a) Thay .?. bằng từ thích hợp.
- Muốn tính độ dài đường gấp khúc, ta tính .?. độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó.
- Muốn tính chu vi của hình tam giác, hình tứ giác, ta tính .?. độ dài các cạnh của mỗi hình.
b) Tính độ dài đường gấp khúc, tính chu vi hình tam giác dưới đây.
Dựa vào kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.
a)
- Muốn tính độ dài đường gấp khúc, ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó.
- Muốn tính chu vi của hình tam giác, hình tứ giác, ta tính tổng độ dài các cạnh của mỗi hình.
b) Độ dài đường gấp khúc MRQS là:
1,5 + 1,7 + 1,7 + 2,6 = 7,5 (cm)
Chu vi hình tam giác là:
2,2 + 2,8 + 3 = 5 (dm)
Chọn cách tính chu vi, diện tích phù hợp với hình (các kích thước cùng một đơn vị).
Dựa vào kiến thức đã học về chu vi, diện tích của các hình và chọn cách tính chu vi, diện tích phù hợp với hình đó.
Số?
a) Hai đơn vị đo diện tích liền kề (km2, ha hoặc m2, dm2, cm2, mm2), đơn vị lớn hơn gấp .?. lần đơn vị bé hơn.
b) 5 km2 200 ha = .?. ha
3 ha 1000 m2 = .?. m2
1 km2 700 m2 = .?. m2
4 m25 dm2 = .?. dm2
26 dm2 98 cm2 = .?. dm2
30 cm2 4 mm2 = .?. cm2
Áp dụng cách đổi:
1 km2 = 100 ha
1 ha = 10 000 m2
1 km2 = 1 000 000 m2
1 dm2 = $\frac{1}{{100}}$ m2
1 cm2 = $\frac{1}{{100}}$dm2
1 mm2 = $\frac{1}{{100}}$ cm2
a) Hai đơn vị đo diện tích liền kề (km2, ha hoặc m2, dm2, cm2, mm2), đơn vị lớn hơn gấp 100 lần đơn vị bé hơn.
b) 5 km2 200 ha = 520 ha
3 ha 1000 m2 = 31 000 m2
1 km2 700 m2 = 1 000 700 m2
4 m25 dm2 = 4,05 dm2
26 dm2 98 cm2 = 26,98 dm2
30 cm2 4 mm2 = 30,04 cm2
Sắp xếp các số đo sau theo thứ tự từ lớn đến bé.
$\frac{1}{2}$ km2; 45 ha; 700 000 m2; 9 000 m2
Đổi về cùng một đơn vị đo rồi so sánh, sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé.
Ta có: $\frac{1}{2}$ km2 = 500 000 m2
45 ha = 450 000 m2
- Sắp xếp các số đo theo thứ tự từ lớn đến bé là:
700 000 m2 ; $\frac{1}{2}$ km2 ; 45 ha; 9 000 m2
Câu nào đúng, câu nào sai?
Các hình dưới đây được vẽ trên lưới ô vuông cạnh dài 1 cm.
a) Diện tích hình chữ nhật gấp đôi diện tích hình vuông.
b) Chu vi hình chữ nhật gấp đôi chu vi hình vuông.
c) Diện tích tam giác BCD bằng một nửa diện tích hình thang ABCD.
d) Hình tròn tâm O có:
- Chu vi là 12,56 cm;
- Diện tích là: 12,56 cm2
Tính diện tích, chu vi các hình rồi nhận xét.
Diện tích hình vuông là: 3 x 3 = 9 (cm2)
Diện tích hình chữ nhật là: 6 x 3 = 18 (cm2)
Chu hình hình vuông là: 3 x 4 = 12 (cm)
Chu vi hình chữ nhật là: (6 + 3) x 2 = 18 (cm)
a) Đúng
b) Sai
c) Diện tích tam giác BCD là: (8 x 3) : 2 = 12 (cm2)
Diện tích hình thang ABCD là: $\frac{{(8 + 2) \times 3}}{2}$ = 15 (cm2)
Vậy câu c Sai
d) Chu vi hình tròn là: 2 x 2 x 3,14 = 12,56 (cm2)
Diện tích hình tròn là: 2 x 2 x 3,14 = 12,56 (cm2)
Vậy câu d Đúng
Vẽ một hình vuông và một hình chữ nhật trên giấy kẻ ô vuông theo yêu cầu dưới đây.
a) Hai hình có diện tích bằng nhau nhưng chu vi khác nhau.
b) Hai hình có chu vi bằng nhau nhưng diện tích khác nhau.
Học sinh tự thực hiện
a) Hai hình có diện tích bằng nhau nhưng chu vi khác nhau.
- Vẽ hình chữ nhật có chiều dài bằng 8 cm, chiều rộng bằng 2 cm
Chu vi hình chữ nhật là: (8 + 2) × 2 = 20 cm
Diện tích hình chữ nhật là: 8 × 2 = 16 cm2
- Vẽ hình vuông có cạnh bằng 4 cm
Chu vi hình vuông là: 4 × 4 = 16 cm
Diện tích hình vuông là: 4 × 4 = 16 cm2
b) Hai hình có chu vi bằng nhau nhưng diện tích khác nhau.
- Vẽ hình chữ nhật có chiều dài bằng 4 cm, chiều rộng bằng 2 cm
Chu vi hình chữ nhật là: (4 + 2) × 2 = 12 cm
Diện tích hình chữ nhật là: 4 × 2 = 8 cm2
- Vẽ hình vuông có cạnh bằng 4 cm
Chu vi hình vuông là: 3 × 4 = 12 cm
Diện tích hình vuông là: 3 × 3 = 9 cm2
Thay .?. bằng số hoặc từ thích hợp
Chú ý: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần viết tắt là Sxq và Stp
a) Hình hộp chữ nhật có ba kích thước là .?., .?. và .?.
Hình lập phương có ba kích thước bằng nhau, bằng độ dài .?.
b) Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật, ta có thể lấy .?. mặt đáy nhân với .?. (cùng một đơn vị đo).
c) Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương, ta lấy diện tích một mặt nhân với .?.
d) Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật, ta lấy .?. nhân với ... rồi nhân với .?. (cùng một đơn vị đo).
Dựa vào kiến thức đã học về hình hộp chữ nhật, hình lập phương và điền số hoặc từ thích hợp vào chỗ chấm.
a) Hình hộp chữ nhật có ba kích thước là chiều dài, chiều rộng và chiều cao
Hình lập phương có ba kích thước bằng nhau, bằng độ dài các cạnh.
b) Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật, ta có thể lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
c) Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương, ta lấy diện tích một mặt nhân với 6
d) Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật, ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
Số?
a) Hai đơn vị đo thể tích liền kề (m³, dm³, cm³), đơn vị lớn hơn gấp .?. lần đơn vị bé hơn.
b) 7 m³ = .?. dm³ = .?. cm³
0,5 m³ = .?. dm³
15 000 000 cm³ = .?. dm³ = .?. m³
68 cm³ = .?. dm³
Áp dụng cách đổi:
1 m3 = 1 000 dm3 = 1 000 000 cm3
1 cm3 = $\frac{1}{{1000}}$ dm3
a) Hai đơn vị đo thể tích liền kề (m³, dm³, cm³), đơn vị lớn hơn gấp 1 000 lần đơn vị bé hơn.
b) 7 m³ = 7 000 dm³ = 7 000 000 cm³
0,5 m³ = 500 dm³
15 000 000 cm³ = 15 000 dm³ = 15 m³
68 cm³ = $\frac{{68}}{{1000}}$ dm³
Số đo?
a) Diện tích xung quanh của hình A là .?.
b) Diện tích toàn phần của hình A và hình B lần lượt là .?. và .?.
c) Thể tích của hình A và hình B lần lượt là .?. và .?.
*Hình hộp chữ nhật:
Diện tích xung quanh = (a + b) × 2 × c
Diện tích toàn phần = Sxq + Sđáy × 2
Thể tích = a × b × c
* Hình lập phương
Diện tích xung quanh = a × a × 4
Diện tích toàn phần = a × a × 6
Thể tích = a × a × a
a) Diện tích xung quanh của hình A là (11 + 3) × 2 × 1 = 28 (cm2)
b) Diện tích toàn phần của hình A là:
28 + (11 × 3 × 2) = 94 (cm2)
Diện tích toàn phần của hình B là:
3 × 3 × 6 = 54 (cm2)
Vậy diện tích toàn phần của hình A và hình B lần lượt là 94 cm2 và 54 cm2
c) Thể tích của hình A là:
11 × 3 × 1 = 33 (cm3)
Thể tích của hình B là:
3 × 3 × 3 = 27 (cm3)
Vậy thể tích của hình A và hình B lần lượt là 33 cm3 và 27 cm3
Trong dãy hình sau, hình 10 có thể tích là bao nhiêu mét khối?
Thể tích của hình lập phương = a × a × a
Quan sát hình ta thấy, cạnh của hình 1 bằng 1 cm; cạnh hình 2 bằng 2 cm; cạnh hình 3 bằng 3 cm; cạnh hình 4 bằng 4 cm.
Vậy cạnh hình 10 bằng 10 cm, nên:
Thể tích của hình 10 là:
10 × 10 × 10 = 1 000 (cm3)
Đáp số: 1 000 cm3
Số?
Quan sát hình bên.
Hình tạo bởi các hình lập phương màu hồng có thể tích là .?. m3
Thể tích của hình lập phương = a × a × a
Cạnh của hình lập phương lớn là 1 m, vậy cạnh của hình lập phương màu hồng là: 1 : 3 = $\frac{1}{3}$m
Thể tích của 1 hình lập phương màu hồng là:
$\frac{1}{3}$ × $\frac{1}{3}$ × $\frac{1}{3}$ = $\frac{1}{{27}}$ (m3)
Thể tích của hình tạo bởi các hình lập phương màu hồng là:
$\frac{1}{{27}}$ × 9 = 3 (m3)
Hình tạo bởi các hình lập phương màu hồng có thể tích là 3 m3
Để học tốt môn Toán, chúng ta cần có sách giáo khoa, vở bài tập, bút chì, bút mực, thước kẻ, compa, máy tính cầm tay và giấy nháp.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Toán học, được ví như "ngôn ngữ của vũ trụ", không chỉ là môn học về số và hình học. Đó là lĩnh vực nghiên cứu trừu tượng về các cấu trúc, không gian và phép biến đổi, góp phần quan trọng vào việc giải mã các hiện tượng tự nhiên và phát triển công nghệ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK