Trang chủ Lớp 12 SGK Địa lí lớp 12 - Kết nối tri thức Phần 1. Địa lí tự nhiên Dựa vào thông tin mục 1 và hình 3.1, hãy chứng minh sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo chiều bắc – nam...

Dựa vào thông tin mục 1 và hình 3.1, hãy chứng minh sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo chiều bắc – nam...

Chứng minh được sự phân hóa về khí hậu, cảnh quan theo chiều bắc – nam của nước ta. Trả lời Câu hỏi mục I.1 trang 18 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức - Bài 3. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên.

Dựa vào thông tin mục 1 và hình 3.1, hãy chứng minh sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo chiều bắc – nam

Phương pháp giải :

Chứng minh được sự phân hóa về khí hậu, cảnh quan theo chiều bắc – nam của nước ta.

Lời giải chi tiết:

Thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều bắc nam, thể hiện rõ nhất ở sự khác biệt về nhiệt độ và cảnh quan thiên nhiên giữa phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam.

Phần lãnh thổ phía Bắc (toàn bộ lãnh thổ phía Bắc tới dãy núi Bạch Mã)

+ Khí hậu đặc trưng là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh. Nhiệt độ TB năm >20°C. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên có một mùa đồng lạnh với 2 – 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 18°C, biên độ nhiệt độ trung bình năm cao.

+ Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa: rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, rừng ngập mặn.... Ngoài ra, còn có các hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới như rừng cận nhiệt là rộng thường xanh, rừng lá kim núi cаo.... Trong rừng, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài thực vật cận nhiệt đới (dẻ, re,....) và ôn đới (sa mộc, đỗ quyên,...) cùng các loài thủ có lông dày như gấu, chồn....

Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy núi Bạch Mã trở vào phía Nam)

+ Khí hậu mang sắc thái của khí hậu cận xích đạo gió mùa, có nền nhiệt độ cao, TB năm >25°C, biên độ nhiệt độ không quá 1 – 5°C. Khí hậu phân thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô.

+ Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa. Thành phần thực vật và động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới có nguồn gốc Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a di cư lên hoặc từ Ấn Độ - Mi-an-ma di cư sang. Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng là vào mùa khô như các loài cây thuộc họ Dầu; có nơi hình thành rừng thưa nhiệt đới khô, nhiều nhất ở Tây Nguyên (rừng khộp). Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn như voi, hổ, báo, bò rừng...

Ở vùng ven biển, vùng cửa sông của đồng bằng sông Cửu Long phát triển rừng ngập mặn và rừng tràm (bán đảo Cà Mau, rừng U Minh,...). Trong rừng, hệ động vật trên cạn và dưới nước rất đa dạng.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Địa lý học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng tự nhiên. Môn học này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường sống của mình và những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống con người, từ đó bảo vệ và phát triển bền vững.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK