Đánh dấu tích vào □ dưới hình vẽ những hàng hóa mà gia đình em sử dụng hằng ngày.
Em quan sát kĩ các hình ảnh và nhận biết các loại đồ dùng hàng ngày của gia đình.
Em cùng gia đình thường mua hàng hóa ở đâu? Tô màu vào hình gần giống với nơi em và gia đình thường đến mua hàng.
Em quan sát 3 hình ảnh để nhận biết chúng vẽ về gì?
- Hình 1: Mua hàng hóa ở chợ
- Hình 2: Mua hàng hóa ở siêu thị
- Hình 3: Mua hàng hóa ở tiệm tạp hóa
Điền số từ 1 đến 4 vào hình tròn ở mỗi hình để mô tả đúng trình tự các bước mua bán hàng hóa.
Em quan sát kĩ các hình ảnh để biết người mẹ đang thực hiện việc gì khi mua bán và sắp xếp thứ tự cho phù hợp.
Tìm và khoảng 5 từ chỉ hàng hóa cần thiết cho cuộc sống hằng ngày (theo mẫu).
Em dựa vào mẫu để hoàn thành bài tập.
Viết đ vào □ trước ý đúng, viết s vào □ trước ý chưa phù hợp.
Em đọc kĩ các đáp án và ghi chữ thích hợp.
Đánh dấu tích vào □ ở hình chỉ những tình huống mà em đồng tình.
Em quan sát kĩ từng bức hình và cho biết hành động của các nhận vật trong hình là gì? Em có đồng tình với hành động đó không?
- Hình 1: Chủ cửa hàng có thái độ không đúng khi khách lựa chọn đồ lâu.
- Hình 2: Nhân viên bán quần áo niềm nở giới thiệu sản phẩm cho khách hàng
- Hình 3: Người mua hàng ở siêu thị định xé bao bì ra để kiểm tra sản phẩm
- Hình 4: Người mua hàng lựa chọn hàng hóa bằng cách nhìn nhãn sản phẩm
- Hình 5: Lựa chọn sản phẩm bị móp
- Hình 6: Tránh lựa chọn hộp sữa bị móp.
Lan cùng mẹ đi chợ. Đến gian hàng bán thực phẩm, mẹ Lan cầm thực phẩm lên xem và quan sát kĩ trước khi mua. Theo em, mẹ Lan quan sát kĩ để làm gì?
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Theo em, mẹ Lan quan sát kĩ để xem hạn sử dụng của sản phẩm.
Viết vào chỗ (…) tên những hàng hóa mà gia đình em đã mua trong tuần qua.
Em có thể hỏi mẹ về các loại hàng hóa mà gia đình đã mua trong tuần qua để hoàn thành bài tập.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, giấy màu và bản đồ Việt Nam để học tốt môn này.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Tự nhiên và Xã hội là môn học về thiên nhiên, con người và cộng đồng gần gũi xung quanh. Do đó, phương pháp thực hiện chương trình môn học là: khai thác những kiến thức, kinh nghiệm của học sinh về cuộc sống xung quanh; phát huy trí tò mò khoa học, hướng đến sự phát triển các mối quan hệ tích cực của học sinh với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh; hướng dẫn học sinh cách đặt câu hỏi, cách thu thập thông tin và tìm kiếm các bằng chứng, cách sử dụng các thông tin, bằng chứng thu thập được để đưa ra những nhận xét, kết luận mang tính khách quan, khoa học.
Nguồn : gesd.edu.vnLớp 2 - Năm học thứ hai, chúng ta đã quen với việc học tập và có những người bạn thân thiết. Hãy tiếp tục học tập chăm chỉ và tận hưởng niềm vui khi khám phá những điều mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK