Hình bên là một phần của Khu Ramsar Xuân Thủy (tỉnh Nam Định), khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam và được công nhận là Vườn Quốc gia năm 2003. Hệ sinh thái rừng ngập mặn quan trọng này được phục hồi từ năm 1989, là nơi bảo tồn hơn 200 loài chim quý hiếm di trú từ khắp nơi.
Tại địa phương em, có hệ sinh thái nào được bảo tồn không? Công tác đó đang được thực hiện như thế nào?
Hình bên là một phần của Khu Ramsar Xuân Thủy (tỉnh Nam Định), khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam và được công nhận là Vườn Quốc gia năm 2003. Hệ sinh thái rừng ngập mặn quan trọng này được phục hồi từ năm 1989, là nơi bảo tồn hơn 200 loài chim quý hiếm di trú từ khắp nơi.
- Vườn quốc gia Cúc Phương: Nơi đây bảo tồn hệ sinh thái rừng nhiệt đới, là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật quý hiếm ở địa phương em.
Công tác bảo tồn hệ sinh thái tại Ninh Bình được thực hiện bằng nhiều biện pháp, bao gồm:
- Xác định ranh giới và quản lý chặt chẽ các khu vực được bảo vệ.
- Trồng cây xanh: Phục hồi và phát triển hệ sinh thái rừng.
- Bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm: Cấm săn bắt, khai thác các loài động thực vật nguy cấp.
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân.
- Phát triển du lịch sinh thái: Khuyến khích du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trường.
Mục tiêu
- Rèn luyện các kĩ năng làm việc nhóm, lập kế hoạch, quan sát, phỏng vấn hiện trường.
- Biết cách viết và trình bày một báo cáo tìm hiểu về thực trạng công tác bảo tồn.
- Củng cố các kiến thức đã học về bảo tồn và phục hồi sinh thái.
Nhiệm vụ
- Lập được kế hoạch làm việc của nhóm để thực hiện dự án.
- Đi thực địa để tìm hiểu về thực trạng công tác bảo tồn hoặc phục hồi sinh thái tại địa phương.
- Lập báo cáo thực trạng công tác bảo tồn hoặc phục hồi hệ sinh thái tại địa phương và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả.
- Trình bày báo cáo trước lớp bằng các phần mềm trình chiếu hoặc làm poster dán lên bảng tin của trường (giáo viên và học sinh thống nhất để lựa chọn cách trình bày).
Sản phẩm dự kiến
- Bản kế hoạch thực hiện dự án tìm hiểu hiện trạng bảo tồn của nhóm.
- Báo cáo thực trạng công tác bảo tồn hệ sinh thái tại địa phương và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả (sử dụng các phần mềm trình chiếu video, tập ảnh).
Lựa chọn chủ đề
Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của địa phương mà giáo viên và học sinh thống nhất lựa chọn một trong các hoạt động bảo tồn hoặc phục hồi sinh thái sau đây:
- Đánh giá thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học tại…………..và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học.
- Đánh giá thực trạng bảo tồn loài cây/con……. tại……. và đề xuất giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả bảo tồn, phát huy giá trị.
- Đánh giá thực trạng phục hồi hệ sinh thái tự nhiên…...tại……..và đề xuất giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả phục hồi và sử dụng bền vững.
Lập kế hoạch và phân công nhiệm vụ
- Trước khi lập kế hoạch thực hiện, nhóm cần họp để bầu trưởng nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm và cử các cá nhân tìm hiểu tổng quan về thực trạng công tác bảo tồn hoặc phục hồi hệ sinh thái tại địa phương.
- Họp nhóm thống nhất địa điểm muốn tìm hiểu và lập kế hoạch thực hiện dự án. Lưu ý trong kế hoạch cần có đủ các thông tin: thời gian, hoạt động, địa điểm, người chịu trách nhiệm, sản phẩm cần (dự kiến), những phương tiện, công cụ hỗ trợ nào cần sử dụng, những người hay tổ chức nào cần liên hệ để hỗ trợ tìm hiểu,...
190
Thu thập thông tin
- Những thông tin tổng quan giúp nhóm có bức tranh tổng thể về các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học/phục hồi sinh thái tại địa phương để lựa chọn được chủ đề và địa điểm phù hợp:
+ Thông tin từ sách, báo, internet, phim, tivi,...
+ Thông tin từ thầy cô, các bạn, gia đình, những người hiểu biết về lĩnh vực bảo tồn,...
- Khi đã xác định được chủ đề phù hợp thì cần chuẩn bị các phương án cụ thể hơn để thu thập thông tin:
+ Thực tế quan sát, đo đếm, đánh giá tại hiện trường.
+ Phỏng vấn những người tham gia các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh vật (hoặc) phục hồi sinh thái tại địa phương.
Xử lý thông tin
- Sử dụng phần mềm thống kê để thống kê, phân tích số liệu và trình bày kết quả dưới dạng các bảng, biểu đồ, đồ thị.
- Sử dụng các hình ảnh/ảnh chụp hoặc các đoạn trích dẫn, đoạn video để minh hoa các nội dung của báo cáo nhằm làm tăng độ tin cậy và hấp dẫn.
Thảo luận
- Nhóm trưởng cần chủ động họp nhóm (online hoặc trực tiếp) để thảo luận về tiến độ, kết quả, chia sẻ thông tin, giải pháp giải quyết khó khăn, các bổ sung,... để đảm bảo các hoạt động tìm hiểu đi đúng hướng và đúng tiền độ.
- Cá nhân cần bám sát bản kế hoạch của nhóm để đảm bảo tiến độ.
Xây dựng sản phẩm
- Tổng hợp tất cả các số liệu, thông tin, ưt liệu đã có thành các kết quả cần tìm hiểu; đánh giá và bố cục thông tin thành một báo cáo theo các nội dung cần trình bày.
- Lựa chọn một trong các hình thức sau để trình bày: báo cáo trên các phần mềm trình chiếu; báo cáo trên pano/áp phích khổ giấy Ao; làm video; biên tập thành tập san/tập ảnh có thuyết minh,...
Trình bày sản phẩm
- Sản phẩm được trình bày bằng các sides trên phần mềm trình chiếu; hoặc bằng một pano/áp phích khổ giấy Ao; hoặc bằng video; tập ảnh,....
- Sau đó, sản phẩm được treo trên tường, trên giá, trên bảng tin của nhà trường, bảng tin của lớp,... để mọi người cùng quan sát, tìm hiểu và tham gia đánh giá trước.
- Sản phẩm cũng có thể được đẩy lên trang web của nhà trường, đưa lên các trang mạng xã hội,... đế mọi người xem và đánh giá.
Đánh giá
Có thể đánh giá dựa trên bảng tiêu chí sau:
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, kính hiển vi, mẫu sinh vật và các dụng cụ thí nghiệm khác.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về sự sống và các sinh vật. Từ cấu trúc tế bào đến các hệ sinh thái phức tạp, sinh học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của sự sống và mối quan hệ giữa các loài.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK