Dựa vào thông tin mục 3 và hình 3.1, hãy chứng minh sự phân hóa của thiên nhiên theo độ cao ở nước ta.
Chứng minh sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao thông qua đặc điểm tự nhiên của các đai cao
Thiên nhiên nước ta phân hóa theo độ cao thành ba đai cao: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi và đai ôn đới gió mùa trên núi
Đai nhiệt đới gió mùa |
+ Ở miền Bắc, đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình từ khoảng 600 – 700m trở xuống, ở miền Nam từ khoảng 900 – 1000m trở xuống. + Khí hậu nhiệt đới gió mùa biểu hiện rõ: tổng nhiệt độ hoạt động năm trên 7500°C, mùa hạ nóng (nhiệt độ TB >25°C), độ ẩm thay đổi tuỳ nơi. + Đất có 2 nhóm chính: nhóm đất phù sa ở vùng đồng bằng (đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn, đất cát,...) và nhóm đất feralit ở vùng đồi núi thấp, phần lớn là đất feralit đỏ vàng, đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá badan, đá vôi. + Sinh vật gồm các hệ sinh thái rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng núi thấp, mưa nhiều, ẩm ướt; các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa (rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng nhiệt đới khô,...); các hệ sinh thái khác phát triển trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt (rừng nhiệt đới thường xanh trên đá vôi, rừng ngập mặn trên đất ngập mặn ven biển,...). |
Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi |
+ Ở miền Bắc, đại cận nhiệt đới gió mùa trên núi bắt đầu từ độ cao khoảng 600 – 700 m đến 2600 m, ở miền Nam từ khoảng 900 – 1000m đến 2600m. + Khí hậu mát mẻ, tổng nhiệt độ hoạt động năm dao động từ 4500°C đến 7500°C, mùa hạ mát (nhiệt độ TB tháng 2000 mm), độ ẩm cao. + Đất: Do nhiệt độ giảm làm hạn chế quá trình phân huỷ chất hữu cơ nên hình thành các loại đất feralit mùn (ở độ cao 600 – 700 m đến 1600, 1700 m), đất xám mùn trên núi (ở độ cao trên 1 600-1700 m). + Sinh vật phổ biến là các loài cận nhiệt đới, xen kẽ một số loài nhiệt đới. Trong rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt đới như gấu, sóc,... |
Đai ôn đới gió mùa trên núi |
+ Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ 2600m trở lên (có ở dãy Hoàng Liên Sơn). + Khí hậu mang tính chất ôn đới, tổng nhiệt độ hoạt động năm dưới 4500°C, quanh năm nhiệt độ <15°C, mùa đông nhiệt độ xuống dưới 5°C. + Đất chủ yếu là đất mùn núi cao. + Thực vật ôn đới chiếm ưu thế như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam với rừng trúc lùn, rừng rêu mưa mù trên núi phát triển. |
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Địa lý học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng tự nhiên. Môn học này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường sống của mình và những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống con người, từ đó bảo vệ và phát triển bền vững.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK