Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.
1. Để tập trung quyền lực vào tay nhà vua, vua Lê Thánh Tông đã
A. bãi bỏ một số chức vụ cao cấp, vua trực tiếp nắm mọi quyền hành.
B. đứng đầu là vua và vua đặt ra 6 bộ.
C. vua chỉ bãi bỏ chức Tướng quốc.
D. vua chỉ nắm quyền hành ở trung ương, địa phương do các quan nắm giữ.
Đáp án: Chọn A
2. Dưới thời vua Lê Thánh Tông cả nước chia làm
A. 5 đạo/thừa tuyến.
B. 13 đạo/thừa tuyên.
C. 6 đạo/thừa tuyên.
D. 8 đạo/thừa tuyên.
Giải: Chọn B
3. Điểm khác biệt nhất về tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ so với thời Lý – Trần là
A. bộ máy nhà nước thời Lê sơ không có Thái thượng hoàng.
B. bộ máy nhà nước thời Lê sơ là quân chủ quan liêu chuyên chế.
C. bộ máy nhà nước thời Lê sơ có vua đứng đầu, dưới là quan lại
D. bộ máy nhà nước thời Lê sơ đứng đầu là vua, giúp việc vua có các chức quan văn và quan võ.
Đáp án: Chọn C
4. Điểm tiến bộ của Luật Hồng Đức đưới thời Lê sơ là
A. bảo vệ quyền lợi cho vua, hoàng tộc.
B. bảo vệ chủ quyền quốc gia và bảo vệ một số quyền lợi của người phụ nữ.
C. bảo vệ chế độ phong kiến.
D. bảo vệ giai cấp thống trị.
Trả lời: Chọn B
5. Vua Lê Thánh Tông từng căn dặn Thái bảo Lê Cảnh Huy:
"Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chở cho họ [nhà Minh] lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mối cho giặc, thì tội phải trụ di”
(Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Sđd, trang 462)
Lời căn dặn này đã thể hiện tư tưởng
A. bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
B. nâng cao ý thức chủ quyền của Việt Nam.
C. quyết tâm bảo vệ chủ quyền độc lập cho dân tộc, trừng trị nặng những tội danh bán nước.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
Gợi ý giải: Chọn D
Dựa vào trang 88-89 trong SGK , hoàn thiện sơ đồ tư duy về kinh tế - xã hội thời Lê sơ.
Hoàn thành thẻ nhớ về một danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ.
Tên nhân vật: Nguyễn Trãi
Tiểu sử (Năm sinh, năm mất): 1380-1442
Công lao (đóng góp) của nhân vật:
- Năm 1407, giặc Minh sang xâm lược, Hồ Quý Ly thất bại, Nguyễn Trãi nghe lời cha trở về tìm đường cứu nước nhưng bị giặc giam nơi thành Đông Quan suốt mười năm dài.
- Năm 1416, ông tìm đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, dâng cho Lê Lợi tác phẩm Bình Ngô sách. Từ đó, ông gắn bó với phong trào khởi nghĩa Lam Sơn, tham gia xây dựng đường lối quân sự, chính trị phù hợp và đảm đường những nhiệm vụ quan trọng như soạn thảo thư từ địch vận, tham mưu, vạch ra chiến lược chiến thuật cho nghĩa quân. - 1428, kháng chiến thành công, ông được Lê Lợi giao cho soạn bài cáo Bình Ngô nổi tiếng.
Điều em ấn tượng về nhân vật: Ông không chỉ tham gia và hi sinh cả bản thân trong thời chiến mà khi thời bình ông cũng vô cùng tài năng với thiên phú nghệ thuật ông đã để lại những tác phẩm để đời.
Điều em học tập được từ nhân vật: văn võ song toàn, tài trí thông minh, lòng yêu nước, hi sinh vì dân vì nước.
Dựa vào hai đoạn ca dao dưới đây và trả lời các câu hỏi:
“Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn.”
“Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Con bế, con dắt, con bồng, con mang.”
1. Hình ảnh trong hai câu ca dao đầu gắn với đời sống của tầng lớp nhân dân nào thời Lê sơ?
Trả lời:
Tầng lớp nông dân.
2. Hãy viết một đoạn văn ngắn về cuộc sống xã hội thời Lê sơ được thể hiện qua các câu ca dao trên.
Gợi ý giải:
Thời Lê Thái Tổ (1428-1432), Lê Thái Tông (1433-1441), với ý ca ngợi sự sống sung túc đời hai vua này. Với những công lao to lớn trong việc cải cách kinh tế và xã hội, đời sống nhân dân dưới thời nhà Lê đã đươc cải thiện rất nhiều.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK