Câu 1
Cho bảng số liệu sau:
- Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất ngành công nghiệp nước ta giai đoạn 2010 – 2021.
- Nhận xét và giải thích sự thay đổi giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta giai đoạn trên.
Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích
- Vẽ biểu đồ:
- Nhận xét: Giai đoạn 2010-2021, giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta tăng 9981.2 nghìn tỉ đồng, tăng từ 3045,6 nghìn tỉ đồng (2010) lên 13026,8 nghìn tỉ đồng (2021).
- Giải thích:
+ Do nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng cao do dân số tăng và đời sống người dân cải thiện; nhu cầu về các sản phẩm công nghiệp phục vụ cho xuất khẩu cũng tăng cao.
+Khoa học kỹ thuật được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong sản xuất công nghiệp, giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
+ Việt Nam thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
+ Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp như: đầu tư cho cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, tín dụng, khuyến khích xuất khẩu.
Câu 2
Dựa vào hình 16.3, hãy:
- Nhận xét sự thay đổi về sản lượng và cơ cấu nguồn điện sản xuất của nước ta năm 2010 và năm 2021
- Giải thích sự thay đổi đó
Nhận xét và giải thích sự thay đổi sản lượng và cơ cấu thông qua tỉ trọng các nguồn năng lượng điện bên cạnh thủy điện.
- Nhận xét:
Nhìn chung sản lượng và cơ cấu nguồn điện sản xuất của nước ta năm 2010 và năm 2021 đã có sự thay đổi, sản lượng tăng lên và cơ cấu nguồn điện khác nhau, cụ thể:
+ Sản lượng điện tăng lên nhanh chóng, từ 91,7 tỉ kWh năm 2010 tăng lên 244,9 tỉ kWh, tăng 153,2 tỉ kWh.
+ Trong cơ cấu nguồn điện sản xuất giai đoạn này chỉ có tỉ trọng nguồn điện từ thủy điện giảm, giảm từ 38% năm 2010 xuống chỉ còn 30,6% năm 2021, tiếp tục đứng vị trí thứ 2 trong cơ cấu nguồn điện.
+ Tỉ trọng nguồn điện từ nhiệt điện vẫn giữ nguyên vị trí quan trọng nhất, chiếm hơn nửa cơ cấu nguồn điện, tăng nhẹ trong giai đoạn này, từ 56% năm 2010 lên 56,2% năm 2021.
+ Tỉ trọng nguồn điện gió, điện mặt trời tăng mạnh, từ 6% năm 2010 tăng lên 12,3% năm 2021, tăng gấp đôi.
+ Đặc biệt, năm 2010 tỉ trọng các nguồn điện khác không đáng kể thì đến năm 2021, tỉ trọng các nguồn điện khác đã chiếm 0,9% trong cơ cấu nguồn điện nước ta.
- Giải thích:
+ Tỉ trọng nguồn điện từ thủy điện giảm và tăng nguồn điện từ nhiệt điện, điện gió, điện mặt trời và các nguồn điện khác vì ngành công nghiệp sản xuất điện của nước ta đang chuyển dịch cơ cấu sang các nguồn năng lượng sạch, năng lượng có thể tái tạo khác.
+ Các nguồn điện khác được phát triển hiện nay trong cơ cấu nguồn điện nước ta đó là điện rác thải, điện sinh khối.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Địa lý học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng tự nhiên. Môn học này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường sống của mình và những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống con người, từ đó bảo vệ và phát triển bền vững.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK