Trang chủ Lớp 11 SBT Sinh lớp 11 - Kết nối tri thức Chương 1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở sinh vật Câu hỏi trang 41 SBT Sinh lớp 11 - Kết nối tri thức: 84. Khi nói về cân bằng nội môi, ý nào sau đây sai? A. Khi ở trạng thái cân bằng nội môi...

Câu hỏi trang 41 SBT Sinh lớp 11 - Kết nối tri thức: 84. Khi nói về cân bằng nội môi, ý nào sau đây sai? A. Khi ở trạng thái cân bằng nội môi...

Lý thuyết cân bằng nội môi. Trả lời Câu hỏi trang 41 - Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 1 trang 23 - 24 - 25.

Câu 84.

Khi nói về cân bằng nội môi, ý nào sau đây sai?

A. Khi ở trạng thái cân bằng nội môi, các điều kiện lý hóa của môi trường trong được duy trì ổn định.

B. Khi ở trạng thái cân bằng nội môi, các chỉ số như huyết áp, nhiệt độ cơ thể, lượng đường trong máu, … là một hằng số.

C. Cân bằng nội môi là trạng thái cân bằng động

D. Trạng thái cân bằng nội môi được duy trì nhờ hệ thống điều hòa cân bằng nội môi.

Phương pháp giải :

Lý thuyết cân bằng nội môi

Lời giải chi tiết:

Khi ở trạng thái cân bằng nội môi, các chỉ số như huyết áp, nhiệt độ cơ thể, lượng đường trong máu, … là một hằng số là sai

Câu 85.

Trong hệ thống điều hoà cân bằng nội môi, bộ phận nào giữ chức năng chuyển tín hiệu thần kinh hoặc hormone đến bộ phận thực hiện?

A. Bộ phận liên lạc.

B. Bộ phận đáp ứng.

C. Bộ phận trung gian.

D. Bộ phận điều khiển.

Phương pháp giải :

Lý thuyết cân bằng nội môi

Lời giải chi tiết:

D. Bộ phận điều khiển.

Câu 86.

Cơ quan nào sau đây giữ chức năng điều hoà nồng - glucose trong huyết tương?

A. Thận.

B. Gan.

C. Phối.

D. Mật.

Phương pháp giải :

Lý thuyết cân bằng nội môi

Lời giải chi tiết:

Gan giữ chức năng điều hoà nồng - glucose trong huyết tương

Câu 87.

Mỗi giai đoạn trong quá trình chuyển hoá năng lượng trong sinh giới có sự tham gia của những nhóm sinh vật nào? Những sinh vật đó đóng vai trò gì trong quá trình chuyển hoá năng lượng?

Phương pháp giải :

Lý thuyết chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

Lời giải chi tiết:

Mỗi giai đoạn trong quá trình chuyển hoá năng lượng trong sinh giới có sự tham gia của những nhóm sinh vật: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải

Vai trò của các nhóm sinh vật trong hệ sinh thái

- Sinh vật sản xuất đây là nhóm sinh vật tự dưỡng có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ và mở đầu cho mọi chuỗi thức ăn

- Sinh vật tiêu thụ : gồm động vật ăn động vật , động vật ăn thực vật , nhóm sinh vật này tiêu thụ năng lượng và của sinh vật sản xuất và là mắt xích tiếp theo của lưới thức ăn

- VSV phân giải : phân giải xác sinh vật và chất hữu cơ của sinh vật đã chết

Câu 88.

Ghép tên các cầu trúc ở cột A với chức năng tương ứng của chúng ở cột B.

Cột A - Cấu trúc

Cột B - Chức năng

1. Khí khổng

a) Là tế bào biểu bì rễ kéo dài, thực hiện quá trình hấp thụ nước và khoáng.

2. Mạch ống

b) Là thành phần của mạch gỗ, tham gia vào quá trình vận chuyển nước và khoáng.

3. Tế bào ống rây

c) Là khe hở trên bề mặt biểu bì lá, giữa chức năng thoát hơi nước ở thực vật.

4. Lông hút

d) Là thành phần của mạch rây, tham gia vào quá trình vận chuyển sản phẩm quang hợp đến cơ quan dự trữ.

Phương pháp giải :

Lý thuyết trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

Lời giải chi tiết:

1-(c), 2-(b), 3-(d), 4-(a)

Câu 89.

Ngoài các loại phân bón được bón trực tiếp vào đất, con người có thể sử dụng các loại phân bón qua lá để bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng. Nếu bón phân qua lá, cây trồng sẽ hấp thụ dinh dưỡng thông qua con đường nào? Phân bón lá có đặc điểm gì khác so với phân bón rễ và khi sử dụng phân bón lá cần lưu ý những gì?

Phương pháp giải :

Lý thuyết phân bón và dinh dưỡng cây trồng

Lời giải chi tiết:

Nếu bón phân qua lá, cây trồng sẽ hấp thụ dinh dưỡng thông qua khí khổng

Phân bón lá ra đời sau phân bón qua rễ nhưng chúng nhanh chóng chiếm được sự tin tưởng của người dùng, sở hữu những ưu điểm nổi bật như: Hiệu suất hấp thụ chất dinh dưỡng trên phân bón là là cao hơn các loại phân bón khác lên đến 95%, trong khi đó các loại phân bón khác chỉ từ 45 đến 50% chất dinh dưỡng.

Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng phân bón lá:

- Trước khi phun qua lá thì tạm thời không bón qua rễ.

- Nồng độ chất phun phải cao hơn nồng độ có sẵn trong lá.Tuy nhiên, nếu nồng độ phun quá cao sẽ gây cháy lá, hoặc cây bị bội thực (gây độc) và chết, nếu bón nồng độ thấp thì hiệu lực không rõ. Trong trường hợp này có thể khắc phục bằng cách pha nồng độ dung dịch lên cao từ từ, phun thử nghiệm, đến khi cháy lá thì quay lại nồng độ trước đó, chọn nồng độ đó để phun đại trà cho cây. Đơn giản hơn là khi sử dụng phân bón lá phải ở những nồng độ thích hợp (theo hướng dẫn in trên bao bì).

- Phải thắng được hàng rào cản của lớp cutin:

* Phun lúc lá cây còn non khi sử dụng dụng những chất dinh dưỡng lưu động (mobile nutrients), lá còn đang phát triển thì sự chuyển dịch xuống rễ chậm hơn, điều này kích thích sự hấp thu dinh dưỡng từ rễ do bộ lá phát triển và quang hợp tốt hơn. Với các chất dinh dưỡng bất động (immobile nutrients) thì sử dụng trên cả lá già và lá non vì cả hai đều chuyển dịch chậm xuống rễ, như vậy không gây nên sự thay đổi nào hoặc có thể làm gia tăng lượng dinh dưỡng hấp thu từ rễ.

* Thêm chất trải có nguồn gốc silicon là cách làm tăng hiệu quả khi phun, đặc biệt là lá có lớp cutin dày. Việc thêm chất trải cũng làm giảm thiệt hại lá vì vào ban ngày, khi nhiệt độ không khí gia tăng làm giảm ẩm độ, dẫn đến sự bốc hơi nhanh chóng dung dịch phun lá và làm khô nhanh dung dịch này trên bề mặt lá.

Khi phun urê ở nồng độ cao sẽ gây tổn thương lá nhưng có thể khắc phục bằng cách phun đồng thời đường sucrose.

+ Phun nhiều lần trong một vụ để tăng hiệu quả.

– Cây hấp thụ phân bón lá qua khí khổng:

+ Nên phun lên bề mặt lá có nhiều khí khổng nhất:

• Ở lúa: mặt trên lá mật độ khí khổng cao hơn mặt dưới lá;

• Ở ngô, cà chua, khoai tây mặt trên lá mật độ khí khổng thấp hơn mặt dưới lá;• Những cây thân gỗ, đa số lỗ khí khổng đều được bố trí ở mặt dưới lá.

+ Phun phân bón lá vào lúc khí khổng đang mở: Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự đóng mở khí khổng. Do đó, nên phun khi nhiệt độ từ 10-30 độ C, trời không nắng, không mưa, không có gió khô; phân bón lá chỉ phát huy tác dụng khi cung cấp đủ nước qua rễ.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, kính hiển vi, mẫu sinh vật và các dụng cụ thí nghiệm khác.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về sự sống và các sinh vật. Từ cấu trúc tế bào đến các hệ sinh thái phức tạp, sinh học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của sự sống và mối quan hệ giữa các loài.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK