Câu hỏi mở đầu trang 59
Trong việc hình thành liên kết hóa học, không phải lúc nào các nguyên tử cũng cho, nhận electron hóa trị với nhau như trong liên kết ion. Thay vào đó, chúng có thể cùng nhau sử dụng chung các electron hóa trị để cùng thỏa mãn quy tắc octet. Trong trường hợp này, một loại liên kết hóa học mới được hình thành. Đó là loại liên kết gì?
|
Liên kết mà các nguyên tử sử dụng chung các electron hóa trị để cùng thỏa mãn quy tắc octet được gọi là liên kết cộng hóa trị
Câu hỏi 1 trang 59
1. Quan sát các Hình 10.1 đến 10.3, cho biết quy tắc octet đã được áp dụng ra sao khi các nguyên tử tham gia hình thành liên kết. |
Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung
Nguyên tử bị thiếu bao nhiêu electron thì bỏ ra bấy nhiêu electron để góp chung electron với các nguyên tử khác => Đạt cấu hình eleectron bền vững của khí hiếm
Ví dụ:
- Nguyên tử O cần nhận thêm 2 electron => Bỏ ra 2 electron để góp chung
- Nguyên tử Cl và H cần nhận thêm 1 electron => Mỗi nguyên tử bỏ ra 1 electron để góp chung
- Nguyên tử N cần nhận thêm 3 electron => Bỏ ra 3 electron để góp chung
Câu hỏi 2 trang 59
2. Giải thích sự hình thành liên kết trong các phân tử HCl, O2 và N2 |
Các nguyên tử sẽ góp 1 hay nhiều electron để hình thành 1 hay nhiều cặp electron chung => Thỏa mãn quy tắc octet
- Xét phân tử HCl:
+ Nguyên tử H có 1 electron ở lớp ngoài cùng, có xu hướng nhận thêm 1 electron
+ Nguyên tử Cl có 7 electron ở lớp ngoài cùng, có xu hướng nhận thêm 1 electron
=> Nguyên tử H và Cl sẽ góp 1 electron tạo thành 1 cặp electron chung
- Xét phân tử O2:
+ Nguyên tử O có 6 electron ở lớp ngoài cùng, có xu hướng nhận thêm 2 electron
=> Mỗi nguyên tử O sẽ góp 2 electron tạo thành 2 cặp electron chung
- Xét phân tử N2:
+ Nguyên tử N có 5 electron ở lớp ngoài cùng, có xu hướng nhận thêm 3 electron
=> Mỗi nguyên tử N sẽ góp 3 electron tạo thành 3 cặp electron chung
Câu hỏi 3 trang 60
3. Thế nào là liên kết đơn, liên kết đôi và liên kết ba? |
- Liên kết đơn: 1 cặp electron chung
- Liên kết đôi: 2 cặp electron chung
- Liên kết ba: 3 cặp electron chung
- Liên kết đơn: là liên kết được tạo bởi 1 cặp electron chung, được biểu diễn bằng một gạch nối “-“
- Liên kết đôi: là liên kết được tạo bởi 2 cặp electron chung, được biểu diễn bằng 2 gạch nối “=”
- Liên kết ba: là liên kết được tạo bởi 3 cặp electron chung, được biểu diễn bằng 3 gạch nối “\( \equiv \) ”
Câu hỏi luyện tập trang 60
Trình bày sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử Cl2 |
- Nguyên tử Cl có 7 electron ở lớp ngoài cùng => Có xu hướng nhận thêm 1 electron
- Nguyên tử Cl có 7 electron ở lớp ngoài cùng => Có xu hướng nhận thêm 1 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm Ar
=> Khi hình thành phân tử Cl2, mỗi nguyên tử sẽ góp 1 electron để tạo thành 1 cặp electron chung
Câu hỏi 4 trang 60
4. Viết công thức electron, công thức Lewis và công thức cấu tạo của Cl2, H2O, CH4 |
Tham khảo Bảng 10.1:
- Công thức electron, công thức Lewis và công thức cấu tạo của Cl2, H2O, CH4 lần lượt là:
Câu hỏi luyện tập trang 60
Trình bày sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử NH3 |
- Nguyên tử H và nguyên tử N đều là phi kim
+ Nguyên tử H có 1 electron ở lớp ngoài cùng => Cần nhận thêm 1 electron
+ Nguyên tử N có 5 electron ở lớp ngoài cùng => Cần nhận thêm 3 electron
- Xét phân tử khí amonia
- Nguyên tử H có 1 electron ở lớp ngoài cùng
- Nguyên tử N có 5 electron ở lớp ngoài cùng
=> Nguyên tử H cần thêm 1 electron và N cần thêm 3 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm
=> Khi 3 nguyên tử H và 1 nguyên tử N liên kết với nhau, mỗi nguyên tử H góp 1 electron và nguyên tử N góp ra 3 electron để tạo ra 3 đôi electron dùng chung
Câu hỏi 5 trang 61
5. Biết phân tử CO cũng có liên kết cho – nhận. Viết công thức electron và công thức cấu tạo của CO |
- O cần nhận thêm 2 electron
- C cần nhận thêm 4 electron
- O có 6 electron ở lớp ngoài cùng => Cần nhận thêm 2 electron
- C có 4 elctron ở lớp ngoài cùng => Cần nhận thêm 4 electron
=> Mỗi nguyên tử sẽ góp chung 2 electron để tạo thành 2 cặp electron chung.
- Khi đó nguyên tử C có 6 electron, O có 8 electron ở lớp ngoài cùng => O sẽ sử dụng 1 cặp electron chưa liên kết làm cặp electron chung với nguyên tử C.
- Trong CO, nguyên tử O đóng góp cặp electron chung nên nguyên là nguyên tử cho, còn nguyên tử C không đóng góp electron nên đóng vai trò nhận
=> Công thức electron và công thức cấu tạo:
Câu hỏi 6 trang 61
6. Cho biết đặc điểm của nguyên tử “cho” và nguyên tử “nhận” trong phân tử có liên kết cho – nhận. |
- Nguyên tử “cho” là nguyên tử đóng góp cặp electron chung
- Nguyên tử “nhận” là nguyên tử không đóng góp eletron
- Đặc điểm của nguyên tử “cho”: còn cặp electron chưa tham gia liên kết => Đóng góp cặp electron chung
- Đặc điểm của nguyên tử “nhận”: có orbital trống, không chưa electron, số electron lớp ngoài cùng chưa đạt quy tắc octet => Không đóng góp electron mà nhận cặp eletron của nguyên tử “cho”
Câu hỏi luyện tập trang 61
Trình bày liên kết cho – nhận trong ion NH4+ |
Trong phân tử NH3, nguyên tử N còn 1 cặp electron chưa liên kết, ion H+ có orbital trống, không chứa electron
- Trong phân tử NH3, nguyên tử N còn 1 cặp electron chưa liên kết, ion H+ có orbital trống, không chứa electron.
- Khi cho NH3 kết hợp với ion H+, nguyên tử N sử dụng 1 cặp electron chưa tham gia liên kết làm cặp electron chung với ion H+ tạo thành ion NH4+.
- Trong ion NH4+, nguyên tử N đóng góp 1 cặp electron chung nên là nguyên tử cho, ion H+ không đóng góp electron, đóng vai trò nhận electron
Câu hỏi 7 trang 62
7. Vì sao liên kết cộng hóa trị trong các phân tử Cl2, O2, N2 là liên kết cộng hóa trị không phân cực? |
- Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử
- Các phân tử Cl2, O2, N2 được tạo từ 2 nguyên tử giống nhau
=> Độ âm điện bằng nhau
=> Khả năng hút electron như nhau
=> Cặp electron dùng chung không bị lệch về nguyên tử nào
=> Liên kết cộng hóa trị không phân cực
Câu hỏi 8 trang 62
8. Trong các phân tử HCl, NH3 và CO2, cặp electron chung lệch về phía nguyên tử nào? Giải thích |
Trong hợp chất cộng hóa trị, cặp electron dùng chung sẽ lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn
- Trong phân tử HCl, Cl có độ âm điện lớn hơn H => Cặp electron chung lệch về phía nguyên tử Cl
- Trong phân tử NH3, N có độ âm điện lớn hơn H => Cặp electron chung lệch về phía nguyên tử N
- Trong phân tử CO2, O có độ âm điện lớn hơn C => Cặp electron chung lệch về phía nguyên tử O
Câu hỏi luyện tập trang 62
Nêu thêm ví dụ về phân tử có liên kết cộng hóa trị không phân cực và liên kết cộng hóa trị phân cực. Viết công thức electron của chúng để minh họa. |
- Liên kết cộng hóa trị không phân cực là liên kết cộng hóa trị trong đó cặp electron chung không lệch về phía nguyên tử nào
- Liên kết cộng hóa trị phân cực là liên kết cộng hóa trị trong đó cặp electron chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn
- Phân tử có liên kết cộng hóa trị không phân cực: Cl2, O2, H2, N2
- Phân tử có liên kết cộng hóa trị phân cực là: HCl, NH3, CO2
Câu hỏi 9 trang 62
9. Liên kết cộng hóa trị trong phân tử dạng A2 luôn là liên kết cộng hóa trị phân cực hay không phân cực? Giải thích. |
Dựa vào Bảng 10.2 và rút ra nhận xét
- Phân tử dạng A2 được tạo bởi 2 nguyên tử giống nhau
=> Hiệu độ âm điện = 0
=> Cộng hóa trị không phân cực
=> Liên kết cộng hóa trị trong phân tử dạng A2 luôn là liên kết cộng hóa trị không phân cực
Câu hỏi 10 trang 63
10. Em có nhận xét gì khi cặp electron chung trong liên kết lệch hẳn về một phía nguyên tử |
- Cặp electron chung trong liên kết lệch hẳn về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn
- Trong liên kết cộng hóa trị phân cực, cặp electron chung trong liên kết lệch hẳn về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn
=> Nguyên tử có độ âm điện lớn hơn sẽ mang số oxi hóa âm, nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn sẽ mang số oxi hóa dương
- Ví dụ:
+ NH3: N có độ âm điện lớn hơn H => N trong NH3 có số oxi hóa = -3, H trong NH3 có số oxi hóa = +1
+ HCl: Cl có độ âm điện lớn H => Cl trong HCl có số oxi hóa = -1, H trong HCl có số oxi = +1
Câu hỏi luyện tập trang 63
Cho biết loại liên kết trong các phân tử MgCl2, CO2 và C2H4? |
- Phân tử MgCl2
+ Mg có độ âm điện = 1,31
+ Cl có độ âm điện = 3,16
=> Hiệu độ âm điện = 3,16 – 1,31 = 1,85 => Liên kết ion
- Phân tử CO2
+ C có độ âm điện = 2,55
+ O có độ âm điện = 3,44
=> Hiệu độ âm điện = 3,44 – 2,55 = 0,89 => Liên kết cộng hóa trị phân cực
- Phân tử C2H4
+ C có độ âm điện = 2,55
+ H có độ âm điện = 2,2
=> Hiệu độ âm điện = 2,55 – 2,2 = 0,35 => Liên kết cộng hóa trị không phân cực
Câu hỏi 11 trang 63
11. Quan sát các Hình từ 10.5 đến 10.8, cho biết liên kết nào trong mỗi phân tử được tạo thành bởi sự xen phủ trục hoặc xen phủ bên của các orbital
|
Quan sát Hình từ 10.5 đến 10.8 và rút ra nhận xét
- Liên kết σ trong mỗi phân tử được tạo thành bởi sự xen phủ trục
- Liên kết п trong mỗi phân tử được tạo thành bởi sự xen phủ bên
Câu hỏi 12 trang 63
12. Mô tả sự hình thành liên kết σ. |
Liên kết σ là sự xen phủ trục
Liên kết σ hay còn là sự xen phủ trục: sự xen phủ này xảy ra trên trục nối giữa hai hạt nhân nguyên tử.
Ví dụ:
Câu hỏi 13 trang 64
13. Mô tả sự hình thành liên kết п |
Liên kết п là sự xen phủ bên
Liên kết п hay còn là sự xen phủ bên: Sự xen phủ thực hiện ở hai bên trục nối giữa hai hạt nhân nguyên tử
Ví dụ:
Câu hỏi 14 trang 64
14. Quan sát Hình 10.8, hãy so sánh sự hình thành liên kết σ và liên kết п |
So sánh độ xen phủ giữa liên kết п và liên kết σ
|
Liên kết σ |
Liên kết п |
Giống nhau |
- Sự xen phủ các orbital của nguyên tử |
|
Khác nhau |
- Xen phủ trục - Độ xen phủ lớn hơn - Vùng xen phủ nằm trên đường nối tâm 2 nguyên tử |
- Xen phủ bên - Độ xen phủ nhỏ hơn - Vùng xen phủ nằm hai bên đường nối tâm hai nguyên tử |
Câu hỏi 15 trang 64
15. Theo em, thế nào là liên kết bội? Phân tử nào dưới đây có chứa liên kết bội: Cl2, HCl, O2 và N2? |
- Liên kết bội được hình thành bởi liên kết có 2 – 3 cặp electron góp chung
- Liên kết bội là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tố bằng hai hoặc ba cặp electron góp chung. Liên kết này được biểu thị bằng hai gạch nối hoặc ba gạch nối.
- Xét các phân tử:
+ Cl2: Cl – Cl => Liên kết đơn
+ HCl: H – Cl => Liên kết đơn
+ O2: O = O => Liên kết bội
+ N2: N N => Liên kết bội
Câu hỏi 16 trang 64
16. Sự xen phủ có sự tham gia của orbital nào luôn là xen phủ trục? |
Xen phủ trục là vùng xen phủ nằm trên đường nối tâm hai nguyên tử
Sự xen phủ có sự tham gia của orbital s luôn là xen phủ trục vì dù theo phương, chiều nào thì vùng xen phủ cũng nằm trên đường nối tâm
Câu hỏi 17 trang 64
17. Số liên kết σ và liên kết п trong mỗi liên kết đơn, liên kết đôi và liên kết ba lần lượt bằng bao nhiêu? |
- Liên kết đơn: 1 liên kết σ
- Liên kết đôi: 1 liên kết σ, 1 liên kết п
- Liên kết ba: 1 liên kết σ, 2 liên kết п
Câu hỏi luyện tập trang 64
Vẽ sơ đồ xen phủ orbital giữa 2 nguyên tử carbon hình thành liên kết đôi trong phân tử ethylene (C2H4). |
- Phân tử C2H4 gồm 1 liên kết đôi giữa 2 nguyên tử C => 1 liên kết σ, 1 liên kết п
- Liên kết giữa C và H là liên kết đơn => Liên kết σ
Câu hỏi 18 trang 64
18. Căn cứ giá trị năng lượng liên kết H-H và N N đã cho, liên kết trong phân tử nào dễ bị phá vỡ hơn? |
- Để phá vỡ 1 mol phân tử H2 cần cung cấp năng lượng là 432 kJ/mol
- Để phá vỡ 1 mol phân tử N2 cần cung cấp năng lượng là 945 kJ/mol
=> Liên kết trong phân tử H2 dễ bị phá vỡ hơn
Câu hỏi 19 trang 65
19. Theo em vì sao năng lượng liên kết luôn có giá trị dương? |
Năng lượng liên kết đặc trưng cho độ bền của liên kết
- Năng lượng liên kết đặc trưng cho độ bền của liên kết. Năng lượng liên kết càng lớn thì liên kết càng bền và ngược lại
=> Năng lượng liên kết luôn mong giá trị dương, nếu mang giá trị âm thì phân tử đó không tồn tại
Câu hỏi luyện tập trang 65
Nitrogen chiếm khoảng 78% thể tích không khí nhưng chỉ hoạt động ở nhiệt độ cao. Vì sao nitrogen là một chất khí không hoạt động ở điều kiện thường? |
Năng lượng liên kết của phân tử N2 là 945 kJ/mol
- Năng lượng liên kết của phân tử N2 là 945 kJ/mol
- Để phá vỡ 1 mol phân tử N2 cần cùng cấp năng lượng lớn là 945 kJ
=> Phân tử N2 rất khó bị phá vỡ, bền ở điều kiện thường
=> N2 là một chất khí không hoạt động ở điều kiện thường
Câu hỏi vận dụng trang 65
Trong một số trường hợp đặc biệt, khí nitrogen được sử dụng để bơm lốp (vỏ) xe thay cho không khí là do khí oxygen có trong không khí có thể oxi hóa cao su theo thời gian. Khí nitrogen vì sao khắc phục được nhược điểm này? |
Khí nitrogen không hoạt động ở điều kiện thường
- Để phá vỡ 1 mol phân tử N2 cần cùng cấp năng lượng lớn là 945 kJ
=> Phân tử N2 rất khó bị phá vỡ, bền ở điều kiện thường
=> Nitrogen không tham gia phản ứng hóa học ở điều kiện thường
=> Nitrogen sẽ không oxi hóa cao su
=> Người ta dùng khí nitrogen để bơm vào lốp xe, tránh mòn lốp
Câu hỏi 20 trang 66
20. Trình bày các bước trong quá trình lắp ráp mô hình phân tử NH3 |
Bước 1: Xác định hình học phân tử cần lắp ráp
Bước 2: Xác định số lượng các loại liên kết và kiểu liên kết
Bước 3: Hoàn chỉnh mô hình phân tử
Bước 1: Hình học phân tử của NH3: tứ diện đều, mỗi nguyên tử nằm ở 1 đỉnh của tứ diện
Bước 2: Phân tử NH3: gồm 3 quả cầu H và 1 quả cầu N, 3 thanh nối tương ứng với 3 liên kết đơn giữa N và H
Bước 3: Hoàn chỉnh mô hình phân tử.
Câu hỏi 21 trang 66
21. Mô hình sau biểu diễn phân tử CH4 hay phân tử CH3Cl? |
- Mô hình có 3 nguyên tố tương ứng với 3 màu của quả cầu: trắng, đen, xanh
- Phân tử CH4 được tạo bởi 2 nguyên tố: C và H
- Phân tử CH3Cl được tạo bởi 3 nguyên tố: C, H và Cl
=> Mô hình trên biểu diễn phân tử của CH3Cl
Câu hỏi vận dụng trang 66
Lắp ráp mô hình phân tử CH\( \equiv \)CH, biết toàn bộ các nguyên tử nằm trên cùng một đường thẳng. |
- Mô hình C2H2 có 1 liên kết 3 giữa 2 nguyên tử C
- Mỗi 1 C liên kết với 1 H bằng liên kết đơn
Hướng dẫn giải bài tập 1,2,3,4,5,6,7,8 trang 66 SGK hóa lớp 10 chân trời sáng tạo
Bài 1: Trong phân tử iodine (I2), mỗi nguyên tử iodine đã góp một electron để tạo cặp electron chung. Nhờ đó, mỗi nguyên tử iodine đã đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm nào dưới đây? A. Xe B. Ne C. Ar D. Kr |
I nằm ở vị trí nhóm VIIA, chu kì 5
- Trong bảng tuần hoàn, I nằm ở nhóm VIIA, chu kì 5
=> Có 7 electron ở lớp vỏ ngoài cùng và có 5 lớp electron
- Khi góp dùng chung 1 cặp electron => I có 8 electron ở lớp vỏ ngoài cùng và có 5 lớp electron
=> Giống cấu hình electron của khí hiếm Xe
Đáp án A
Bài 2: Hydrogen sulfide (H2S) và phosphine (PH3) đều là những chất có mùi khó ngửi và rất độc. Trình bày sự tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử các chất trên. |
- Xét phân tử H2S được tạo từ 2 phi kim
+ S có 6 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Xu hướng nhận thêm 2 electron
+ H có 1 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Xu hướng nhận thêm 1 electron
- Xét phân tử PH3 được tạo từ 2 phi kim
+ P có 5 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Xu hướng nhận thêm 3 electron
+ H có 1 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Xu hướng nhận thêm 1 electron
- Xét phân tử H2S được tạo từ 2 phi kim
+ S có 6 electron ở lớp ngoài cùng
+ H có 1 eelctron ở lớp ngoài cùng
=> Nguyên tử H cần thêm 1 electron và S cần thêm 2 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm
=> Khi 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử S liên kết với nhau, mỗi nguyên tử H góp 1 electron và nguyên tử S góp ra 2 electron để tạo ra 2 đôi electron dùng chung
- Xét phân tử PH3 được tạo từ 2 phi kim
+ P có 5 electron ở lớp ngoài cùng
+ H có 1 elctron ở lớp ngoài cùng
=> Nguyên tử H cần thêm 1 electron và P cần thêm 3 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm
=> Khi 3 nguyên tử H và 1 nguyên tử P liên kết với nhau, mỗi nguyên tử H góp 1 electron và nguyên tử P góp ra 3 electron để tạo ra 3 đôi electron dùng chung
Bài 3: Viết công thức Lewis của các phân tử CS2, SCl2 và CCl4 |
- Nguyên tử C bỏ ra 4 electron để góp chung
- Nguyên tử S bỏ ra 2 electron để góp chung
- Nguyên tử Cl bỏ ra 1 electron để góp chung
- Phân tử CS2: Mỗi nguyên tử S sẽ góp 2 electron và nguyên tử C góp 4 electron để tạo thành 4 cặp electron dùng chung
- Phân tử SCl2: Mỗi nguyên tử Cl sẽ góp 1 electron và nguyên tử S góp 2 electron để tạo thành 2 cặp electron dùng chung
- Phân tử CCl4: Mỗi nguyên tử Cl sẽ góp 1 electron và nguyên tử C góp 4 electron để tạo thành 4 cặp electron dùng chung
Bài 4: Trình bày sự hình thành liên kết cho – nhận trong phân tử sulfur dioxide (SO2) |
- O cần nhận thêm 2 electron
- S cần nhận thêm 2 electron
- O có 6 electron ở lớp ngoài cùng => Cần nhận thêm 2 electron
- S có 6 elctron ở lớp ngoài cùng => Cần nhận thêm 2 electron
=> 1 nguyên tử S sẽ liên kết với 1 nguyên tử O bằng cách góp chung 2 electron
- Khi đó nguyên tử S có 8 electron, O có 8 electron ở lớp ngoài cùng => Còn 1 O chưa tham gia liên kết
- Trong khi đó nguyên tử S vẫn còn 2 đôi electron chưa tham gia liên kết
=> Nguyên tử S sẽ cho nguyên tử O chưa tham gia liên kết 1 cặp electron để dùng chung
=> Công thức electron và công thức cấu tạo:
Bài 5: Mô tả sự tạo thành liên kết trong phân tử chlorine bằng sự xen phủ của các AO |
Sự hình thành liên kết giữa hai nguyên tử chlorine là do sự xen phủ giữa hai obitan p chứa electron độc thân của mỗi nguyên tử chlorine
Để giải thích sự hình thành liên kết Cl−Cl, có thể dựa vào cấu hình electron của mỗi nguyên tử clo:
Sự hình thành liên kết giữa hai nguyên tử chlorine là do sự xen phủ giữa hai obitan p chứa electron độc thân của mỗi nguyên tử chlorine
Bài 6: Sự xen phủ giữa hai orbital p trong trường hợp nào sẽ tạo thành liên kết σ? Trong trường hợp nào sẽ tạo thành liên kết п? Cho ví dụ. |
- Liên kết σ là sự xen phủ trục
- Liên kết п là sự xen phủ bên
Bài 7: Cho biết số liên kết σ và liên kết п trong phân tử acetylene (C2H2). |
- Phân tử C2H2 gồm có liên kết 3 giữa 2 nguyên tử C, các liên kết đơn giữa nguyên tử C và H
- Phân tử C2H2 gồm có liên kết 3 giữa 2 nguyên tử C, các liên kết đơn giữa nguyên tử C và H
=> Có 2 liên kết п và 3 liên kết σ
Bài 8: Năng lượng liên kết của các hydrogen halide được liệt kê trong bảng sau: Sắp xếp theo chiều tăng dần độ bền liên kết trong các phân tử HF, HCl, HBr và HI |
HX nào có năng lượng liên kết càng lớn thì độ bền liên kết càng cao
- Sắp xếp theo chiều tăng dần giá trị năng lượng liên kết: HI < HBr < HCl < HF
=> Sắp xếp theo chiều tăng dần độ bền liên kết: HI < HBr < HCl < HF
Học Hóa học cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như ống nghiệm, hóa chất, bếp đun.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Hóa học là môn khoa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của vật chất. Với vai trò là "khoa học trung tâm", hóa học liên kết các ngành khoa học khác và là chìa khóa cho nhiều công nghệ hiện đại.'
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK