Hãy nêu những điều em biết về hai địa danh trong hình 1 và hình 2.
- Vận dụng những kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng
- Chỉ ra những điều em biết về hai địa danh trên
- Cột cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh Lũng Cú có độ cao khoảng 1.470 m, đây là điểm cao nhất của cực Bắc Việt Nam.
- Mũi Cà Mau là phần chót mũi, thuộc ấp Đất Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Chót mũi có hình dáng kỳ lạ và đang tiến ra biển Tây (Vịnh Thái Lan) với tốc độ từ 50 đến 80m mỗi năm. Đây được coi là điểm cực Nam trên đất liền của Tổ quốc Việt Nam
Đọc thông tin và quan sát hình 3, em hãy:
- Xác định trên bản đồ vị trí địa lý của Việt Nam
- Mô tả hình dạng phần đất liền Việt Nam
- Đọc kĩ phần 1. Vị trí địa lý và lãnh thổ ( SGK trang 5)
- Chỉ ra được vị trí địa lý của Việt Nam trên bản đồ và hình dạng phần đất liền Việt Nam.
- Vị trí địa lý của Việt Nam trên bản đồ:
+ Việt Nam thuộc châu Á, nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, tiếp giáp với Biển Đông.
+ Phần đất liền, Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, Cam-pu-chia (Cambodia) và Lào ở phía tây.
- Hình dạng phần đất liền Việt Nam:
+ Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời.
+ Phần đất liền Việt Nam có hình chữ S, trải dài theo chiều Bắc – Nam, hẹp theo chiều ngang.
+ Vùng biển Việt Nam thuộc Biển Đông có nhiều đảo và quần đảo. Đường bờ biển dài khoảng 3260 km.
Đọc thông tin, em hãy cho biết vị trí địa lý có ảnh hưởng như thế nào đến tự nhiên và hoạt động sản xuất ở Việt Nam.
- Đọc kĩ phần 2. Lãnh thổ của vị trí địa lý đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất (SGK trang 7)
- Nêu ra ảnh hưởng của vị trí địa lý đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất ở Việt Nam.
- Ảnh hưởng đến tự nhiên:
+ Vị trí địa lý đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa: khí hậu nóng, ẩm; sinh vật phong phú;...
+ Việt Nam cũng nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai, điển hình là bão.
- Ảnh hưởng đến sản xuất: Vị trí địa lý tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, du lịch, giao thông vận tải; thúc đẩy giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Đọc thông tin và quan sát hình 3, em hãy:
- Cho biết Việt Nam có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp tỉnh.
- Kể tên một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam
- Đọc kĩ phần 3. Đơn vị hành chính (SGK trang 7)
- Chỉ ra các đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam và một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam.
- Việt Nam có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc Trung ương
- Các thành phố trực thuộc Trung ương là: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ
Đọc thông tin và quan sát các hình 4, 5, 6, em hãy nêu ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca Việt Nam.
- Đọc kĩ phần 4. Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca (SGK trang 7)
- Chỉ ra ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca Việt Nam qua hình 4,5,6.
- Quốc kì thể hiện cho sự hào và biểu tượng thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. thống nhất, độc lập, tự chủ và hoà bình của dân tộc Việt Nam.
- Quốc huy thể hiện khát vọng nền hoà bình, độc lập, tự do và về một nước Việt Nam phát triển thịnh vượng.
- Quốc ca mang theo ước vọng của dân tộc Việt Nam về độc lập, hoà bình và sự trường tồn
Vẽ sơ đồ về ảnh hưởng của vị trí địa lý đối với một hoạt động sản xuất ở Việt Nam.
- Vận dụng những kiến thức vừa học.
- Vẽ sơ đồ về ảnh hưởng của vị trí địa lý đối với một hoạt động sản xuất ở Việt Nam.
Xác định vị trí của 5 thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam trên hình 3.
- Xem kĩ bản đồ hành chính Việt Nam năm 2022 (SGK trang 6)
- Chỉ ra được vị trí của 5 thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam
- Các thành phố trực thuộc Trung ương là: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ
Lễ chào cờ và hát Quốc ca ở trường em thường diễn ra trong dịp nào?
- Vận dụng những kiến thức học ở trường.
- Chỉ ra các dịp diễn raLễ chào cờ và hát Quốc ca ở trường em.
- Ở trường học, em được tham gia lễ Chào cờ và hát Quốc ca vào mỗi sáng thứ hai hàng tuần. Khi nhìn lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió, các em cảm thấy tự hào về đất nước và dân tộc của mình. Em cảm thấy xúc động và dâng trào lòng yêu nước khi được hát Quốc ca và ý thức được trách nhiệm của mình trong việc học tập, rèn luyện và bảo vệ Tổ quốc.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK