Câu 1 (trang 105, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Nhận xét về sắc thái nghĩa của từ ngữ in đậm trong các trường hợp sau.
a. Có lúc vểnh râu vai phụ lão
Cũng khi lên mặt dáng văn thân
(Trần Tế Xương, Tự trào)
b. Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi,
Này của Xuân Hương đã quệt rồi.
(Hồ Xuân Hương, Mời trầu)
c. Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh choẹ,
Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi.
(Nguyễn Khuyến, Tiến sĩ giấy)
Vận dụng yếu tố sắc thái nghĩa
a. Có lúc vểnh râu vai phụ lão
- Thái độ lên mặt, coi thường mọi thứ
Cũng khi lên mặt dáng văn thân
- Thái độ coi mình hơn người, tự tin quá mức.
b. Này của Xuân Hương đã quệt rồi.
- Sắc thái thách thức
c. Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh choẹ,
- Tư thế ngồi tự mãn, bề trên.
Câu 2 (trang 105, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Có thể thay từ “bác” bằng từ “bạn” trong câu thơ sau không? Vì sao?
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà.
(Nguyễn Khuyến, Bạn đến chơi nhà)
Vận dụng sắc thái nghĩa
Không thể thay từ "bác” bằng từ "bạn” trong câu thơ sau vì nó sẽ làm mất đi sắc thái biểu cảm của tác giả.
Câu 3 (trang 105, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Cho câu thơ sau:
Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo,
(Hồ Xuân Hương, Để đền Sầm Nghi Đống)
Theo em, có thể thay từ “ngang” bằng từ “lên” không? Vì sao?
Vận dụng sắc thái nghĩa
Không thể thay từ “ngang” bằng từ “lên” bởi “nhìn lên” thể hiện thái độ ngưỡng mộ, ngưỡng vọng còn “nhìn ngang” thể hiện thái độ coi thường, phù hợp với nội dung của văn bản.
Câu 4 (trang 105, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Thay thế từ “cheo leo” trong câu thơ sau bằng một hoặc một số từ có nghĩa tương tự. Từ đó, chỉ ra cái hay trong việc sử dụng từ ngữ của Hồ Xuân Hương.
Kìa đền Thái thú đứng cheo leo.
(Hồ Xuân Hương, Đề đền Sầm Nghi Đống)
Vận dụng sắc thái nghĩa
- Thay thế từ “cheo leo” trong câu thơ bằng một hoặc một số từ có nghĩa tương tự như: cao ngất, cao vút, ngất ngưởng
- Việc thay thế là không phù hợp bởi nào làm mất đi nét nghĩa trong câu thơ, không phản ánh đúng suy nghĩ, thái độ của tác giả, việc chọn lựa và sử dụng từ ngữ cho chúng ta thấy cái hay trong sử dụng từ ngữ của Hồ Xuân Hương.
Câu 5 (trang 106, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp ấy:
Sống lâu, lâu để làm gì nhỉ?
Lâu để mà xem cuộc chuyển vần.
(Trần Tế Xương, Tự trào I)
Vận dụng kiến thức về các biện pháp tu từ
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: Câu hỏi tu từ “Sống lâu, lâu để làm gì nhỉ?”
- Tác dụng: Việc sử dụng câu hỏi tu từ giúp tăng sắc thái biểu cảm cho việc diễn đạt, thể hiện thái độ tự trào của tác giả trước cuộc đời, là bức chân dung tự họa chính mình. Đặc biệt, đó còn là những sự đổi thay, biến chuyển của đời sống xã hội lúc bấy giờ.
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK