Bạn nào trong tranh biết nhận lỗi và sửa lỗi?
Hình ảnh: SGK Trang 11
- Vấn đáp
- Thảo luận nhóm
Hình 1:
Bạn Cốm xin lỗi mẹ vì đã làm gãy thỏi son của mẹ và hứa sẽ không nghịch như thế nữa. Cốm là người biết nhận lỗi và sửa lỗi.
Hình 2:
Tin giẫm vào chân bạn nam khác và va vào người bạn nữ nhưng chạy đi, không xin lỗi và còn nói “Có gì đâu mà phải kêu”. Tin là người chưa biết nhận lỗi và sửa lỗi.
Hình 3:
Bạn nữ nhặt được chiếc vòng của Na đánh rơi nhưng hôm sau mới trả lại. Bạn nữ đã xin lỗi vì việc đó. Bạn nữ là người biết nhận lỗi và sửa lỗi.
Hình 4:
Bạn Bin xin lỗi ông bà vì không chào ông bà. Bạn Bin là người biết nhận lỗi và sửa lỗi.
Nêu thêm một số việc làm thể hiện biết nhận lỗi và sửa lỗi.
- Vấn đáp
- Thảo luận nhóm
- Những việc làm thể hiện biết nhận lỗi và sửa lỗi:
+ Xin lỗi cô và cả lớp khi đi học muộn/ không làm bài tập/ ra sân tập thể dục nhịp điệu muộn/ xả rác bừa bãi/ … làm lớp bị trừ điểm thi đua và hứa sẽ không lặp lại chuyện đó nữa.
+ Xin lỗi mẹ vì đã làm vỡ bình hoa và hứa sẽ không bao giờ bất cẩn như thế nữa.
+ Xin lỗi bạn vì không trả sách đúng hẹn/ làm bẩn sách của bạn và hứa lần sau sẽ không làm như vậy nữa.
+ Làm rơi đồ của người khác, nhặt lên và xin lỗi, hứa lần sau sẽ cẩn thận hơn.
Vì sao chúng ta cần biết nhận lỗi và sửa lỗi?
- Vấn đáp
- Thảo luận nhóm
- Nhận lỗi và sửa lỗi là phẩm chất cần thiết của mỗi người.
- Khi biết nhận lỗi và sửa lỗi, chúng ta sẽ nhận ra lỗi sai, dũng cảm đối diện và sửa đổi bản thân, giúp bản thân tiến bộ hơn và được mọi người tôn trọng và yêu quý.
- Nếu không biết nhận lỗi và sửa lỗi, chúng ta sẽ không hoàn thiện được bản thân và bị mọi người xa lánh
Học Đạo đức cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, và các tài liệu tham khảo về đạo đức, lối sống.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Đạo đức là hệ thống các quy tắc và chuẩn mực được cộng đồng và xã hội chấp nhận, giúp định hình hành vi và giá trị của con người. Đạo đức không chỉ là phẩm chất cá nhân mà còn là nền tảng của một xã hội văn minh và bền vững.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm học thứ hai, chúng ta đã quen với việc học tập và có những người bạn thân thiết. Hãy tiếp tục học tập chăm chỉ và tận hưởng niềm vui khi khám phá những điều mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK