Câu hỏi (?) mục 1
Dựa vào thông tin mục I, hãy trình bày và giải thích về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta.
Trình bày và giải thích những nét chính về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta.
Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta:
- Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay tương đối đa dạng, có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nhóm ngành khai khoáng, tăng tỉ trọng của nhóm ngành chế biến, chế tạo.
- Trong nội bộ nhóm ngành có sự phát triển theo hướng tiếp cận công nghệ tiên tiến, hiện đại với sự chuyển dịch từ các ngành và công nghệ sản xuất sử dụng nhiều lao động sang các ngành công nghiệp công nghệ cao (công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính,...).
- Trong từng ngành có sự chuyển dịch từ các công đoạn có giá trị gia tăng thấp sang các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu (ngành sản xuất ô tô chuyển từ lắp ráp sang sản xuất), chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng năng lượng tái tạo trong công nghiệp sản xuất điện.
- Công nghiệp hỗ trợ như sản xuất nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng hình thành và phát triển góp phần nâng cao tỉ lệ nội địa hoá trong các ngành công nghiệp.
- Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành hiện nay là kết quả của quá trình tái cấu trúc, nội địa hoá sản phẩm, phát triển công nghiệp xanh, hội nhập quốc tế. Sự chuyển dịch này gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao năng suất lao động, giảm phụ thuộc vào khai thác tài nguyên của Việt Nam, hướng tới phát triển bền vững.
Câu hỏi (?) mục II
Dựa vào thông tin mục II, hãy trình bày sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta. Vì sao có sự chuyển dịch đó
Trình bày và giải thích những nét chính về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta
Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta:
- Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
- Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế ở nước ta là phù hợp với chính sách phát triển kinh tế mở, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Câu hỏi (?) mục III
Dựa vào thông tin mục III, hãy trình bày và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ ở nước ta
Trình bày và giải thích những nét chính về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ ở nước ta
Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ ở nước ta:
- Sự chuyển dịch thể hiện rõ ở sự thay đổi giá trị sản xuất công nghiệp giữa các vùng, sự hình thành và phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp mới và có hiệu quả hơn như khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao....
- Giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng kinh tế có sự thay đổi rõ rệt, nhất là ở các vùng đóng góp lớn về giá trị sản xuất công nghiệp trong cả nước.
- Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đã được hình thành và phát triển vài thập kỉ trước đây như khu công nghiệp, khu công nghệ cao ngày càng được mở rộng; nhiều trung tâm công nghiệp mới nổi lên nhờ phát huy thế mạnh, nhất là thu hút vốn đầu tư nước ngoài.- Bên cạnh các địa phương có lịch sử phát triển công nghiệp lâu đời như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đồng Nai,... đã xuất hiện một số địa phương phát triển mạnh công nghiệp những năm gần đây như: Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bình Dương Quảng Ngãi,…
- Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ là kết quả tác động của hàng loạt nhân tổ, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu theo thành phần kinh tế và các chính sách phát triển công nghiệp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khoa học – công nghệ, cải thiện cơ sở hạ tầng,... Định hướng đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045, phân bố không gian công nghiệp nước ta hướng đến phù hợp với yêu cầu cơ cấu lại các ngành công nghiệp, phát triển tập trung, không dàn đều, đảm bảo bảo vệ môi trường, quốc phòng an ninh
Luyện tập
Tóm tắt lại hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp ở nước ta theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ
Tóm tắt những nét chính hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp ở nước ta theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ
Hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp ở nước ta theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ:
- Theo ngành:
+ Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay tương đối đa dạng, có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nhóm ngành khai khoáng, tăng tỉ trọng của nhóm ngành chế biến, chế tạo.
+ Trong nội bộ nhóm ngành có sự phát triển theo hướng tiếp cận công nghệ tiên tiến, hiện đại với sự chuyển dịch từ các ngành và công nghệ sản xuất sử dụng nhiều lao động sang các ngành công nghiệp công nghệ cao (công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính,...).
+ Trong từng ngành có sự chuyển dịch từ các công đoạn có giá trị gia tăng thấp sang các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu (ngành sản xuất ô tô chuyển từ lắp ráp sang sản xuất), chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng năng lượng tái tạo trong công nghiệp sản xuất điện.
- Theo thành phần kinh tế:
Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
- Theo lãnh thổ:
+ Sự chuyển dịch thể hiện rõ ở sự thay đổi giá trị sản xuất công nghiệp giữa các vùng, sự hình thành và phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp mới và có hiệu quả hơn như khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao....
+ Giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng kinh tế có sự thay đổi rõ rệt, nhất là ở các vùng đóng góp lớn về giá trị sản xuất công nghiệp trong cả nước
Vận dụng
Sưu tầm thông tin, tìm hiểu về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành hoặc theo thành phần kinh tế ở địa phương em
Tìm kiếm thông tin và sưu tầm
Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành ở Hà Nội:
- Tăng tỉ trọng:
+ Công nghiệp chế biến, chế tạo (điện tử, cơ khí...)
+ Công nghiệp công nghệ cao (công nghệ sinh học, công nghệ thông tin...)
- Giảm tỷ trọng:
+ Công nghiệp nặng (khai thác, chế biến than, luyện kim...)
+ Công nghiệp truyền thống (dệt may, da giày...)
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Địa lý học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng tự nhiên. Môn học này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường sống của mình và những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống con người, từ đó bảo vệ và phát triển bền vững.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK