{2}\) => \({V_{{H_2}}} = \frac{{3.{V_{{N_2}}}}}{2} = \frac{{3.0,345}}{2} = 0,518M/s\) ð Đáp án: D
Phương trình hoá học của phản ứng: CHCl3(g) + Cl2(g) → CCl4(g) + HCl(g). Khi nồng độ của CHCl3 giảm 4 lần, nồng độ Cl2 giữ nguyên thì tốc độ phản ứng sẽ
A. tăng gấp đôi
B. giảm một nửa.
C. tăng 4 lần.
D. giảm 4 lần.
Dựa vào biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng
aA + bB -> cC + dD là \(v = k.C_A^a.C_B^b\)
- Dựa theo biểu thức tốc độ tức thời ta có: \(v = k.C_{CHC{l_3}}^1.C_{C{l_2}}^1\)
- Khi giảm nồng độ CHCl3 đi 4 lần ta có: \(v’ = k.\frac{{C_{CHC{l_3}}^1}}{4}.C_{C{l_2}}^1\) => \(v’ = \frac{v}{4}\)
=> Tốc độ phản ứng giảm 4 lần
=> Đáp án: D
Cho phương trình hoá học của phản ứng:
CO(g) + H2O(g) → CO2(g) + H2(g)
Viết biểu thức tốc độ của phản ứng trên. Khi nồng độ CO tăng 2 lần, lượng hơi nước không thay đổi, tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào?
Dựa vào biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng
aA + bB -> cC + dD là \(v = k.C_A^a.C_B^b\)
- Dựa theo biểu thức tốc độ tức thời ta có: \(v = k.C_{CO}^1.C_{{H_2}O}^1\)
- Khi nồng độ CO tăng 2 lần ta có: \(v’ = k.{(2.C_{CO}^{})^1}.C_{{H_2}O}^1\) => \(v’ = 2v\)
=> Tốc độ phản ứng tăng 2 lần
Từ dữ kiện trong Ví dụ 1 (SGK trang 95), tính tốc độ trung bình của phản ứng theo giá trị nồng độ của MgCl2 trong 40 giây (bỏ qua sự thay đổi không đáng kể về thể tích dung dịch sau phản ứng). So sánh giá trị tốc độ phản ứng tính theo HCl với tính theo MgCl2.
aA + bB -> cC + dD là \(\overline v = - \frac{1}{a}.\frac{{\Delta {C_A}}}{{\Delta t}} = - \frac{1}{b}.\frac{{\Delta {C_B}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{c}.\frac{{\Delta {C_C}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{d}.\frac{{\Delta {C_D}}}{{\Delta t}}\)
Trong đó:
+ \(\overline v \): tốc độ trung bình của phản ứng
+ \(\Delta C = {C_2} - {C_1}\): sự biến thiên nồng độ
+ \(\Delta t = {t_2} - {t_1}\): sự biến thiên thời gian
- Có CM (HCl) = 0,8 - 0,6 = 0,2 M
- Theo phương trình: Mg(s) + 2HCl(aq) -> MgCl2(aq) + H2(g)
0,2 -> 0,1 (M)
- Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo MgCl2 trong 40s là:
\(\overline v = \frac{1}{1}.\frac{{0,1}}{{40}} = 2,{5.10^{ - 3}}\) (M/s)
=> Vậy giá trị tốc độ phản ứng tính theo HCl với tính theo MgCl2 là bằng nhau.
Một số phản ứng diễn ra với số mol chất phản ứng cụ thể theo thời gian được thể hiện trong bảng dưới đây.
Phản ứng |
Lượng chất phản ứng (mol) |
Thời gian (s) |
Tốc độ phản ứng (mol/s) |
1 |
2 |
30 |
? |
2 |
5 |
120 |
? |
3 |
1 |
90 |
? |
4 |
3,2 |
90 |
? |
5 |
5,9 |
30 |
? |
a) Tính tốc độ trung bình của mỗi phản ứng
b) Phản ứng nào diễn ra với tốc độ nhanh nhất? Phản ứng nào diễn ra với tốc độ chậm nhất?
Dựa vào biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng:
aA + bB -> cC + dD là \(\overline v = - \frac{1}{a}.\frac{{\Delta {C_A}}}{{\Delta t}} = - \frac{1}{b}.\frac{{\Delta {C_B}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{c}.\frac{{\Delta {C_C}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{d}.\frac{{\Delta {C_D}}}{{\Delta t}}\)
+ \(\overline v \): tốc độ trung bình của phản ứng
+ \(\Delta C = {C_2} - {C_1}\): sự biến thiên nồng độ
+ \(\Delta t = {t_2} - {t_1}\): sự biến thiên thời gian
a) Tốc độ trung bình của mỗi phản ứng là:
Phản ứng |
Lượng chất phản ứng (mol) |
Thời gian (s) |
Tốc độ phản ứng (mol/s) |
1 |
2 |
30 |
0,06667 |
2 |
5 |
120 |
0,04167 |
3 |
1 |
90 |
0,01111 |
4 |
3,2 |
90 |
0,03556 |
5 |
5,9 |
30 |
0,19667 |
b) Phản ứng 5 diễn ra với tốc độ nhanh nhất, phản ứng 3 diễn ra với tốc độ chậm nhất
Hai phương trình hoá học của phản ứng xảy ra với cùng một lượng Cl2 như sau:
Mg(s) + Cl2(g) → MgCl2(s) (1)
2Na(s) + Cl2(g) → 2NaCl(s) (2)
Sau 1 phút, khối lượng MgCl2 được tạo ra 2 gam.
a) Tính tốc độ trung bình (mol/s) của phản ứng (1).
b) Nếu tốc độ trung bình xảy ra trong phản ứng (2) tương đương (1), thì khối lượng sản phẩm NaCl thu được là bao nhiêu?
Dựa vào biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng:
aA + bB -> cC + dD là \(\overline v = \frac{n}{{\Delta t}}\)
+ \(\overline v \): tốc độ trung bình của phản ứng
+ n: số mol chất phản ứng
+ \(\Delta t = {t_2} - {t_1}\): sự biến thiên thời gian
a) - \({n_{MgC{l_2}}} = \frac{2}{{95}}\)mol
- Tốc độ trung bình (mol/s) của phản ứng (1) là \(\overline v = \frac{2}{{95.60}} = 3,{5.10^{ - 4}}\)
b) \({m_{NaCl}} = 3,{5.10^{ - 4}}.58,5 = 0,02\)(gam/s)
Cho phản ứng tert-butyl chloride (tert–C4H9Cl) với nước:
C4H9Cl(l) + H2O(l) → C4H9OH(aq) + HCl(aq)
Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo tert–butyl chloride, với nồng độ ban đầu là 0,22 M, sau 4s, nồng độ còn lại 0,10 M.
Dựa vào biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng:
aA + bB -> cC + dD là \(\overline v = - \frac{1}{a}.\frac{{\Delta {C_A}}}{{\Delta t}} = - \frac{1}{b}.\frac{{\Delta {C_B}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{c}.\frac{{\Delta {C_C}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{d}.\frac{{\Delta {C_D}}}{{\Delta t}}\)
+ \(\overline v \): tốc độ trung bình của phản ứng
+ \(\Delta C = {C_2} - {C_1}\): sự biến thiên nồng độ
+ \(\Delta t = {t_2} - {t_1}\): sự biến thiên thời gian
- Tốc độ trung bình của phản ứng là: \(\overline v = \frac{{0,22 - 0,10}}{4} = 0,03\)(mol/s)
Xét phản ứng hoá học đơn giản giữa hai chất A và B theo phương trình: A + B → C. Từ thông tin đã cho, hoàn thành bảng dưới đây:
Thực nghiệm |
Nồng độ chất A (M) |
Nồng độ chất B (M) |
Tốc độ phản ứng (M/s) |
1 |
0,20 |
0,050 |
0,24 |
2 |
? |
0,030 |
0,20 |
3 |
0,40 |
? |
0,80 |
Dựa vào biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng
aA + bB -> cC + dD là \(v = k.C_A^a.C_B^b\)
- Từ thực nghiệm 1 ta có: k = \(\frac{v}{{{C_A}.{C_B}}} = \frac{{0,24}}{{0,2.0,05}} = 24\)
- Từ đó ta tính được:
+ Trong thực nghiệm 2:
CA = \(\frac{v}{{k.{C_B}}} = \frac{{0,20}}{{24.0,03}} = 0,278M\)
+ Trong thực nghiệm 3:
CB = \(\frac{v}{{k.{C_A}}} = \frac{{0,80}}{{24.0,40}} = 0,083M\)
Thực nghiệm |
Nồng độ chất A (M) |
Nồng độ chất B (M) |
Tốc độ phản ứng (M/s) |
1 |
0,20 |
0,050 |
0,24 |
2 |
0,278 |
0,030 |
0,20 |
3 |
0,40 |
0,083 |
0,80 |
Xét phản ứng phân huỷ khí N2O5 xảy ra như sau:
2N2O5(g) → 4NO2(g) + O2(g)
a) Viết biểu thức tính tốc độ phản ứng theo sự biến thiên nồng độ của chất tham gia và sản phẩm theo thời gian.
b) Sau khoảng thời gian t (s), tốc độ tạo thành O2 là 9,0 × 10-6 (M/s), tính tốc độ của các chất còn lại trong phản ứng.
- Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng:
aA + bB -> cC + dD là \(\overline v = - \frac{1}{a}.\frac{{\Delta {C_A}}}{{\Delta t}} = - \frac{1}{b}.\frac{{\Delta {C_B}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{c}.\frac{{\Delta {C_C}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{d}.\frac{{\Delta {C_D}}}{{\Delta t}}\)
+ \(\overline v \): tốc độ trung bình của phản ứng
+ \(\Delta C = {C_2} - {C_1}\): sự biến thiên nồng độ
+ \(\Delta t = {t_2} - {t_1}\): sự biến thiên thời gian
- Biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng aA + bB ” cC + dD là \(v = k.C_A^a.C_B^b\)
a) Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng là:
\(\overline v = - \frac{1}{2}.\frac{{\Delta {C_{{N_2}{O_5}}}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{1}.\frac{{\Delta {C_{{O_2}}}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{4}.\frac{{\Delta {C_{N{O_2}}}}}{{\Delta t}}\)
b) Từ hệ số cân bằng của phương trình ta có:
+ Tốc độ tạo thành NO2 là \({v_{N{O_2}}} = 4{v_{{O_2}}} = 4.9,{0.10^{ - 6}} = 3,{6.10^{ - 5}}\) (M/s)
+ Tốc độ tạo thành N2O5 là \({v_{{N_2}{O_5}}} = 2{v_{{O_2}}} = 2.9,{0.10^{ - 6}} = 1,{8.10^{ - 5}}\) (M/s)
Sulfuric acid (H2SO4) là hoá chất quan trọng trong công nghiệp, ứng dụng trong sản xuất phân bón, lọc dầu, xử lý nước thải,... Một giai đoạn để sản xuất H2SO4 là phản ứng 2SO2(g) + O2(g) → 2SO3(g), kết quả thực nghiệm của phản ứng cho giá trị theo bảng:
Thời gian (s) |
SO2 (M) |
O2 (M) |
SO3 (M) |
300 |
0,0270 |
0,0500 |
0,0072 |
720 |
0,0194 |
0,0462 |
0,0148 |
Tính tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên
aA + bB -> cC + dD là \(\overline v = - \frac{1}{a}.\frac{{\Delta {C_A}}}{{\Delta t}} = - \frac{1}{b}.\frac{{\Delta {C_B}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{c}.\frac{{\Delta {C_C}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{d}.\frac{{\Delta {C_D}}}{{\Delta t}}\)
+ \(\overline v \): tốc độ trung bình của phản ứng
+ \(\Delta C = {C_2} - {C_1}\): sự biến thiên nồng độ
+ \(\Delta t = {t_2} - {t_1}\): sự biến thiên thời gian
- Từ bảng số liệu ta có:
+ \(\Delta t = {t_2} - {t_1} = 720 - 300 = 420\)s
+ \(\Delta {C_{S{O_2}}} = 0,0194 - 0,0270 = - 7,{6.10^{ - 3}}\)M
+ \(\Delta {C_{{O_2}}} = 0,0462 - 0,0500 = - 3,{8.10^{ - 3}}\)M
+ \(\Delta {C_{S{O_2}}} = 0,0148 - 0,0072 = 7,{6.10^{ - 3}}\)M
- Tốc độ trung bình của phản ứng là:
\(\overline v = - \frac{1}{2}.\frac{{\Delta {C_{S{O_2}}}}}{{\Delta t}} = - \frac{1}{1}.\frac{{\Delta {C_{{O_2}}}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{2}.\frac{{\Delta {C_{S{O_3}}}}}{{\Delta t}} = {9.10^{ - 6}}\) (M/s)
Học Hóa học cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như ống nghiệm, hóa chất, bếp đun.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Hóa học là môn khoa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của vật chất. Với vai trò là "khoa học trung tâm", hóa học liên kết các ngành khoa học khác và là chìa khóa cho nhiều công nghệ hiện đại.'
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK