Câu 1 (trang 113, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Đọc lại các bài thơ Bạn đến chơi nhà, Đề đền Sầm Nghi Đống, Tự trào I và hoàn thành bảng sau:
Bạn đến chơi nhà |
Đề đền Sầm Nghi Đống |
Tự trào I |
|
Thủ pháp trào phúng |
|||
Tình cảm, cảm xúc của tác giả |
|||
Chủ đề |
|||
Thông điệp |
|||
Nhận xét chung |
Nhớ lại nội dung các văn bản
Bạn đến chơi nhà |
Đề đền Sầm Nghi Đống |
Tự trào I |
|
Thủ pháp trào phúng |
Đưa ra cái khó, cái thiếu thốn của bản thân, thiếu cả những thứ cơ bản nhất: miếng trầu. |
Sử dụng từ ngữ tinh tế, sâu cay, thâm thúy, mỉa mai |
Sử dụng từ ngữ, hình ảnh gần gũi, bình dị phơi bày hiện thực xã hội và tự cười chính bản thân mình. |
Tình cảm, cảm xúc của tác giả |
Cảm xúc vui sướng, thắm thiết, quý trọng |
Thể hiện cá tính, tài năng của một nữ sĩ, thái độ coi thường, tự khẳng định tài năng. |
Chuyển biến trong tình cảm khi chứng kiến cuộc sống có nhiều thay đổi, tự cười sự vô công rỗi nghề của chính mình. |
Chủ đề |
Cảm xúc vui sướng khi bạn đến đồng thời văn bản cho ta hiểu rõ hoàn cảnh nhà thơ, tình cảm thắm thiết của nhà thơ với bạn. |
||
Thông điệp |
Tôn trọng và quý trọng tình cảm bạn bè. |
Chủ những anh hùng, những người có công mới đáng được tôn thờ và ngưỡng. |
Luôn lạc quan, yêu đời dù trong hoàn cảnh khó khăn, và cuộc sống có nhiều thay đổi. |
Nhận xét chung |
Nghệ thuật trào phúng, tạo ra tiếng cười một cách nhẹ nhàng mà sâu cay, thâm thúy đã góp phần thể hiện cá tính sáng tạo, tiếng nói, quan điểm mỗi cá nhân mỗi tác giả. |
Câu 2 (trang 113, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Khi tìm hiểu một bài thơ trào phúng, cần chú ý điều gì?
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Khi tìm hiểu một bài thơ trào phúng, cần chú ý: Thủ pháp trào phúng, tình cảm, cảm xúc của tác giả, chủ đề và thông điệp
Câu 3 (trang 113, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Vì sao khi lựa chọn từ ngữ, ngoài việc quan tâm đến phần ý nghĩa cơ bản, chúng ta cần quan tâm đến sắc thái nghĩa của từ?
Vận dụng kiến thức sắc thái nghĩa của từ
Khi lựa chọn từ ngữ, ngoài việc quan tâm đến phần ý nghĩa cơ bản, chúng ta cần quan tâm đến sắc thái nghĩa của từ vì: Một từ khi đặt vào các hoàn cảnh, đối tượng khắc nhau lại thể hiện thái độ, tình cảm, cảm xúc khác nhau.
Câu 4 (trang 113, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Việc dùng các từ ngữ in đậm trong các câu dưới đây có phù hợp không? Vì sao?
a. Ông ấy là một doanh nhân lọc lõi được nhiều người ngưỡng mộ.
b. Bà ấy tuy tuổi đã cao nhưng gương mặt vẫn rất xinh.
Vận dụng kiến thức sắc thái nghĩa của từ
Việc dùng các từ ngữ in đậm trong các câu dưới đây là không phù hợp bời không phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng và nội dung muốn thể hiện.
Câu 5 (trang 113, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Khi viết bài văn phân tích một bài thơ, chúng ta cần đảm bảo những yêu cầu nào?
Vận dụng kĩ năng tạo lập văn bản
Khi viết bài văn phân tích một bài thơ, chúng ta cần đảm bảo những yêu cầu:
- Cuộc đời tác giả.
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Thể thơ: lục bát, tự do, thơ 5 chữ,…
- Hình ảnh thơ: Ví dụ như hình ảnh người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp – Mĩ trong “Đồng chí”, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính, hình ảnh người bà trong “Bếp lửa”.
- Chi tiết thơ
- Giọng điệu: gồm có giọng hào hùng, nhẹ nhàng, xót thương, bi lụy, triết lí…
- Vần (nhịp) thơ.
- Ngôn ngữ thơ: gồm có ngôn ngữ bình dân, ngôn ngữ bác học, ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ (từ láy, câu đặc biệt, thành ngữ, tục ngữ, dấu ?, dấu !... => tất cả đều có dụng ý của tác giả).
- Bố cục: Đây là phần quan trọng nhất để các em tìm ý cho bài cảm nhận của mình. Có thể chia theo khổ, chia theo đoạn, câu…
Tất cả các đặc điểm trên ở tác phẩm nào cũng có nhưng mức độ đậm nhạt của các đặc điểm này trong mỗi tác phẩm là khác nhau. Thêm vào đó, các em cần chú ý dựa vào đề bài yêu cầu gì để lựa chọn các đặc điểm trên cho phù hợp theo sở trường và khả năng của mình.
Câu 6 (trang 113, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Để việc thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống diễn ra hiệu quả, chúng ta cần lưu ý những gì (trước, trong và sau khi thảo luận)?
Vận dụng kinh nghiệm bản thân
Để việc thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống diễn ra hiệu quả, chúng ta cần lưu ý những điều sau:
- Trước: Chuẩn bị một cách kỹ lưỡng các thông tin liên quan đến vấn đề cần phân tích, thu thập thông tin, bằng chứng từ các nguồn chính thống, tin cậy.
- Trong: Cần trình bày vấn đề thành các luận điểm, trình bày lần lượt các luận điểm, trong quá trình trình bày cầm lắng nghe ý kiến đóng góp để bài viết đầy đủ và khách quan.
- Sau: Xin ý kiến đánh giá, nhận xét từ những người tham gia buổi thảo luận và từ những người có chuyên mô. Tiếp thu ý kiến và chỉnh sửa.
Câu 7 (trang 113, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Việc dùng tiếng cười để tự phê bình bản thân và phê bình người khác có tác dụng gì?
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Việc dùng tiếng cười để tự phê bình bản thân và phê bình người khác có tác dụng: tạo ra tác động mạnh đến mỗi cá nhân, bản thân mỗi người điểm yếu của bản thân để diều chỉnh, thay đổi.
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK