Trang chủ Lớp 9 Giáo dục công dân 9 - Chân trời sáng tạo Bài 4. Khách quan và công bằng Câu Khám phá 1 trang 22 GDCD 9 Chân trời sáng tạo: Khách quan là nhìn nhận sự vật, sự việc, con người một cách thực tế, chính xác...

Câu Khám phá 1 trang 22 GDCD 9 Chân trời sáng tạo: Khách quan là nhìn nhận sự vật, sự việc, con người một cách thực tế, chính xác...

Em đọc kĩ thông tin để thực hiện các yêu cầu. Trả lời Câu Khám phá 1 trang 22 SGK Giáo dục công dân (GDCD) lớp 9 Chân trời sáng tạo - Bài 4. Khách quan và công bằng.

Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu:

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà báo trong mọi trường hợp khen cũng như chê đều với động cơ trong sáng, khách quan, không thể viết báo vì mục đích vụ lợi, cá nhân, ích kỉ. Người nói: “Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết. Khi không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói, chớ viết cùn” và "chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chở nói, chớ viết”, "Viết giản dị thôi và phải đúng sự thật. Không được bịa ra”, "Không nên chỉ viết cái tốt và giấu đi cái xấu. Nhưng phê bình phải đúng đắn. Nêu cái hay, cái tốt thì phải có chừng mực, chớ phóng đại,... Phẻ bình thì phải phê bình một cách thật thà, chân thành, đúng đắn”.

Có thể thấy, thái độ khách quan không chỉ quan trọng đối với người làm báo mà còn với tất cả mọi người trong xã hội. Khi giữ được thái độ khách quan, chúng ta sẽ nhìn nhận sự vật, hiện tượng đúng với bản chất vốn có của nó để xây dựng nên những mối quan hệ đoàn kết, tích cực và tốt đẹp.

(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, tập 7, 2005, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, trang 206 và trang 118)

Em cần biết

Khách quan là nhìn nhận sự vật, sự việc, con người một cách thực tế, chính xác, không thiên vị hay thành kiến mà phải dựa trên chứng cứ và dữ liệu.

- Em hãy xác định các biểu hiện của khách quan và ý nghĩa của những biểu hiện đó trong thông tin trên.

- Nêu ví dụ thể hiện sự khách quan, thiếu khách quan trong cuộc sống, công việc và kết quả của mỗi hành động, việc làm đó.

- Em hãy cho biết tác hại của những hành vi, việc làm thiếu khách quan.

Phương pháp giải :

Em đọc kỹ thông tin để thực hiện các yêu cầu

Lời giải chi tiết:

Biểu hiện khách quan

Ý nghĩa

Nhà báo không viết báo vì mục đích vụ lợi, cá nhân, ích kỉ

Đảm bảo tính trung thực và đáng tin cậy của thông tin, tránh việc thông tin bị bóp méo vì lợi ích cá nhân

Chỉ nói và viết khi đã hiểu rõ vấn đề

Tránh thông tin sai lệch, bảo vệ uy tín của người làm báo và độ tin cậy của thông tin

Không được bịa ra thông tin

Giúp người đọc dễ hiểu và tiếp cận thông tin đúng đắn, tránh gây hiểu lầm

Không chỉ viết cái tốt mà phải phê bình một cách chân thành, đúng đắn

Giúp xã hội nhìn nhận và cải thiện các vấn đề một cách toàn diện, tránh tư duy một chiều

Ví dụ về khách quan: Trong một cuộc họp công ty, khi đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên, người quản lý dựa trên số liệu thực tế và kết quả công việc cụ thể thay vì cảm tính hay quan hệ cá nhân.

Kết quả: Giúp công bằng trong đánh giá, tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả hơn, môi trường làm việc trở nên lành mạnh.

Ví dụ về thiếu khách quan: Trong một bài báo, nhà báo viết bài phê bình một sản phẩm mà không thử nghiệm thực tế, chỉ dựa vào thông tin từ một nguồn duy nhất và không kiểm chứng.

Kết quả: Có thể dẫn đến việc cung cấp thông tin sai lệch, làm mất lòng tin của độc giả, gây thiệt hại cho nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Tác hại của những hành vi, việc làm thiếu khách quan: dẫn đến những thiếu sót, sai lầm trong ứng xử, quyết định, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa người với người

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, và các tài liệu tham khảo về pháp luật, đạo đức xã hội.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Giáo dục công dân là môn học cung cấp kiến thức về triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị và pháp luật. Môn học này giúp học sinh hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình, cũng như các giá trị văn hóa và xã hội, từ đó trở thành những công dân có trách nhiệm.

Nguồn : Kiến Thức

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK