Hình dưới đây minh họa các mục tiêu phát triển bền vững do Liên hợp quốc phát động cho giai đoạn 2015 - 2030. Em hiểu gì về các mục tiêu phát triển bền vững đó?
Quan sát hình ảnh trên
Phát triển bền vững là một xu hướng tất yếu trên thế giới và ở mỗi quốc gia khi con người phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề về môi trường, tài nguyên, kinh tế, xã hội và hệ thống khí hậu cần giải quyết. Phát triển bền vững là một chiến lược lâu dài, được xây dựng và thực hiện có kế hoạch, phù hợp cho mỗi quốc gia, nhằm từng bước đạt được 17 mục tiêu toàn cầu mà Liên hợp quốc đã phát động cho giai đoạn 2015 - 2030.
Trình bày ngắn gọn 17 mục tiêu phát triển bền vững trên toàn cầu mà Liên hợp quốc đã phát động cho giai đoạn 2015 - 2030.
Học sinh quan sát hình ảnh và trình bày ngắn gọn.
17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) trên toàn cầu giai đoạn 2015 - 2030:
1. Xóa bỏ mọi hình thức nghèo đói.
2. Chấm dứt nạn đói, đảm bảo an ninh lương thực, dinh dưỡng cải thiện và thúc đẩy canh tác bền vững.
3. Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và thúc đẩy hạnh phúc cho mọi người ở mọi lứa tuổi.
4. Đảm bảo giáo dục có chất lượng, hòa nhập và công bằng, thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.
5. Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái.
6. Đảm bảo nước sạch và vệ sinh cho tất cả mọi người.
7. Đảm bảo năng lượng tái tạo, giá cả phải chăng, bền vững cho tất cả mọi người.
8. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn diện, bền vững, bao hàm và tạo ra việc làm có năng suất, đàng hoàng cho tất cả mọi người.
9. Xây dựng cơ sở hạ tầng kiên cường, thúc đẩy công nghiệp hóa toàn diện và bền vững, khuyến khích đổi mới.
10. Giảm thiểu bất bình đẳng trong nội bộ và giữa các quốc gia.
11. Biến đổi các thành phố và khu định cư của con người trở nên toàn diện, bền vững, kiên cường và bao hàm.
12. Đảm bảo các mô hình tiêu dùng và sản xuất bền vững.
13. Hành động khẩn cấp để chống biến đổi khí hậu và tác động của nó.
14. Bảo tồn và sử dụng bền vững các hệ sinh thái biển, ven biển và tài nguyên biển.
15. Bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái rừng, chống sa mạc hóa, ngăn chặn và đảo ngược sự suy thoái đất, và chấm dứt sự mất đa dạng sinh học.
16. Thúc đẩy các xã hội hòa bình và toàn diện vì sự phát triển bền vững, cung cấp khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người và xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm và hòa nhập ở mọi cấp.
17. Tăng cường phương tiện thực hiện và revitalize quan hệ đối tác toàn cầu cho sự phát triển bền vững.
Phân tích mối tương tác giữa kinh tế - xã hội - môi trường trong quá trình phát triển.
Quan sát hình 34.1
Giữa ba lĩnh vực này luôn có sự tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Khi kinh tế phát triển bền vững sẽ tạo ra việc làm và thu nhập cho con người, sẽ có nguồn lực để phát triển xã hội và bảo vệ môi trường; Khi xã hội phát triển sẽ tạo ra lao động có chất lượng và một xã hội ổn định cho kinh tế phát triển, con người trong xã hội đó có ý thức và hành động bảo vệ môi trường; Khi môi trường bền vững sẽ tạo ra các nguồn lực thiên nhiên (đất đai, nguồn nước, cảnh quan,...) dồi dào để phục vụ nền kinh tế và thúc đẩy xã hội phát triển.
Phát triển nông nghiệp bền vững có vai trò gì đối với kinh tế, xã hội và môi trường?
Lý thuyết vai trò của phát triển bền vững trong nông nghiệp bền vững.
Vai trò của nông nghiệp bền vững:
- Đối với kinh tế: Nông nghiệp bền vững đảm bảo an ninh lương thực cho con người, nâng cao chất lượng nông sản, tạo việc làm và thu nhập, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến (chế biến thức ăn, bánh kẹo, nước giải khát, thực phẩm chức năng, hoa mĩ phẩm...). Từ đó, nâng cao giá trị của nông sản và hướng đến xuất khẩu, nâng cao thu nhập cho các gia đình và quốc gia một cách an toàn và bền vững.
- Đối với xã hội: Phát triển nông nghiệp bền vững àl sự đóng góp cụ thể của nông dân cho sự phát triển của xã hội, đảm bảo sự công bằng trong phát triển, nâng cao thu nhập cho người nông dân, đảm bảo sức khỏe cho con người, cải thiện chất lượng cuộc sống, xoá đói giảm nghèo, đảm bảo gia đình phát triển bền vững, giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp và nhóm xã hội,...
- Đối với môi trường: Nông nghiệp bền vững bảo vệ môi trường, khai thác hợp íl các nguồn tài nguyên thiên nhiên (nước, đất đai, đa dạng sinh vật, sinh khối, năng lượng tái tạo,...), bảo tồn đa dạng sinh vật và phục hồi các hệ sinh thái.
Trình bày các nhóm biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường và vai trò của chúng đối với phát triển bền vững.
Lý thuyết các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường
- Giáo dục và khuyến khích: Đây là nhóm biện pháp không bắt buộc, tập trung thúc đẩy, khuyến khích, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
- Ngăn ngừa: Nhóm biện pháp này thường sử dụng Luật và các quy định (của quốc tế, quốc gia, tổ chức, cộng đồng,...) để ngăn ngừa tác động xấu lên môi trường.
- Khắc phục và nâng cao khả năng chịu đựng: Bao gồm các biện pháp giảm nhẹ tác hại và nâng cao khả năng chịu đựng của môi trường.
Phân loại các nhóm tài nguyên và trình bày các biện pháp sử dụng hợp lý từng loại tài nguyên đó.
Lý thuyết vai trò và các biện pháp sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
- Đối với nhóm tài nguyên có khả năng tái tạo như sinh vật, nguồn nước, đất đai,...: cần đánh giá được trữ lượng và khả năng tái tạo của chúng để đưa ra các biện pháp khai thác phù hợp với tốc độ tái tạo, tránh mùa sinh sản, tránh khai thác nhóm con non,... Đối với các loài quý, hiếm, đặc hữu cần có chính sách bảo tồn tiến tới gây trồng và phát triển.
- Đối với nhóm tài nguyên không tái tạo như các loại khoáng sản: cần nghiên cứu đánh giá trữ lượng, khả năng và chi phí khai thác, lập kế hoạch khai thác có chiến lược, tiết kiệm và lâu dài. Để giảm khai thác dầu mỏ, hiện nay con người đã nghiên cứu khai thác các loại nhiên liệu tái tạo như hydrogen, gas, năng lượng mặt trời,....
- Nhóm tài nguyên khí hậu còn được xem là nguồn tài nguyên có sức tái tạo gần như "vô tận”. Nguồn tài nguyên này còn gọi là "dòng tài nguyên” vì chúng không tồn tại trong các mỏ mà luôn chuyển động và bất ổn định, như dòng chảy của nước, dòng không khí - gió, dòng bức xạ mặt trời, dòng hải lưu, thuỷ triều, sóng,... Nhóm tài nguyên này khó khai thác, cần nghiên cứu để có các biện pháp khai thác tối đa, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Trình bày một số biện pháp giáo dục môi trường áp dụng phù hợp với học sinh.
Lý thuyết vai trò của giáo dục môi trường đối với phát triển bền vững
Giáo dục môi trường cho trẻ nhỏ, học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục và đào tạo ở các trường, từ trường mẫu giáo đến trường cao đẳng và đại học. Các nội dung giáo dục môi trường được lồng ghép vào các hoạt động dạy - học và hoạt động khác của các nhà trường.
Sơ đồ hóa các nội dung chính cần thực hiện để phát triển bền vững.
Lý thuyết phát triển bền vững
Hiểu khái niệm + mục tiêu phát triển bền vững → phát triển bền vững ở các lĩnh vực
Là một học sinh trung học phổ thông, em có thể làm những gì để góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên?
Lý thuyết phát triển bền vững
Học sinh có thể:
- Tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường.
- Tham gia trồng cây xanh.
- Tham gia bảo vệ các loài động vật hoang dã.
- Tham gia các chiến dịch tuyên truyền về bảo vệ môi trường.
- Tắt điện khi không sử dụng
- Tham gia sự kiện ngày tắt đèn thế giới
- Tuyên truyền, có thái độ đúng đắn về phát triển bền vững.
Trình bày những hiểu biết của em về nông nghiệp bền vững và vai trò của nông nghiệp bền vững đối với con người.
Lý thuyết phát triển bền vững
Nông nghiệp bền vững sử dụng các biện pháp canh tác vừa đáp ứng nhu cầu về nông sản hiện tại của xã hội và không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của các thế hệ tương lai, đồng thời bảo vệ môi trường và sức khoẻ của con người, sinh vật.
Tìm hiểu về các chương trình hành động bảo vệ môi trường hoặc phát triển bền vững của học sinh và thanh niên đang có ở nước ta. Hãy giới thiệu về các chương trình đó cho các bạn trong nhóm/lớp cùng được biết.
Học sinh tìm hiểu qua sách báo, internet,...
- Chương trình "Vì một môi trường xanh - sạch - đẹp” do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động.
- Chương trình "Tình nguyện vì môi trường” do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phát động.
- Chương trình "Giờ Trái Đất” do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) tổ chức.
Phân tích vai trò của chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình trong phát triển bền vững.
Lý thuyết phát triển bền vững
Có chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình phù hợp có thể giúp duy trì số dân phù hợp, đồng thời cung cấp đủ nguồn nhân lực cho sự phát triển bền vững của quốc gia.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, kính hiển vi, mẫu sinh vật và các dụng cụ thí nghiệm khác.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về sự sống và các sinh vật. Từ cấu trúc tế bào đến các hệ sinh thái phức tạp, sinh học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của sự sống và mối quan hệ giữa các loài.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK