Trang chủ Lớp 10 Hóa lớp 10 - Chân trời sáng tạo Chương 3. Liên kết hóa học Bài 11. Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals trang 67, 68, 69, 70, 71 Hóa 10 Chân trời sáng tạo...

Bài 11. Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals trang 67, 68, 69, 70, 71 Hóa 10 Chân trời sáng tạo...

Bài 11. Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals SGK Hóa 10 - Chân trời sáng tạo. Trả lời Câu hỏi mở đầu trang 67; Câu hỏi, luyện tập, vận dụng trang 68, 69, 70. Giải bài tập 1,2,3,4,5 trang 71 Hóa 10 CTST - Các nhà hóa học đã nghiên cứu và kết luận rằng nếu không có liên kết hydrogen thì nước sẽ sôi ở -80oC.

Câu hỏi mở đầu trang 67

Trong việc hình thành liên kết hóa học, không phải lúc nào các nguyên tử cũng cho, nhận electron hóa trị với nhau như trong liên kết ion. Thay vào đó, chúng có thể cùng nhau sử dụng chung các electron hóa trị để cùng thỏa mãn quy tắc octet. Trong trường hợp này, một loại liên kết hóa học mới được hình thành. Đó là loại liên kết gì? image

Lời giải chi tiết :

Liên kết mà các nguyên tử sử dụng chung các electron hóa trị để cùng thỏa mãn quy tắc octet được gọi là liên kết cộng hóa trị

Câu hỏi 1 trang 67

1. Giữa liên kết S-H và liên kết O-H, liên kết nào phân cực mạnh hơn? Vì sao?

Hướng dẫn giải :

Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung

Lời giải chi tiết :

Nguyên tử bị thiếu bao nhiêu electron thì bỏ ra bấy nhiêu electron để góp chung electron với các nguyên tử khác => Đạt cấu hình eleectron bền vững của khí hiếm

Ví dụ:

- Nguyên tử O cần nhận thêm 2 electron => Bỏ ra 2 electron để góp chung

- Nguyên tử Cl và H cần nhận thêm 1 electron => Mỗi nguyên tử bỏ ra 1 electron để góp chung

- Nguyên tử N cần nhận thêm 3 electron => Bỏ ra 3 electron để góp chung

Câu hỏi 2 trang 68

2. Quan sát các Hình 11.2 và 11.3, em hiểu thế nào là liên kết hydrogen giữa các phân tử?

 image

Lời giải chi tiết :

Liên kết hydrogen là một loại liên kết yếu, được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác có độ âm điện lớn (thường là F, O, N) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết

Câu hỏi 3 trang 68

3. So sánh độ bền của liên kết hydrogen với liên kết cộng hóa trị và liên kết ion

Hướng dẫn giải :

- Liên kết cộng hóa trị mạnh hơn liên kết hydrogen

- Liên kết ion mạnh hơn liên kết cộng hóa trị

Lời giải chi tiết :

Liên kết hydrogen < Liên kết cộng hóa trị < Liên kết ion

Câu hỏi luyện tập trang 68

Điều gì đã khiến H2O có nhiệt độ sôi cao hơn H2S? Giải thích

Hướng dẫn giải :

Liên kết hydrogen làm cho phân tử có nhiệt độ sôi cao hơn

Lời giải chi tiết :

H2O có nhiệt độ sôi cao hơn H2S do H2O có liên kết hydrogen liên phân tử còn H2S không có liên kết hydrogen

Câu hỏi 4 trang 68

4. So sánh nhiệt độ sôi và khả năng hòa tan trong nước giữa NH3 và CH4. Giải thích

Hướng dẫn giải :

- Liên kết hydrogen làm phân tử có nhiệt độ sôi cao và tan tốt trong nước

Lời giải chi tiết :

- Phân tử NH3 có khả năng liên kết hydrogen liên phân tử do N có độ âm điện cao

- Phân tử CH4 không có khả năng liên kết hydrogen liên phân tử do C có độ âm điện thấp

=> Phân tử NH3 có nhiệt độ sôi cao hơn và khả năng hòa tan trong nước tốt hơn soi với CH4

Câu hỏi 5 trang 69

5. Giải thích vì sao một phân tử nước có thể tạo được liên kết hydrogen tối đa với bốn phân tử nước khác

Hướng dẫn giải :

Phân tử nước có 2 H liên kết với O và O có 2 cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết

Lời giải chi tiết :

- Trong phân tử nước có 2 nguyên tử H liên kết với O => 2 nguyên tử H này tham gia liên kết hydrogen với 2 nguyên tử O của 2 phân tử nước khác

- Nguyên tử O còn 2 cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết => Mỗi cặp electron hóa trị sẽ liên kết hydrogen với nguyên tử H của phân tử nước khác

=> Một phân tử nước có thể tạo được liên kết hydrogen tối đa với 4 phân tử nước

Câu hỏi vận dụng trang 69

Vì sao nên tránh ướp lạnh các lon bia, nước giải khát,… trong ngăn đá của tủ lạnh?

Hướng dẫn giải :

Nước ở trạng thái rắn có thể tích lớn hơn khi ở trạng thái lỏng image

Lời giải chi tiết :

Khi cho vào ngăn đá của tủ lạnh, nước chuyển thành trạng thái rắn có cấu trúc tinh thể phân tử với 4 phân tử H2O phân bố ở bốn đỉnh của một tứ diện đều, bên trong là rỗng image

=> Nước ở trạng thái rắn có thể tích lớn hơn khi ở trạng thái lỏng

=> Làm méo và biến dạng các lon bia, chai nước giải khát

Câu hỏi 6 trang 69

6. Quan sát Hình 11.7, cho biết thế nào là một lưỡng cực tạm thời?

image

Hướng dẫn giải :

Lưỡng cực tạm thời được hình thành do sự phân bố không đồng đều của các electron trong phân tử

Lời giải chi tiết :

Trong phân tử, các electron chuyển động không ngừng

=> Khi các electron di chuyển tập trung về một phía bất kì của phân tử sẽ hình thành nên các lượng cực tạm thời, bên nào tập trung nhiều electron hơn thì mang điện tích âm và ngược lại

Câu hỏi 7 trang 70

7. Các lưỡng cực tạm thời và lưỡng cực cảm ứng hút nhau bằng lực hút nào?

Hướng dẫn giải :

Quan sát Hình 11.8 để trả lời câu hỏi

image

Lời giải chi tiết :

Các lưỡng cực tạm thời và lưỡng cực cảm ứng hút nhau bằng lực ngược dấu

Câu hỏi 8 trang 70

8. Giải thích xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các nguyên tố khí hiếm trong Bảng 11.1

image

Hướng dẫn giải :

Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất. Khi khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử tăng thì tương tác van der Waals tăng

Câu hỏi vận dụng trang 70 

Tại sao nhện nước có thể di chuyển trên mặt nước?image

Hướng dẫn giải :

- Nước có sức căng bề mặt

- Chân nhện gồm các chất kị nước (không tan trong nước)

Lời giải chi tiết :

- Giữa các phân tử nước hình thành lực liên kết hydrogen

=> Liên kết hydrogen giữa các phân tử nước trên bề mặt nước và giữa các phân tử nước trên bề mặt và lớp nước bên dưới tạo ra sức căng bề mặt cho nước

- Chân của con nhện nước gồm các chất kị nước (không phân cực), phân tử các chất nảy đẩy nước khiến cho chân của nhện nước không bị nước bao bọc và tụt xuống dưới nước. Vì vậy chúng có thể di chuyển trên bề mặt nước mà không làm vỡ bề mặt nước


Bài tập 1,2,3,4,5 trang 71 SGK 10 chân trời sáng tạo Bài 11: Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals

Bài 1: Hợp chất nào dưới đây được liên kết hydrogen liên phân tử

A. CH4

B. H2O

C. PH3

D. H2S

Hướng dẫn giải :

Liên kết hydrogen là một loại liên kết yếu, được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác có độ âm điện lớn (thường là F, O, N) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết

Lời giải chi tiết :

Liên kết hydrogen được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N)

=> H2O có thể tham gia liên kết hydrogen liên phân tử

Đáp án B

Bài 2: Sự phân bố electron không đồng đều trong một nguyên tử hay một phân tử hình thành nên

A. một ion dương

B. một ion âm

C. một lưỡng cực vĩnh viễn

D. một lưỡng cực tạm thời

Hướng dẫn giải :

Lưỡng cực tạm thời được hình thành do sự phân bố không đồng đều của các electron trong phân tử

Lời giải chi tiết :

Sự phân bố electron không đồng đều trong một nguyên tử hay một phân tử hình thành nên một lưỡng cực tạm thời

Đáp án D

Bài 3: Khí hiếm nào dưới đây có nhiệt độ sôi thấp nhất?

A. Ne

B. Xe

C. Ar

D. Kr

Hướng dẫn giải :

Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất. Khi khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử tăng thì tương tác van der Waals tăng

Lời giải chi tiết :

Trong cùng 1 nhóm, đi từ trên xuống dưới, khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử tăng

=> Tương tác van der Waals tăng

=> Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy tăng

=> Ne có nhiệt độ sôi thấp nhất

Đáp án A

Bài 4: Biểu diễn liên kết hydrogen giữa các phân tử:

a) Hydrogen fluoride

b) Ethanol (C2H5OH) và nước

Hướng dẫn giải :

Liên kết hydrogen là một loại liên kết yếu, được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác có độ âm điện lớn (thường là F, O, N) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết

Lời giải chi tiết :

a) Hydrogen fluoride: Nguyên tử H của phân tử HF này liên kết với nguyên tử F của phân tử HF khác (biểu diễn bằng 3 nét gạch —)

 image

b) Ethanol (C2H5OH) và nước

Ethanol (C2H5OH) và nước tồn tại 4 kiểu liên kết hydrogen như sau

   + H của C2H5OH liên kết hydrogen với O của H2O (I)

   + H của C2H5OH này liên kết hydrogen với O của C2H5OH khác (II)

   + H của H2O liên kết hydrogen với O của C2H5OH (III)

   + H của H2O này liên kết hydrogen với O của H2O khác (IV) image

Bài 5: Trong hai chất ammonia (NH3) và phosphine (PH3), theo em chất nào có nhiệt độ sôi và độ tan trong nước lớn hơn? Giải thích

Hướng dẫn giải :

Chất nào có tham gia liên kết hydrogen thì có nhiệt độ sôi và độ tan trong nước lớn hơn

Lời giải chi tiết :

- N có độ âm điện lớn hơn P

=> Phân tử NH3 có khả năng tham gia liên kết hydrogen

=> Phân tử NH3 có nhiệt độ sôi và độ tan trong nước lớn hơn

Dụng cụ học tập

Học Hóa học cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như ống nghiệm, hóa chất, bếp đun.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Hóa học là môn khoa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của vật chất. Với vai trò là "khoa học trung tâm", hóa học liên kết các ngành khoa học khác và là chìa khóa cho nhiều công nghệ hiện đại.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK