Trang chủ Lớp 12 SGK Lịch sử 12 - Kết nối tri thức Chủ đề 1: Thế giới trong và sau chiến tranh lạnh Bài 1: Liên Hợp Quốc Lịch sử 12 Kết nối tri thức: Hình dưới đây là phiên khai mạc Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77 vào ngày 13-9-2022 tại Niu Oóc (Mỹ) với sự tham...

Bài 1: Liên Hợp Quốc Lịch sử 12 Kết nối tri thức: Hình dưới đây là phiên khai mạc Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77 vào ngày 13-9-2022 tại Niu Oóc (Mỹ) với sự tham...

Lời giải bài tập, câu hỏi Mở đầu; ? mục 1: a, b; ? mục 2: a, b, c; Luyện tập: 1, 2; Vận dụng: 1, 2 Bài 1: Liên Hợp Quốc SGK Lịch sử 12 Kết nối tri thức. Hình dưới đây là phiên khai mạc Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77 vào ngày 13-9-2022 tại Niu Oóc (Mỹ) với sự tham dự của đại diện 193 quốc gia thành viên...

Câu hỏi:

Mở đầu

Hình dưới đây là phiên khai mạc Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77 vào ngày 13-9-2022 tại Niu Oóc (Mỹ) với sự tham dự của đại diện 193 quốc gia thành viên. Tổ chức này được thành lập trong bối cảnh nào? Liên hợp quốc có mục tiêu, nguyên tắc hoạt động và đóng vai trò như thế nào trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,… của thế giới? Vì sao Liên hợp quốc trở thành tổ chức toàn cầu lớn nhất thế giới? Hãy chia sẻ những điều em biết về một số vấn đề nêu trên.

Hướng dẫn giải :

Kết hợp các kiến thức đã học, tìm kiếm thông tin thông qua sách báo để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

- Tổ chức này được thành lập trong bối cảnh:

+ Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đồng minh thấy sự cần thiết phải hợp tác để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, kết thúc chiến tranh, đồng thời xác lập một tổ chức quốc tế nhằm duy trì hòa bình và trật tự thế giới sau chiến tranh.

+ Liên hợp quốc được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) với mục tiêu ngăn chặn chiến tranh, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, phát triển hợp tác quốc tế.

+ Nhân dân thế giới có khát vọng được sống trong hòa bình.

- Liên hợp quốc có mục tiêu, nguyên tắc hoạt động và đóng vai trò trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,… của thế giới:

+ Mục tiêu:

-Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế

- Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng, quyền tự quyết dân tộc và củng cố hòa bình thế giới

- Thúc đẩy hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo, đảm bảo quyền con người và quyền tự do cơ bản cho mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, ngôn ngữ.

-Là trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế vì những mục tiêu trên.

+ Nguyên tắc hoạt động:

- Bình đẳng về chủ quyền quốc gia

- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia

- Từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế

- Không can thiệp vào công việc nội bộ các nước

- Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế

- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

- Vai trò trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội

+ Kinh tế:

- Hỗ trợ các nước đang phát triển thông qua các chương trình viện trợ, tài trợ.

- Khuyến khích hợp tác kinh tế quốc tế, thương mại tự do.

+ Văn hóa:

- Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa thế giới.

- Khuyến khích giao lưu văn hóa giữa các quốc gia.

+ Xã hội:

- Xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền trẻ em.

- Liên hợp quốc trở thành tổ chức toàn cầu lớn nhất thế giới vì:

+ Liên hợp quốc có 6 nguyên tắc hoạt động rõ ràng, đặc biệt 4 nguyên tắc đầu tạo cơ sở pháp lý để các tổ chức khác đề ra nguyên tắc hoạt động, chú trọng hòa bình, an ninh, sự bình đẳng giữa các dân tộc.

+ Quy mô: không ngừng mở rộng thành viên, là diễn đàn toàn cầu lớn nhất, duy nhất với sự bình đẳng của các quốc gia, dù lớn nhỏ, các chế độ chính trị khác nhau. Hiện nay có sự tham gia của 193 quốc gia thành viên, đại diện cho hầu hết các quốc gia trên Thế giới.

+ Giải quyết các vấn đề chung của toàn cầu và có nhiều thành tựu trong việc duy trì hòa bình, an ninh và thúc đẩy sự phát triển.


Câu hỏi:

? mục 1 a

Hãy nêu bối cảnh lịch sử và quá trình thành lập Liên hợp quốc?

Hướng dẫn giải :

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc kĩ nội dung trong sách để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

- Bối cảnh lịch sử:

+ Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới có những chuyển biến quan trọng. Sức mạnh và ưu thế trên chiến trường thuộc về phe Đồng minh chống phát xít. Việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh càng trở nên cấp bách

+ Khi chiến tranh thế giới thứ 2 đang diễn ra, các nước đồng minh chống phát xít đã mong muốn thiết lập một tổ chức quốc tế để bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới thay thế cho Hội Quốc liên.

+ Trong bối cảnh đó, các nước Liên Xô, Mỹ, Anh triển khai các hoạt động để thành lập Liên hợp quốc.

- Quá trình thành lập Liên hợp quốc:

+ Ngày 1/1/1942: 26 nước chống phát xít đã kí bản Tuyên bố về Liên hợp quốc, cam kết thành lập một tổ chức quốc tế vì hòa bình và an ninh sau chiến tranh.

+ Từ năm 1943: các nước đã thỏa thuận được một số điểm cơ bản về cơ cấu Liên hợp quốc, Đại hội đồng, thành viên thường trực Hội đồng bảo an,…

+ Tại hội nghị Tê – hê – ran (I-ran từ ngày 28/11 – 1/12/1943), ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh khẳng định quyết tâm thành lập Liên hợp quốc.

+ Tại hội nghị I – an – ta (Liên Xô, tháng 2/1945), ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh đã ra quyết định về việc thành lập Liên hợp quốc và đồng ý triệu tập hội nghị để thông qua Hiến chương Liên hợp quốc.

+ Từ ngày 25/4/1945 – 26/6/1945, một hội nghị quốc tế được tổ chức tại Xan Phran – xi – xco (Mỹ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước đã thông qua bản Hiến chương Liên hợp quốc

+ Ngày 24/10/1945, Liên hợp quốc chính thức được thành lập với 51 nước thành viên.


Câu hỏi:

? mục 1 b

Khai thác thông tin và các tư liệu 1,2 trong mục, hãy trình bày mục tiêu và nguyên tắc hoạt động cơ bản của Liên hợp quốc.

Hướng dẫn giải :

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc kĩ nội dung trong sách để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

- Mục tiêu

+ Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế

+ Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng, quyền tự quyết dân tộc và củng cố hòa bình thế giới

+ Thúc đẩy hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo, đảm bảo quyền con người và quyền tự do cơ bản cho mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, ngôn ngữ.

+ Là trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế vì những mục tiêu trên.

- Nguyên tắc hoạt động:

+ Bình đẳng về chủ quyền quốc gia

+ Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia

+ Từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế

+ Không can thiệp vào công việc nội bộ các nước

+ Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế

+ Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.


Câu hỏi:

? mục 2 a

Nêu vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế.

Hướng dẫn giải :

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc kĩ nội dung trong sách để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

+ Liên hợp quốc góp phần ngăn ngừa không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới kể từ năm 1945 đến nay.

+ Triển khai hoạt động giữ gìn hòa bình ở nhiều khu vực trên Thế giới, góp phần chấm dứt nhiều cuộc xung đột nưu En Xan – va – đo, Mô – dăm – bích,… và hỗ trợ cho tiến trình tái thiết ở nhiều quốc gia thành viên.

+ Thúc đẩy quá trình giành độc lập dân tộc của các nước thuộc địa và phụ thuộc, góp phần làm gia tăng số lượng thành viên của Liên hợp quốc hiện nay là 193 nước.


Câu hỏi:

? mục 2 b

Khai thác thông tin và các tư liệu 3 trong mục, hãy trình bày vai trò của Liên hợp quốc trong thúc đẩy phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, cũng như trong việc nâng cao đời sống người dân.

Hướng dẫn giải :

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc kĩ nội dung trong sách để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

+ Thực hiện nhiều dự án, đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện, nâng cao đời sống của người dân và hỗ trợ cho công tác xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

+ Góp phần vào các hoạt động chống biến đổi khí hậu, dịch bệnh,.. ở nhiều khu vực trên thế giới.

+ Năm 2015, Liên hợp quốc thông qua Chương trình nghị sĩ 2030 vì sự phát triển bền vững, đặt ra 17 mục tiêu hành động mang tính toàn cầu đến năm 2030 bao gồm: xóa nghèo, giảm đói, cuộc sống khỏe mạnh, chất lượng giáo dục, bình đẳng giới, nước sạch và vệ sinh, năng lượng sạch và bền vững, việc làm đàng hoàng và tăng trưởng kinh tế, công nghiệp, đổi mới và cơ sở hạ tầng, giảm bất bình đẳng, độ thị và cộng đồng bền vững, tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm, hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, tài nguyên nước, tài nguyên đất, hòa bình, công bằng và thể chế vững mạnh, hợp tác để thực hiện hóa các mục tiêu.


Câu hỏi:

? mục 2 c

Khai thác thông tin và các tư liệu 4 trong mục, nêu những nét chính về vai trò của Liên hợp quốc trong việc đảm bảo quyền con người và phát triển văn hóa xã hội.

Hướng dẫn giải :

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc kĩ nội dung trong sách để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

+ Năm 1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua tuyên ngôn Nhân quyền, đưa ra những quyền và tự do cơ bản của con người,…

+ Chú trọng việc đảm bảo, nỗ lực thúc đẩy việc xây dựng và kí kết những văn bản, điều ước quốc tế quan trọng các quyền cơ bản của con người, tạo cơ hội phát triển văn hóa, xã hội cho tất cả mọi người.

+ Các cơ quan và tổ chức chuyên môn tiến hành các hoạt động thúc đẩy sự hợp tác quốc tế giữa các quốc gia.

+ Xây dựng các quỹ tài trợ quốc tế để phát triển văn hóa, xã hội, trong số đó có các quỹ tài trợ cho giáo dục, tiêu biểu là Quỹ giáo dục không thể chờ đợi.


Câu hỏi:

Luyện tập 1

Lập bảng tóm tắt bối cảnh thành lập, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc.

Hướng dẫn giải :

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc kĩ nội dung trong sách để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

BỐI CẢNH THÀNH LẬP

MỤC TIÊU

NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG

+ Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đồng minh thấy sự cần thiết phải hợp tác để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, kết thúc chiến tranh, đồng thời xác lập một tổ chức quốc tế nhằm duy trì hòa bình và trật tự thế giới sau chiến tranh.

+ Khi chiến tranh thế giới thứ 2 đang diễn ra, các nước đồng minh chống phát xít đã mong muốn thiết lập một tổ chức quốc tế để bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới thay thế cho Hội Quốc liên.

+ Trong bối cảnh đó, các nước Liên Xô, Mỹ, Anh triển khai các hoạt động để thành lập Liên hợp quốc.

+ Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế

+ Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng, quyền tự quyết dân tộc và củng cố hòa bình thế giới

+ Thúc đẩy hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo, đảm bảo quyền con người và quyền tự do cơ bản cho mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, ngôn ngữ.

+ Là trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế vì những mục tiêu trên.

+ Bình đẳng về chủ quyền quốc gia

+ Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia

+ Từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế

+ Không can thiệp vào công việc nội bộ các nước

+ Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế

+ Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.


Câu hỏi:

Luyện tập 2

Lập sơ đồ tư duy thể hiện những nét chính về vai trò của Liên hợp quốc trong các lĩnh vực.

Hướng dẫn giải :

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc kĩ nội dung trong sách để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

Vận dụng 1

Có ý kiến cho rằng: Vai trò quan trọng nhất của Liên hợp quốc là đóng góp ngăn ngừa không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới kể từ năm 1945 đến nay. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?

Hướng dẫn giải :

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc kĩ nội dung trong sách để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

- Em đồng ý với ý kiến “Vai trò quan trọng nhất của Liên hợp quốc là đóng góp ngăn ngừa không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới kể từ năm 1945 đến nay”

- Vì:

+ Liên hợp quốc góp phần ngăn chặn không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới; hỗ trợ giải quyết nhiều cuộc xung đột và tranh chấp quốc tế.

+ Liên hợp quốc đã soạn thảo và xây dựng được một hệ thống các công ước quốc tế về giải trừ quân bị, trong đó có: Hiệp ước Cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (1968), Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (1996), Công ước Cấm vũ khí hoá học (1992) và Công ước Cấm vũ khí sinh học (1972), Công ước Cấm vũ khí hạt nhân (2017),…. tạo ra khuôn khổ pháp lý cho việc ngăn chặn phổ biến, tiến tới xoá bỏ hoàn toàn các loại vũ khí này.


Câu hỏi:

Vận dụng 2

Tìm hiểu thông tin từ sách, báo, internet và chia sẻ với bạn về những đóng góp, hỗ trợ của Liên hợp quốc đối với Việt Nam.

Hướng dẫn giải :

Kết hợp các kiến thức đã học và các thông tin tìm kiếm được qua sách báo để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

- Sau khi Việt Nam gia nhập chính thức (1977), Liên hợp quốc đã hỗ trợ Việt Nam về nhân đạo và tài chính rất lớn, đặc biệt là việc khắc phục hậu quả chiến tranh, vấn đề về nghèo đói, y tế, thực phẩm, nhất là với trẻ em và nhi đồng. Các chương trình và tổ chức quốc tế của Liên hợp quốc như Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO)… đóng góp rất cần thiết và quan trọng đối với Việt Nam.

- Một số chương trình hợp tác giữa UNICEF và Việt Nam:

+ Giai đoạn 1983 - 1981: quan hệ hợp tác giữa UNICEF và Việt Nam được thể hiện chủ yếu thông qua: Chương trình hợp tác Việt Nam - UNICEF thứ 3 (1983 - 1987) trị giá 27 triệu đô la Mỹ và Chương trình lồng ghép thứ tư (1988 - 1991) trị giá 34 triệu đô la Mỹ theo hướng mở rộng các dịch vụ cơ bản và lồng ghép chương trình.

+ Giai đoạn 1991 - 2000: quan hệ hợp tác giữa UNICEF và Việt Nam được thể hiện chủ yếu thông qua: Chương trình hợp tác thứ năm (1991 - 1995) trị giá 42 triệu đô la Mỹ và Chương trình hợp tác thứ sáu (1996 -2000) với tổng viện trợ ban đầu là 135 triệu đô la Mỹ (44 triệu đô la từ Quỹ thường xuyên và 91 triệu đô la từ nguồn vận động), nhưng do UNICEF bị thiếu hụt về tài chính, Chương trình này bị cắt giảm 25%.

Dụng cụ học tập

Học Lịch sử cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về sự kiện, nhân vật lịch sử.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Lịch sử là môn học giúp ta nhìn lại quá khứ, hiểu rõ hơn về những sự kiện và con người đã góp phần hình thành thế giới hiện tại. Học lịch sử là cách chúng ta rút ra bài học từ những thăng trầm để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK