Trang chủ Lớp 9 Giáo dục công dân 9 - Chân trời sáng tạo Bài 4. Khách quan và công bằng Câu Khám phá 2 trang 23 GDCD 9 Chân trời sáng tạo: Hoàng Thái hậu Từ Dũ (hay Từ Dụ) là vợ của vua Thiệu Trị và là mẹ vua Tự Đức. Có lần...

Câu Khám phá 2 trang 23 GDCD 9 Chân trời sáng tạo: Hoàng Thái hậu Từ Dũ (hay Từ Dụ) là vợ của vua Thiệu Trị và là mẹ vua Tự Đức. Có lần...

Em đọc kĩ câu chuyện rồi từ đó trả lời các câu hỏi. Hướng dẫn cách giải/trả lời Câu Khám phá 2 trang 23 SGK Giáo dục công dân (GDCD) lớp 9 Chân trời sáng tạo - Bài 4. Khách quan và công bằng.

Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi

CHUYỆN VỀ HOÀNG THÁI HẬU TỪ DŨ

Hoàng Thái hậu Từ Dũ (hay Từ Dụ) là vợ của vua Thiệu Trị và là mẹ vua Tự Đức. Có lần, trong dòng họ của bà có người lặn lội từ Gò Công ra kinh đô, dựa vào tình gia tộc ruột thịt, cầu xin bà nhờ vua Tự Đức chiếu cố cho làm thị vệ. Trước lời cầu xin ấy, bà ôn tồn bảo: “Người trong dòng họ của ta, chớ lo là không làm quan được, chỉ sợ bất tài mà thôi. Không có tài, ta có thể giúp cho ít lương tiên chăm lo học tập để tiến thân về sau. Chứ không có công lao đóng góp gì trong việc nước mà bỗng nhiên vào làm thị vệ, được ban chức tước như vậy hoá ra người cùng trong dòng tộc phải ra làm quan hết hay sao?”.

Trước những lời thấu tình đạt lý như thế, nhưng người này vẫn nằn nì mãi. Bà thẳng thắn từ chối và bảo với vua Tự Đức: “Người trong họ của mẹ không có công lao gì thì không được ban chức tước. Hễ ai phạm pháp thì cũng bị nghiêm trị như thường để giữ kỉ cương phép nước”. Với quan điểm rõ ràng như vậy, về sau, những người thân thích mới thôi cầu cạnh bà.

(Lê Minh Quốc, 2009, Các vị nữ danh nhân Việt Nam, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 92)

Em cần biết

Dưới góc độ pháp lí, công bằng được hiểu là mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, dưới góc độ xã hội, đó chính là tạo cơ hội như nhau cho mọi người, có xét đến yếu tố khác biệt, người yếu thế hơn sẽ được tạo điều kiện tốt hơn để có được cơ hội như người mạnh hơn.

- Chi tiết nào trong câu chuyện trên thể hiện sự công bằng của Hoàng Thái hậu Từ Dũ?

- Theo em, công bằng được biểu hiện như thế nào trong cuộc sống?

- Ý nghĩa của công bằng là gì? Thiếu công bằng có tác hại như thế nào?

Phương pháp giải :

Em đọc kỹ câu chuyện rồi từ đó trả lời các câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Chi tiết thể hiện sự công bằng của Hoàng Thái hậu Từ Dũ: Bà từ chối yêu cầu của người họ hàng dựa trên nguyên tắc công bằng, rằng không ai được đặc quyền chỉ vì quan hệ dòng họ mà phải có tài năng và công lao đóng góp thực sự

Biểu hiện của công bằng:

- Không phân biệt đối xử giữa người với người

- Mọi người đều phải tuân thủ và được bảo vệ bởi pháp luật như nhau

- Tất cả mọi người đều có cơ hội như nhau để phát triển bản thân và đạt được thành công

Ý nghĩa của công bằng: giúp con người có cơ hội phát triển một cách bình đẳng với nhau, tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, đoàn kết giữa người và người, đem lại lợi ích cho cá nhân và tập thể.

Tác hại của thiếu công bằng: có thể dẫn đến mâu thuẫn, bất công, bất bình đẳng trong các mối quan hệ cá nhân và xã hội.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, và các tài liệu tham khảo về pháp luật, đạo đức xã hội.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Giáo dục công dân là môn học cung cấp kiến thức về triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị và pháp luật. Môn học này giúp học sinh hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình, cũng như các giá trị văn hóa và xã hội, từ đó trở thành những công dân có trách nhiệm.

Nguồn : Kiến Thức

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK