Hãy chia sẻ nhận xét của em về thiên nhiên ở các hình 1, 2.
- Vận dụng những kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng
- Chỉ ra những điều em biết về thiên nhiên của hai địa danh trên.
- Nhận xét: Thiên nhiên Việt Nam rất phong phú và đa dạng
Đọc thông tin và quan sát hình 3, em hãy:
- Trình bày đặc điểm địa hình Việt Nam.
- Kể tên và xác định trên lược đồ một số khoáng sản chính của Việt Nam.
- Đọc kĩ phần 1. Đặc điểm của thiên nhiên Việt Nam (SGK trang 9) và lược đồ tự nhiên Việt Nam ( SGK trang 10)
- Chỉ ra được các khu vực đồi núi và các khu vực đồng bằng và đặc điểm chính của địa hình nước ta
* Đặc điểm địa hình Việt Nam:
- Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi, chiếm khoảng 3/4 diện tích phần đất liền. Phần lớn các dãy núi có hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.
- Đồng bằng chiếm khoảng 1/4 diện tích phần đất liền. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có diện tích lớn, khá bằng phẳng; các đồng bằng duyên hải miền Trung hẹp và bị chia cắt bởi các dãy núi nhỏ lan ra sát biển.
* Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn ở Việt Nam như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, thiếc, a-pa-tit (apatite), bô-xít (bauxite)..
Đọc thông tin, em hãy trình bày đặc điểm của khí hậu Việt Nam.
- Đọc kĩ phần 1. Đặc điểm của thiên nhiên Việt Nam (SGK trang 9 - 12)
- Chỉ ra đặc điểm của khí hậu Việt Nam.
- Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Nhiệt độ trung bình năm cao, trên 20°C.
+ Tổng lượng mưa lớn, trung bình trên 1500mm/năm.
+ Việt Nam chịu tác động của hai mùa gió chính là gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông.
- Khí hậu Việt Nam có sự khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam.
+ Miền Bắc có hai mùa chính là mùa nóng và mùa lạnh.
+ Miền Nam có khí hậu nóng quanh năm với hai mùa là mùa khô và mùa mưa.
Đọc thông tin và quan sát các hình 3, 4, em hãy trình bày một số đặc điểm của sông ngòi Việt Nam.
- Đọc kĩ phần 1. Đặc điểm của thiên nhiên Việt Nam (SGK trang 9 - 12) và quan sát hình 3,4.
- Chỉ ra được đặc điểm của sông ngòi Việt Nam.
- Đặc điểm sông ngòi Việt Nam:
+ Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
+ Sông ngòi chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung.
+ Các sông lớn có nhiều nước và phù sa.
+ Lượng nước của sông ngòi thay đổi theo mùa.
Đọc thông tin và quan sát hình 5, em hãy trình bày một số đặc điểm của đất ở Việt Nam.
- Đọc kĩ phần 1. Đặc điểm của thiên nhiên Việt Nam (SGK trang 9 - 12).
- Chỉ ra được đặc điểm của đất ở Việt Nam.
- Đặc điểm đất của Việt Nam: Việt Nam có hai nhóm đất chính là đất phù sa và đất phe-ra-lít
+ Đất phe-ra-lít phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi, có màu đỏ vàng đến nâu đỏ.
+ Đất phù sa phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, khá màu mỡ
Đọc thông tin và quan sát hình 6, em hãy trình bày một số đặc điểm cơ bản của tài nguyên rừng ở Việt Nam.
- Đọc kĩ phần 1. Đặc điểm của thiên nhiên Việt Nam (SGK trang 9 - 12)
- Chỉ ra được đặc điểm cơ bản của tài nguyên rừng ở Việt Nam.
- Đặc điểm rừng của Việt Nam:
+ Việt Nam có nhiều kiểu rừng như rừng kín thường xanh, rừng trên núi đá vôi, rừng ngập mặn, rừng tre nứa,...
+ Rừng chiếm hơn 2/5 diện tích phần đất liền (năm 2021). Trong những năm gần đây, diện tích rừng đã tăng lên đáng kể, chủ yếu do trồng mới.
+ Rừng được phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi và ven biển. Ở đồng bằng, diện tích rừng còn rất ít.
Đọc thông tin và quan sát hình 7, em hãy:
- Nêu vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế.
- Trình bày một số khó khăn của môi trường thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống.
- Đọc kĩ phần 2. Ảnh hưởng của thiên nhiên Việt Nam đến sản xuất và đời sống (SGK trang 12)
- Chỉ ra vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế và khó khăn của môi trường thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống.
* Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế:
- Công nghiệp: cung cấp nguyên, nhiên liệu như khoáng sản, gỗ, hải sản,…
- Nông nghiệp: cơ sở phát triển trồng trọ, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản…
- Giao thông: địa hình, sông ngòi, biển… tạo điều kiện phát triển đa dạng các loại hình giao thông
- Du lịch: hang động, thác nước, bãi biển,… phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng
* Một số khó khăn của môi trường thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống
- Việt Nam thường chịu ảnh hưởng của các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất...
- Địa hình đồi núi nhiều chia cắt, chế độ nước sông thay đổi theo mùa,.. ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất.
Đọc thông tin và quan sát các hình 8, 9, 10, 11, em hãy nêu một số biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phòng, chống thiên tai.
- Đọc kĩ phần 3. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phòng chống thiên tai (SGK trang 13)
- Chỉ ra một số biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phòng chống thiên tai mà em biết
- Một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên:
+ Khai thác hợp lý, khoa học
+ Đẩy mạnh tái chế
+ Đổi mới công nghệ khai thác, chế biến
- Một số biện pháp phòng, chống thiên tai:
+ Thực hiện Luật Phòng, chống thiên tai
+ Trồng và bảo vệ rừng
+ Tuyên truyền
+ Xây dựng các công trình kiên cố
+ Di dân
+ Dự báo thông tin thời tiết kịp thời
Vẽ sơ đồ thể hiện đặc điểm của một trong những thành phần thiên nhiên Việt Nam.
- Đọc kĩ lại toàn phần 1. Đặc điểm của thiên nhiên Việt Nam (SGK trang 9)
- Vẽ sơ đồ thể hiện đặc điểm của một trong những thành phần thiên nhiên Việt Nam.
Tại sao tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống?
- Đọc kĩ lại phần 2. Ảnh hưởng của thiên nhiên Việt Nam đến sản xuất và đời sống (SGK trang 12) và vận dụng kiến thức thực tế.
- Nêu ra vai trò quan trọng của tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất và đời sống.
- Vai trò của tài nguyên thiên nhiên:
+ Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực quan trọng của quá trình sản xuất, đặc biệt trong việc phát triển các ngành công nghiệp khai thác, chế biến và cung cấp nguyên - nhiên liệu cho các ngành kinh tế khác.
+ Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở để tích luỹ vốn và phát triển ổn định.
Lựa chọn và thực hiện một trong hai nhiệm vụ dưới đây:
Nhiệm vụ 1. Sưu tầm tranh, ảnh về một loại tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam, sau đó giới thiệu về vai trò của loại tài nguyên đó với các bạn cùng lớp.
Nhiệm vụ 2. Vẽ một bức tranh nhằm tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên hoặc phòng, chống thiên tai.
- Vận dụng những kiến thức em đã biết hoặc tham khảo trên mạng.
- Chọn 1 trong 2 nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ 1: Sưu tầm tranh, ảnh về một loại tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam, sau đó chỉ ra vai trò của loại tài nguyên đó với các bạn cùng lớp.
+ Nhiệm vụ 2: Vẽ một bức tranh nhằm tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên hoặc phòng, chống thiên tai.
- Chọn nhiệm vụ 2: Bức tranh nhằm tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên hoặc phòng, chống thiên tai.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK