Trang chủ Lớp 7 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo Chương 5. Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938-1009) SBT Lịch sử và Địa lý 7 Chân trời sáng tạo: Cho biết tầng lớp nào đông nhất trong...

Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938-1009) SBT Lịch sử và Địa lý 7 Chân trời sáng tạo: Cho biết tầng lớp nào đông nhất trong...

Trả lời 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938-1009) SBT Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo. Điền tên nhân vật lịch sử đúng với thông tin cho sẵn trong các câu thơ dưới đây...Cho biết tầng lớp nào đông nhất trong xá hội. Vì sao?

Câu hỏi:

Câu 1:

Điền tên nhân vật lịch sử đúng với thông tin cho sẵn trong các câu thơ dưới đây.image

Lời giải chi tiết :

1. Lê Đại Hành

2. Dương Vân Nga

3. Ngô Quyền

4. Đinh Bộ Lĩnh


Câu hỏi:

Câu 2:

Hoàn thành sơ đồ dưới đây.

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

Câu 3:

Nối các dữ liệu ở cột A với dữ liệu cột B cho phù hợp.

image

Lời giải chi tiết :

1- E

2- C

3- G

4- D

5- A

6- B


Câu hỏi:

Câu 4:

Điền các sự kiện phù hợp với thời gian về nước Đại Cồ Việt thời Ngô, ĐInh, Tiền Lê.

Lời giải chi tiết :

939: Ngô Quyền xưng vương , bỏ chức Tiết độ sứ và đóng đô ở Cổ Loa.

965: chính quyền nhà Ngô tan rã, đất nước lâm vào tình trạng cát cứ, sử gọi là "Loạn 12 sứ quân”.

968: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt.

980: Lê Hoàn đổi niên hiệu là Thiên Phúc, lập nên nhà Tiền Lê.

981: Hầu Nhân Bảo chỉ huy quân Tống theo hai đường thủy, bộ tấn công Đại Cồ Việt.


Câu hỏi:

Câu 5:

Hãy điền vào sơ đồ kim tự tháp xã hội thời Ngô - Đinh - Tiền Lê.

- Tên các tầng lớp xã hội theo đúngg vị trí.

- Nêu mối quan hệ giữa các tầng lớp trong xã hội.

- Cho biết tầng lớp nào đông nhất trong xá hội. Vì sao?

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

Câu 6:

Trong Hoàng Xuân Hãn tuyển tập viết: “.. Dân chúng đã lập đền thờ các vua Đinh, Lê trên nền tảng cung điện Hoa Lư mà không quên bà Dương hậu, không những thế mà còn tự hợp hai vua, tô tượng hai vua ngồi chung một toà với Dương hậu ở giữa.... Theo em, vì sao nhân dân thờ bà Dương Thái hậu? Bà có công lao gì với lịch sử dân tộc Việt Nam?

Lời giải chi tiết :

Có thể xem Dương Vân Nga là cái đầu nối giữa Ðinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn, người làm cho công cuộc thống nhất đất nước do Ðinh Bộ Lĩnh khởi xướng được Lê Hoàn hoàn tất. Sự nghiệp chính trị của người phụ nữ ấy đã không được sử cũ chú ý đến mà lại cứ tập trung vào thân phận làm vợ của bà.

Là người có tầm nhìn xa thấy rộng, Dương Vân Nga nhận rõ chỉ có Thập Ðạo tướng quân Lê Hoàn là người có khả năng giải quyết tình hình nghiêm trọng ấy. Nếu Dương Vân Nga không biết đặt lợi nước lên trên quyền lợi của dòng họ, bà có thể dựa vào một quyền thần để chống lại quyền thần khác, ngoan cố bảo vệ ngai vàng cho đứa con nhỏ của mình, sẽ gây ra nạn bè đảng, tranh chấp, đẩy đất nước vào hoàn cảnh rối loạn.


Câu hỏi:

Câu 7:

Hãy tìm những từ hoặc cụm từ nói lên công lao của Đinh Bộ Lĩnh đối với sự phát triển của đất nước trong đoạn văn dưới đây:

Lê Văn Hưu nói: “Tiên Hoàng nhờ có tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời, đương lúc nước Việt ta không có chủ, các hùng trưởng cát cứ, một phen cất quân mà mười hai sứ quân phục hết. Vua mở nước dựng đô, đổi xưng hoàng đế, đặt trăm quan, lập sáu quân, chế độ gần đầy đủ, ...

(Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998, trang 211)

Lời giải chi tiết :

tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời


Câu hỏi:

Câu 8:

Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

1. Sự kiện lịch sử nào mở ra thời kì độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc?

A. Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (năm 40 – 42).

B. Khúc Thừa Dụ xưng Tiết độ sứ (năm 905).

C. Chiến thắng Bạch Đảng của Ngô Quyền (năm 938).

D. Ngô Quyền xưng vương lập ra nhà Ngô (năm 939).

Đáp án: C

2. Năm 939, Ngô Quyền xưng vương đóng đô ở

A. Cổ Loa.

B. Hoa Lư

C. Thăng Long.

D. Tây Đô.

Giải: Chọn A

3. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, chọn kinh đô là

A. Cổ Loa.

B. Hoa Lư

C. Thăng Long.

D. Tây Đô.

Đáp án: Chọn B

4. Quốc hiệu đầu tiên của nhà nước phong kiến Việt Nam là

A. Việt Nam.

B. Đại Cồ Việt.

B. Đại Việt.

D. Đại Nam.

Đáp án: Chọn B

5. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, để phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, học sinh ngày nay cần

A. học tập tốt, lao động tốt để xây dựng đất nước giàu mạnh.

B. sẵn sàng đoàn kết, hỗ trợ đồng bào khi gặp khó khăn hoạn nạn.

C. luôn đề cao ý thức bảo vệ độc lập, giữ gìn bản sắc dân tộc

D. sẵn sàng lên đường nhận nhiệm vụ khi Tổ quốc cần.

Hướng dẫn giải: Chọn B

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...

Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạo

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK