Trình bày khái quát bối cảnh lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Kết hợp các kiến thức đã học và đọc các thông tin trong sách để trả lời câu hỏi.
- Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
- Từ ngày 17-7-1945 đến ngày 2-8 - 1945, Hội nghị Pốt-xđam quyết định giao việc giải giáp vũ khí của quân phiệt Nhật Bản ở Đông Dương cho quân Trung Hoa Dân quốc ở khu vực phía Bắc vĩ tuyến 16, cho quân Anh ở khu vực phía Nam vĩ tuyến 16. Ngày 6 và ngày 9-8-1945, Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki của Nhật Bản. Cũng trong ngày 9-8 - 1945, quân đội Xô viết tấn công đạo quân Quan Đông của Nhật Bản ở Đông Bắc Trung Quốc.
- Đến ngày 15-8-1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Ngay sau khi Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh, quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang. Điều kiện khách quan thuận lợi cho cuộc Tổng khởi nghĩa đã đến.
- Trước đó, từ tháng 3 đến tháng 8 – 1945, cao trào kháng Nhật, cứu nước đã diễn ra trong cả nước, góp phần chuẩn bị lực lượng, tập dượt cho quần chúng đấu tranh, sân sàng tổng khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến.
- Ngày 13-8-1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc, ban bố Quân lệnh số 1, chính thức phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
- Ngày 14, 15-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang), thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa và quyết định những văn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền.
- Ngày 16, 17-8- 1945, Đại hội Quốc dân được triệu tập tại Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Học Lịch sử cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về sự kiện, nhân vật lịch sử.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử là môn học giúp ta nhìn lại quá khứ, hiểu rõ hơn về những sự kiện và con người đã góp phần hình thành thế giới hiện tại. Học lịch sử là cách chúng ta rút ra bài học từ những thăng trầm để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK