Hình trên là lâu đài Li – va – đi – a, nơi diễn ra Hội nghị I – an – ta vào năm 1945. Những quyết định của hội nghị này đã tạo cơ sở cho việc thiết lập Trật tự thế giới hai cực I – an – ta. Trật tự này đã trải qua quá trình hình thành và tồn tại như thế nào? Những nguyên nhân nào dẫn đến sự sụp đổ Trật tự thế giới 2 cực I – an – ta? Tác động của sự kiện đó đối với tình hình thế giới là gì?
Kết hợp các kiến thức đã học, tìm kiếm thông tin thông qua sách báo để trả lời câu hỏi.
Quá trình hình thành và tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I – an – ta
Sự hình thành Trật tự thế giới hai cực I – an – ta
+ Hội nghị I – an – ta diễn ra vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ 2, từ ngày 4 đến ngày 12/2/1945, khi phe Đồng Minh giành được những thắng lợi quan trọng trên các mặt trận.
+ Đưa ra quyết định về việc kết thúc chiến tranh, tiêu diệt tận gốc phát xít Đức, quân phiệt Nhật Bản và thỏa thuận về việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á sau chiến tranh.
+ Ở Châu Âu: quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Béc-lin và các nước Đông Âu; quân đội Mỹ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Béc-lin và các nước Tây Âu. Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mỹ. Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.
+ Ở châu Á: hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến tiêu diệt quân phiệt Nhật Bản, bao gồm việc: 1. Duy trì nguyên trạng và công nhận nền độc lập của Mông Cổ; 2. Trả lại cho Liên Xô những quyền lợi bị mất sau chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905).
+ Sau khi Nhật Bản đầu hàng, quân đội Mỹ chiếm đóng Nhật Bản. Ở bán đảo Triều Tiên, quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Bắc, quân đội Mỹ chiếm đóng miền Nam
+ Các vùng còn lại ở châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây
🡪 Những quyết định của Hội nghị I-an-ta và thoả thuận sau đó của các cường quốc đã trở thành khuôn khổ cho sự thiết lập trật tự thế giới mới, được gọi là Trật tự thế giới hai cực I-an-ta
Quá trình tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I – an – ta.
Trật tự thế giới hai cực I – an – ta tồn tại từ năm 1945 đến năm 1991, trải qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX:
+ Là giai đoạn xác lập và phát triển của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta với sự đối đầu giữa một bên là Mỹ, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và một bên là Liên Xô, đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa.
+ Được định hình với sự thiết lập các khối quân sự đối đầu nhau, tiêu biểu là: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ và các nước phương Tây thành lập năm 1949, Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va do Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập năm 1955.
+ Ngay trong giai đoạn này, Trật tự thế giới hai cực I-an-ta bắt đầu bị rạn nứt trước tác động của tình hình thế giới.
Giai đoạn từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX đến năm 1991: Trật tự thế giới hai cực I – an – ta suy yếu và đi đến sụp đổ:
+ Trật tự hai cực I-an-ta có biểu hiện suy yếu khi xu hướng hoà hoãn bắt đầu xuất hiện từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, với việc Liên Xô và Mỹ đạt được thỏa thuận bước đầu về hạn chế vũ khí chiến lược, tiến hành cuộc gặp gỡ cấp cao đầu tiên (1972).
+ Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Liên Xô và Mỹ đẩy mạnh đối thoại, hợp tác với các cuộc gặp gỡ cấp cao. Hai nước kí kết các văn kiện hợp tác về kinh tế, thương mại, khoa học - kỹ thuật, đặc biệt là thoả thuận về việc thủ tiêu các tên lửa tầm trung ở châu Âu (1987), hạn chế cuộc chạy đua vũ trang. Năm 1989, Liên Xô và Mỹ cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
+ Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu (vào cuối những năm 80 của thế kỉ XX), sự tan rã của Liên Xô (12 – 1991) đã chấm dứt sự tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta
Những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ Trật tự thế giới 2 cực I – an – ta
+ Thứ nhất, sự đối đấu căng thẳng đã khiến cho cả hai cực Xô – Mỹ đều bị tốn kém về tài chính, suy giảm thế mạnh kinh tế, phải hạn chế cuộc chạy đua vũ trang để ổn định và củng cố vị thế của mình.
+ Thứ hai, từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, cùng với những thay đổi trong quan hệ Xô - Mỹ là những chuyển biến theo hướng hoà dịu trong quan hệ giữa Đông Âu và Tây Âu.
+ Thứ ba, sự vươn lên nhanh chóng của các nước trên thế giới nhằm thoát khỏi ảnh hưởng của hai cực, đặc biệt, thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc và sự ra đời của hàng loạt các quốc gia độc lập đã làm thay đổi khuôn khổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
+ Thứ tư, sự thay đổi trong cán cân kinh tế thế giới là một yếu tố góp phần làm suy yếu Trật tự thế giới hai cực I-an-ta. Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và các nước Tây Âu đã tạo ra những trung tâm kinh tế cạnh tranh với Mỹ; sự suy giảm sức mạnh kinh tế của Liên Xô cũng làm cho cán cân kinh tế thế giới thay đổi.
+ Thứ năm, cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội và những sai lầm trong công cuộc cải tổ đã làm suy giảm sức mạnh, dẫn tới sự tan rã của Liên Xô – quốc gia đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa, cùng với đó là sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta
- Tác động của sự kiện đó đối với tình hình thế giới
+ Mở ra một thời kì phát triển mới trong quan hệ quốc tế, thúc đẩy những xu hướng phát triển mới, đảm bảo lợi ích của các quốc gia, các dân tộc trong quan hệ quốc tế.
+ Sự tan rã của Liên Xô đã làm thay đổi so sánh lực lượng với ưu thế tạm thời thuộc về Mỹ.
+ Dẫn đến sự kết thúc Chiến tranh lạnh và sự hình thành một trật tự thế giới mới.
Trình bày sự hình thành Trật tự thế giới hai cực I – an – ta.
Kết hợp các kiến thức đã học và đọc nội dung trong sách để trả lời câu hỏi.
+ Hội nghị I – an – ta diễn ra vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ 2, từ ngày 4 đến ngày 12/2/1945, khi phe Đồng Minh giành được những thắng lợi quan trọng trên các mặt trận.
+ Đưa ra quyết định về việc kết thúc chiến tranh, tiêu diệt tận gốc phát xít Đức, quân phiệt Nhật Bản và thỏa thuận về việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á sau chiến tranh.
+ Ở Châu Âu: quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Béc-lin và các nước Đông Âu; quân đội Mỹ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Béc-lin và các nước Tây Âu. Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mỹ. Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.
+ Ở châu Á: hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến tiêu diệt quân phiệt Nhật Bản, bao gồm việc: 1. Duy trì nguyên trạng và công nhận nến độc lập của Mông Cổ; 2. Trả lại cho Liên Xô những quyền lợi bị mất sau chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905).
+ Sau khi Nhật Bản đầu hàng, quân đội Mỹ chiếm đóng Nhật Bản. Ở bán đảo Triều Tiên, quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Bắc, quân đội Mỹ chiếm đóng miền Nam
+ Các vùng còn lại ở châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây
🡪 Những quyết định của Hội nghị I-an-ta và thoả thuận sau đó của các cường quốc đã trở thành khuôn khổ cho sự thiết lập trật tự thế giới mới, được gọi là Trật tự thế giới hai cực I-an-ta
Khai thác thông tin và tư liệu trong mục, trình bày những nét chính về quá trình tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I – an – ta.
Kết hợp các kiến thức đã học và đọc nội dung trong sách để trả lời câu hỏi.
- Giai đoạn từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX:
+ Là giai đoạn xác lập và phát triển của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta với sự đối đầu giữa một bên là Mỹ, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và một bên là Liên Xô, đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa.
+ Được định hình với sự thiết lập các khối quân sự đối đầu nhau, tiêu biểu là: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ và các nước phương Tây thành lập năm 1949, Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va do Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập năm 1955.
+ Ngay trong giai đoạn này, Trật tự thế giới hai cực I-an-ta bắt đầu bị rạn nứt trước tác động của tình hình thế giới.
- Giai đoạn từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX đến năm 1991: Trật tự thế giwois hai cực I – an – ta suy yếu và đi đến sụp đổ:
+ Trật tự hai cực I-an-ta có biểu hiện suy yếu khi xu hướng hoà hoãn bắt đầu xuất hiện từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, với việc Liên Xô và Mỹ đạt được thoả thuận bước đầu về hạn chế vũ khí chiến lược, tiến hành cuộc gặp gỡ cấp cao đầu tiên (1972).
+ Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Liên Xô và Mỹ đẩy mạnh đối thoại, hợp tác với các cuộc gặp gỡ cấp cao. Hai nước kí kết các văn kiện hợp tác về kinh tế, thương mại, khoa học - kỹ thuật, đặc biệt là thoả thuận về việc thủ tiêu các tên lửa tầm trung ở châu Âu (1987), hạn chế cuộc chạy đua vũ trang. Năm 1989, Liên Xô và Mỹ cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
+ Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu (vào cuối những năm 80 của thế kỉ XX), sự tan rã của Liên Xô (12 – 1991) đã chấm dứt sự tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta
Nêu những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I – an – ta.
Kết hợp các kiến thức đã học và đọc nội dung trong sách để trả lời câu hỏi.
- Sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I – an – ta bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân:
+ Thứ nhất, sự đối đấu căng thẳng đã khiến cho cả hai cực Xô – Mỹ đều bị tốn kém về tài chính, suy giảm thế mạnh kinh tế, phải hạn chế cuộc chạy đua vũ trang để ổn định và củng cố vị thế của mình.
+ Thứ hai, từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, cùng với những thay đổi trong quan hệ Xô - Mỹ là những chuyển biến theo hướng hoà dịu trong quan hệ giữa Đông Âu và Tây Âu.
+ Thứ ba, sự vươn lên nhanh chóng của các nước trên thế giới nhằm thoát khỏi ảnh hưởng của hai cực, đặc biệt, thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc và sự ra đời của hàng loạt các quốc gia độc lập đã làm thay đổi khuôn khổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
+ Thứ tư, sự thay đổi trong cán cân kinh tế thế giới là một yếu tố góp phần làm suy yếu Trật tự thế giới hai cực I-an-ta. Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và các nước Tây Âu đã tạo ra những trung tâm kinh tế cạnh tranh với Mỹ; sự suy giảm sức mạnh kinh tế của Liên Xô cũng làm cho cán cân kinh tế thế giới thay đổi.
+ Thứ năm, cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội và những sai lầm trong công cuộc cải tổ đã làm suy giảm sức mạnh, dẫn tới sự tan rã của Liên Xô – quốc gia đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa, cùng với đó là sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
Phân tích tác động của sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực I – an – ta đối với tình hình thế giới.
Kết hợp các kiến thức đã học và đọc nội dung trong sách để trả lời câu hỏi.
+ Trước hết, sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta đã mở ra một thời kì phát triển mới trong quan hệ quốc tế, thúc đẩy những xu hướng phát triển mới, đảm bảo lợi ích của các quốc gia, các dân tộc trong quan hệ quốc tế.
+ Thứ hai, sự tan rã của Liên Xô đã làm thay đổi so sánh lực lượng với ưu thế tạm thời thuộc về Mỹ. Tuy nhiên, vai trò của các cường quốc khác, các trung tâm kinh tế, các tổ chức quốc tế, khu vực,... ngày càng gia tăng, trong khi sức mạnh của Mỹ cũng suy giảm tương đối.
+ Thứ ba, sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực Ian-ta dẫn đến sự kết thúc Chiến tranh lạnh và sự hình thành một trật tự thế giới mới.
Hãy tóm tắt những nét chính về quá trình hình thành và tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I – an – ta.
Kết hợp các kiến thức đã học và đọc nội dung trong sách để trả lời câu hỏi.
- Quá trình hình thành:
+ Đầu năm 1945, tại thành phố I-an-ta (Liên Xô) đã diễn ra hội nghị giữa ba cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh.
+ Hội nghị đã thống nhất mục tiêu chung trong việc tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
+ Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.
+ Thoả thuận về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước lớn, chủ yếu là giữa Liên Xô và Mỹ ở châu Âu, châu Á sau chiến tranh.
🡪 Những quyết định của Hội nghị I – an – ta cùng thỏa thuận sau đó giữa các cường quốc đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới – Trật tự thế giới hai cực I – an – ta.
- Quá trình tồn tại:
Trật tự thế giới hai cực I-an-ta tồn tại từ năm 1945 đến năm 1991, chi phối toàn bộ đời sống chính trị thế giới trong nửa sau thế kỉ XX, trải qua 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX: Trật tự thế giới hai cực I-an-ta xác lập và phát triển với sự đối đầu về tư tưởng, chính trị, kinh tế, quân sự,... giữa một bên là cực Mỹ, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và một bên là cực Liên Xô, đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa.
+ Giai đoạn từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX đến năm 1991: Trật tự thế giới hai cực I-an-ta xói mòn và đi đến sụp đổ.
Lập sơ đồ tư duy (theo ý tưởng của em) về nguyên nhân và tác động của sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực I – an – ta đối với tình hình thế giới.
Kết hợp các kiến thức đã học và đọc nội dung trong sách để trả lời câu hỏi.
Dựa vào tư liệu sưu tầm từ sách, báo, internet và vận dụng những kiến thức đã học, hãy giải thích vì sao sự tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I – an – ta không phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.
Kết hợp các kiến thức đã học và đọc nội dung trong sách để trả lời câu hỏi.
- Sự tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-tá không phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế vì:
+ Trật tự hai cực I-an-ta tạo ra một tình trạng căng thẳng và đối đầu giữa hai siêu cường (Hoa Kỳ và Liên Xô). Sự đối đầu này tăng nguy cơ xảy ra chiến tranh toàn cầu, do đó đe dọa hòa bình và an ninh thế giới.
+ Trong thời kỳ tồn tại hai cực I-an-ta, thế giới chia rẽ giữa hai hệ thống chính trị và kinh tế trái ngược nhau, đó là chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa Xã hội. Sự đối đầu này tạo ra sự phân chia sâu rộng, không tạo điều kiện cho sự hợp tác và đồng thuận toàn cầu.
+ Trong thời kỳ tồn tại hai cực I-an-ta, có sự thiếu tin tưởng và tình hữu nghị giữa các quốc gia. Cả hai siêu cường đều cố gắng kiếm ưu thế quân sự và chính trị, dẫn đến một môi trường không ổn định và không chắc chắn.
+ Trong thời kỳ tồn tại trật tự hai cực I-an-ta, cả hai phe cố gắng mở rộng vùng ảnh hưởng của mình, đưa ra các biện pháp kinh tế và quân sự để chiếm lợi thế. Điều này có thể dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh, tăng rủi ro suy thoái kinh tế và khủng hoảng toàn cầu.
Học Lịch sử cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về sự kiện, nhân vật lịch sử.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử là môn học giúp ta nhìn lại quá khứ, hiểu rõ hơn về những sự kiện và con người đã góp phần hình thành thế giới hiện tại. Học lịch sử là cách chúng ta rút ra bài học từ những thăng trầm để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK