Khai thác thông tin và Tư liệu 1 trong mục, hãy trình bày những nét chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1973 – 1975...

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc nội dung trong sách để trả lời câu hỏi Gợi ý giải Câu hỏi mục 2 e - Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ - cứu nước (1954-1975).

Khai thác thông tin và Tư liệu 1 trong mục, hãy trình bày những nét chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1973 – 1975.

Phương pháp giải :

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc nội dung trong sách để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Sau khi Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được kí kết, Mỹ phải rút hết quân về nước, so sánh lực lượng thay đổi theo hướng có lợi cho cách mạng Việt Nam.

- Ở miền Bắc: Nhân dân bắt tay khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, ra sức chi viện cho miền Nam.

- Ở miền Nam: Mỹ vẫn giữ lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự, tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn. Chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại Hiệp định Pa-ri. Tháng 7 – 1973, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 nhấn mạnh: Trong bất cứ tỉnh hình nào cũng phải tiếp tục con đường bạo lực cách mạng, phải nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao.

- Thực hiện nghị quyết của Đảng, quân dân miền Nam vừa kiên quyết đánh trả địch, vừa chủ động mở những cuộc tiến công, mở rộng vùng giải phóng.

- Từ tháng 3 – 1975, quân dân miền Nam mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, trải qua ba chiến dịch lớn: chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định (Chiến dịch Hồ Chí Minh).

- Chiến dịch Tây Nguyên diễn ra từ ngày 10 – 3, đến ngày 24 – 3 thì kết thúc thắng lợi. Ngày 26 – 3, thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên được giải phóng. Đà Nẵng rơi vào thế cô lập và đến chiều 29 – 3 cũng được hoàn toàn giải phóng.

- Sau khi tiêu diệt căn cứ phòng thủ Xuân Lộc và Phan Rang, 5 giờ chiều ngày 26-4, năm cảnh quân cùng lúc tiến vào trung tâm thành phố, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn. 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Dụng cụ học tập

Học Lịch sử cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về sự kiện, nhân vật lịch sử.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Lịch sử là môn học giúp ta nhìn lại quá khứ, hiểu rõ hơn về những sự kiện và con người đã góp phần hình thành thế giới hiện tại. Học lịch sử là cách chúng ta rút ra bài học từ những thăng trầm để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK