Trang chủ Lớp 12 SGK Lịch sử 12 - Kết nối tri thức Chủ đề 4: Công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay Bài 10: Khái quát về công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay lịch sử 12 Kết nối tri thức: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12...

Bài 10: Khái quát về công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay lịch sử 12 Kết nối tri thức: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12...

Hướng dẫn giải Mở đầu, ? mục 1, ? mục 2, ? mục 3, Luyện tập, Vận dụng Bài 10: Khái quát về công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay SGK lịch sử 12 Kết nối tri thức. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12 – 1986) đã đánh dấu một bước ngoặt rất cơ bản và có ý nghĩa quyết định trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa...

Câu hỏi:

Mở đầu

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12 – 1986) đã đánh dấu một bước ngoặt rất cơ bản và có ý nghĩa quyết định trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Từ đây, Việt Nam bước vào thời kì Đổi mới toàn diện đất nước. Công cuộc Đổi mới đất nước của Việt Nam đã trải qua những giai đoạn nào? Nội dung chính của mỗi giai đoạn là gì?

Hướng dẫn giải :

Kết hợp các kiến thức đã học, tìm kiếm thông tin thông qua sách báo để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Công cuộc Đổi mới đất nước của Việt Nam đã trải qua 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn khởi đầu Công cuộc đổi mới (1986 – 1995): Xuất phát từ yêu cầu sống còn của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển đất nước, đảm bảo đời sống nhân dân, phù hợp với xu thế chung của thời đại, tạo cơ sở để đất nước bước vào giai đoạn tiếp theo của sự nghiệp đổi mới toàn diện.

+ Giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế (1996 – 2006): Tại nền tảng cho Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng trong giai đoạn tiếp theo.

+ Giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập sâu rộng (2006 – nay)


Câu hỏi:

? mục 1

Khai thác thông tin và Tư liệu 1 trong mục, hãy nêu nội dung cơ bản của công cuộc Đổi mới giai đoạn 1986 – 1995

Hướng dẫn giải :

Kết hợp các kiến thức đã học, tìm kiếm thông tin thông qua sách báo để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Trọng tâm là đổi mới về kinh tế

Đổi mới toàn diện và đồng bộ

- Kiên quyết xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

- Phát triển kinh tế hàng hoá xã hội chủ nghĩa.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện Ba chương trình kinh tế lớn gồm: Lương thực - Thực phẩm, Hàng tiêu dùng và Hàng xuất khẩu.

- Đẩy lùi và kiểm soát lạm phát, ổn định và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế – xã hội, phấn đấu bắt đầu có tích luỹ nội bộ từ nền kinh tế, từng bước đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng khủng hoảng

- Đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới chính trị, văn hoá xã hội, chú trọng nhân tố con người. Xác định khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.

- Đổi mới chính trị phải được tiến hành tích cực và vững chắc. Tiến hành đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị theo hướng vừa phát huy quyền làm chủ của người dân, vừa phát huy quyền lực của cơ quan Nhà nước.

- Chủ trương kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, tham gia phân công lao động quốc tế; thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”.


Câu hỏi:

? mục 2

Khai thác thông tin và Tư liệu 2 trong mục, hãy nêu nội dung chính của công cuộc Đổi mới giai đoạn 1996 – 2006

Hướng dẫn giải :

Kết hợp các kiến thức đã học, tìm kiếm thông tin thông qua sách báo để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Về kinh tế

Về chính trị, văn hóa – xã hội, an ninh – quốc phòng

Về đối ngoại

- Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Tiếp tục phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng nhiều công trình lớn về kết cấu hạ tầng, tăng cường tiềm lực về cơ sở – vật chất, công nghệ cho nến kinh tế.

- Xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới.

- Đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế.

- Nhấn mạnh phát triển giáo dục – đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu.

- Xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Coi văn hoá là nền tảng tỉnh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Mở rộng giải quyết các vấn đề xã hội như tạo thêm việc làm, xoá đói, giảm nghèo...

- Xây dựng và tăng cường an ninh quốc phòng.

Đặt trọng tâm chủ trương “hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực” nhằm - mục tiêu phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước.


Câu hỏi:

? mục 3

Hãy nêu nội dung chính của công cuộc Đổi mới trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay.

Hướng dẫn giải :

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc các thông tin trong sách để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Về kinh tế

Về chính trị, văn hóa – xã hội, an ninh – quốc phòng

Về đối ngoại

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức.

- Phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có nến công nghiệp theo hướng hiện đại.

- Tăng cường xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, - Thực hiện tiến bộ và xã hội. công bằng

- Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hoá thực sự trở thành sức mạnh nội sịnh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

- Xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định

- Chuyển từ “hội nhập kinh tế quốc tế” sang "chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng, mở rộng phạm vi, lĩnh vực và tỉnh chất của hội nhập.

- Thực hiện chiến lược hội nhập quốc tế toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, văn hoá - xã hội trong đó hội nhập kinh tế là trọng tâm


Câu hỏi:

Luyện tập

Lập bảng hệ thống tóm tắt (theo gợi ý dưới đây vào vở) về nội dung chính của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

Hướng dẫn giải :

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc các thông tin trong sách để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Giai đoạn

1986 - 1995

1996 - 2006

2006 – nay

Nội dung chính

+ Trọng tâm là đổi mới kinh tế

+ Kiên quyết xoá bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

+ Phát triển kinh tế hàng hoá xã hội chủ nghĩa.

+ Đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới chính trị, văn hoá xã hội, chú trọng nhân tố con người. Xác định khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.

+ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

+ Xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Coi văn hoá là nền tảng tỉnh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

+ Đặt trọng tâm chủ trương “hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực” nhằm - mục tiêu phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước.

+ Tăng cường xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, - Thực hiện tiến bộ và xã hội. công bằng

+ Thực hiện chiến lược hội nhập quốc tế toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, văn hoá - xã hội trong đó hội nhập kinh tế là trọng tâm


Câu hỏi:

Vận dụng

Viết một bài giới thiệu ngắn về nội dung công cuộc Đổi mới ở Việt Nam, từ năm 2006 đến nay và nêu cảm nghĩ của em.

Hướng dẫn giải :

Kết hợp các kiến thức đã học và tìm kiếm các thông tin qua sách báo để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Kể từ Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 2006), công cuộc Đổi mới đã bước sang giai đoạn mới với những mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng. Giai đoạn này được đánh dấu bởi những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực, đưa Việt Nam trở thành một quốc gia năng động, hội nhập sâu rộng và có vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế.

- Về kinh tế:

+ Kinh tế Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 6,7%/năm.+ GDP bình quân đầu người năm 2023 đạt 3.500 USD, gấp 3,5 lần so với năm 2006.+ Việt Nam đã trở thành một quốc gia thu nhập trung bình thấp theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới.+ Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ, năm 2023 đạt 750 tỷ USD.+ Thu hút đầu tư nước ngoài hiệu quả, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giải ngân năm 2023 đạt 31,15 tỷ USD.

- Về xã hội:

+ Đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 13,5% (năm 2006) xuống còn 2,95% (năm 2023).+ Trình độ học vấn, y tế, văn hóa của người dân được nâng cao.+ Hệ thống an sinh xã hội được củng cố, bảo đảm an sinh cho các đối tượng yếu thế.

- Về đối ngoại:

+ Việt Nam đã mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế sâu rộng.+ Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng như WTO, ASEAN, APEC, ASEM, v.v.+ Vị thế quốc tế của Việt Nam được nâng cao, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn, công cuộc Đổi mới cũng còn một số hạn chế cần được khắc phục:

- Tình trạng tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng.

- Chênh lệch giàu nghèo gia tăng.

- Vấn đề môi trường ngày càng trở nên cấp bách.

- Năng lực cạnh tranh quốc gia còn thấp.

Công cuộc Đổi mới là một quá trình lâu dài, gian khổ nhưng cũng rất vinh quang. Với những thành tựu to lớn đã đạt được và sự quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, Việt Nam sẽ tiếp tục công cuộc Đổi mới và đạt được mục tiêu trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc.

Dụng cụ học tập

Học Lịch sử cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về sự kiện, nhân vật lịch sử.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Lịch sử là môn học giúp ta nhìn lại quá khứ, hiểu rõ hơn về những sự kiện và con người đã góp phần hình thành thế giới hiện tại. Học lịch sử là cách chúng ta rút ra bài học từ những thăng trầm để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK