Trang chủ Lớp 11 SBT Hóa 11 - Kết nối tri thức Chương 6. Hợp chất carbonyl - carboxylic acid Bài 25. Ôn tập chương 6 trang 91, 92 SBT Hóa 11 Kết nối tri thức: Cặp chất nào sau đây không là đồng phân của nhau?...

Bài 25. Ôn tập chương 6 trang 91, 92 SBT Hóa 11 Kết nối tri thức: Cặp chất nào sau đây không là đồng phân của nhau?...

Những hợp chất hữu cơ khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau. Lời giải bài tập, câu hỏi 25.1, 25.2, 25.3, 25.4, 25.5, 25.6, 25.7, 25.8, 25.9, 25.10, 25.11, 25.12, 25.13 - Bài 25. Ôn tập chương 6 trang 91, 92 SBT Hóa 11 Kết nối tri thức - Chương 6. Hợp chất carbonyl - carboxylic acid. Cặp chất nào sau đây không là đồng phân của nhau? A. HCHO, CH3CHO. B. CH2=CHCH2OH, CH3CH2CHO. C. CH3COCH3, CH3CH2CHO. D. CH3COOH, HCOOCH3...

Câu hỏi:

25.1

Cặp chất nào sau đây không là đồng phân của nhau?

A. HCHO, CH3CHO. B. CH2=CHCH2OH, CH3CH2CHO.

C. CH3COCH3, CH3CH2CHO. D. CH3COOH, HCOOCH3.

Hướng dẫn giải :

Những hợp chất hữu cơ khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau.

Lời giải chi tiết :

Chất thứ nhất

Chất thứ hai

Kết luận

Công thức cấu tạo

Công thức phân tử

Công thức cấu tạo

Công thức phân tử

HCHO

CH2O

CH3CHO

C2H4O

Không là đồng phân của nhau.

CH2=CHCH2OH

C3H6O

CH3CH2CHO

C3H6O

Là đồng phân của nhau.

CH3COCH3

C3H6O

CH3CH2CHO

C3H6O

Là đồng phân của nhau.

CH3COOH

C2H4O2

HCOOCH3

C2H4O2

Là đồng phân của nhau.

→ Chọn A.


Câu hỏi:

25.2

Ba chất A, B, C có nhiệt độ sôi được biểu thị như hình sau:

image

Các chất A, B, C lần lượt là

A. ethanol, acetaldehyde, acetic acid. B. acetaldehyde, ethanol, acetic acid.

C. acetaldehyde, acetic acid, ethanol. D. acetic acid, acetaldehyde, ethanol.

Hướng dẫn giải :

Với các hợp chất có khối lượng phân tử tương đương:

Thứ tự tăng dần về nhiệt độ sôi của các chất là: alkane

Lời giải chi tiết :

C có nhiệt độ sôi cao nhất, nên C là acetic acid.

A có nhiệt độ sôi thấp nên A là acetaldehyde.

Chất B còn lại là ethanol.

→ Chọn B.


Câu hỏi:

25.3

Để phân biệt aldehyde và ketone, có thể dùng thuốc thử nào sau đây?

A. Dung dịch acid. B. Dung dịch base.

C. I2 trong môi trường kiềm. D. Dung dịch AgNO3 trong NH3

Hướng dẫn giải :

Ketone không bị oxi hoá bởi thuốc thử Tollens, aldehyde bị oxi hoá bởi thuốc thử Tollens, vì vậy có thể dùng thuốc thử Tollens để phân biệt aldehyde với ketone và các hợp chất khác.

Lời giải chi tiết :

Để phân biệt aldehyde và ketone, có thể dùng thuốc thử là dung dịch AgNO3 trong NH3.

→ Chọn D.


Câu hỏi:

25.4

Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Aldehyde vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.

B. Chỉ có ketone tham gia phản ứng tạo iodoform.

C. Acid và ester no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là CnH2nO2.

D. Carboxylic acid làm đổi màu giấy quỳ.

Hướng dẫn giải :

- Các hợp chất carbonyl bị khử bởi các tác nhân khử như NaBH4, LiAlH4, … (kí hiệu: [H]) tạo thành các alcohol tương ứng: aldehyde bị khử thành alcohol bậc I, ketone bị khử thành alcohol bậc II.

Aldehyde dễ bị oxi hoá bởi các tác nhân oxi hoá thông thường như: Br2/H2O, [Ag(NH3)2]OH, Cu(OH)2/OH- ….

- Các hợp chất aldehyde, ketone có nhóm methyl cạnh nhóm carbonyl có thể phản ứng với I2 trong môi trường kiềm.

- Acid và ester no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là CnH2nO2 với n ≥ 1.

- Carboxylic acid có tính acid yếu làm quỳ tím hóa đỏ.

Lời giải chi tiết :

Nhận xét B không đúng vì ngoài ketone (có nhóm methyl cạnh nhóm carbonyl) tham gia phản ứng tạo idoform, còn có aldehyde (có nhóm methyl cạnh nhóm carbonyl) tham gia phản ứng tạo idoform ví dụ như CH3CHO.

→ Chọn B.


Câu hỏi:

25.5

Cho các chất sau: Na, NaOH, Cu, CuO, CaCO3, CaSO4.

Số chất phản ứng được với acetic acid là

A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

Hướng dẫn giải :

Carboxylic acid có tính acid yếu:

+ Làm quỳ tím hóa đỏ.

+ Tác dụng với kim loại đứng trước hydrogen trong dãy hoạt động hóa học, giải phóng khí hydrogen.

+ Tác dụng với base, oxide base.

+ Tác dụng với một số muối.

Lời giải chi tiết :

Các chất phản ứng với acetic acid là Na, NaOH, CuO, CaCO3.

→ Chọn B.


Câu hỏi:

25.6

Số đồng phân cấu tạo mạch hở của acid và ester có công thức phân tử C4H6O2 (không tính đồng phân hình học) là

A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.

Hướng dẫn giải :

Carboxylic acid là các hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm carboxyl (−COOH) liên kết với nguyên tử carbon (trong gốc hydrocarbon hoặc – COOH) hoặc nguyên tử hydrogen.

Ester đơn chức có công thức chung là RCOOR’ , trong đó R là gốc hydrocarbon hoặc H ; R’ là gốc hydrocarbon.

Lời giải chi tiết :

Các đồng phân cấu tạo mạch hở của acid và ester có công thức phân tử C4H6O2 (không tính đồng phân hình học) là

image

→ Chọn D.


Câu hỏi:

25.7

Lactic acid là một acid có trong sữa chua, dưa muối. Lactic acid có công thức cấu tạo là CH3CH(OH)COOH. Tên theo danh pháp thay thế của lactic acid là

A. 2-methylhydroxyethanoic acid. B. 2-methylhydroxyacetic acid.

C. 2-hydroxypropanoic acid. D. 2-hydroxypropanoic acid.

Hướng dẫn giải :

Tên theo danh pháp thay thế của carboxylic acid đơn chức, mạch hở:

Số chỉ vị trí nhánh-Tên nhánh +Tên hydrocarbon ứng với mạch chính (bỏ kí tự e ở cuối) + oic + acid.

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

25.8

Có bốn chất lỏng có thể tích bằng nhau là ethanol, acetone, acetaldehyde, acetic acid. Tiến hành chưng cất hỗn hợp này, sau một thời gian, hàm lượng chất nào trong bình chưng cất còn lại lớn nhất?

A. Ethanol. B. Acetone. C. Acetaldehyde. D. Acetic acid.

Hướng dẫn giải :

- Chưng cất là phương pháp tách chất dựa vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các chất trong hỗn hợp ở một áp suất nhất định.

- Với các hợp chất có khối lượng phân tử tương đương:

Thứ tự tăng dần về nhiệt độ sôi của các chất là: alkane

Lời giải chi tiết :

Do acetic acid có nhiệt độ sôi cao nhất nên khi tiến hành chưng cất hỗn hợp, hàm lượng acetic acid còn lại trong bình chưng cất là lớn nhất.

→ Chọn D.


Câu hỏi:

25.9

Cho ba chất lỏng riêng biệt sau: C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.

Cách nào sau đây phù hợp để phân biệt ba chất lỏng trên?

A. Dùng quỳ tím, sau đó dùng dung dịch NaOH.

B. Dùng quỳ tím, sau đó dùng dung dịch AgNO3 trong NH3.

C. Dùng Na sau đó dùng dung dịch AgNO3 trong NH3.

D. Dùng Na sau đó dùng quỳ tím.

Hướng dẫn giải :

Carboxylic acid làm quỳ tím hóa đỏ, aldehyde có phản ứng tráng bạc với dung dịch AgNO3 trong NH3.

Lời giải chi tiết :

Có thể dùng quỳ tím, sau đó dùng dung dịch AgNO3 trong NH3 để nhận biết C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.

C2H5OH

CH3CHO

CH3COOH

Quỳ tím

Không đổi màu.

Không đổi màu.

Hóa đỏ

Dung dịch AgNO3 trong NH3

Không hiện tượng.

Kết tủa bạc.

→ Chọn B.


Câu hỏi:

25.10

Hoàn thành sơ đồ chuyền hoá sau và viết các phương trình hoá học, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có).

image

Hướng dẫn giải :

Phản ứng cộng nước của alkene trong môi trường acid.

Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn alcohol bằng CuO, to.

Phản ứng khử aldehyde với xúc tác LiAlH4.

Phản ứng oxi hóa aldehyde tạo acid carboxylic.

Phản ứng ester hóa.

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

25.11

Hỗn hợp X gồm hai acid no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho X tác dụng với Na2CO3, thu được 2,231 lít khí (đkc) và 16,2 g muối acid hữu cơ. Xác định công thức cấu tạo của hai acid trong hỗn hợp X.

Hướng dẫn giải :

Tìm \(\overline {\rm{M}} \)của hai gốc acid rồi suy ra công thức cấu tạo.

Lời giải chi tiết :

\({{\rm{n}}_{{\rm{C}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}}} = \frac{{2,231}}{{24,79}} \approx 0,09{\rm{ (mol)}}\)

Gọi công thức chung của hai acid là R-COOH.

Phương trình phản ứng: \({\rm{2R - COOH}} + {\rm{N}}{{\rm{a}}_{\rm{2}}}{\rm{C}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}} \to {\rm{R - COONa}} + {\rm{C}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}} + {{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow {{\rm{n}}_{{\rm{R - COONa}}}}{\rm{ = 2}}{{\rm{n}}_{{\rm{C}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}}}{\rm{ = 2}} \times {\rm{0,09 = 0,18 (mol)}}\\ \Rightarrow {{\rm{M}}_{{\rm{R - COONa}}}}{\rm{ = }}\frac{{16,2}}{{0,18}} = 90{\rm{ (g/mol)}}\\ \Rightarrow {\overline {\rm{M}} _{\rm{R}}} = 90 - (12 + 16 \times 2 + 23) = 23\end{array}\)

Vì X gồm hai acid no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng nên \(23 3- và C2H5-

Vậy hai acid cần tìm là CH3COOH và C2H5COOH.


Câu hỏi:

25.12

Ba hợp chất thơm A, B, C đều có ứng dụng trong thực tiễn: A có tác dụng chống sinh vật kí sinh (chấy, rận); B làm chất tạo mùi hạnh nhân; C là chất bảo quản thực phẩm do có tác dụng kháng nấm, diệt khuẩn. A có công thức phân tử là C7H8O, phổ IR của A có peak hấp thụ ở vùng 3300 cm-1. Xác định công thức cấu tạo của A, B, C và viết các phương trình hoá học hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau:

image

Hướng dẫn giải :

image

Alcohol bậc I bị oxi hóa không hoàn toàn tạo thành aldehyde.

Aldehyde bị oxi hoá bởi thuốc thử Tollens, vì vậy có thể dùng thuốc thử Tollens.

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

25.13

Diethyl phthalate (còn gọi là DEP) được sử dụng làm thuốc trị ghẻ ngứa, côn trùng đốt. DEP có chứa vòng benzene và hai nhóm thế ở vị trí ortho. DEP được tổng hợp từ hydrocarbon thơm X có công thức phân tử C8H10 theo sơ đồ sau đây. Xác định công thức cấu tạo của X, Y, DEP.

image

Hướng dẫn giải :

Alkylbenzene tác dụng được với dung dịch KMnO4 trong môi trường acid tạo carboxylic acid.

Phản ứng ester hóa là phản ứng giữa alcohol và carboxylic acid:

image

Lời giải chi tiết :

X có chứa vòng benzene và có CTPT C8H10. Do DEP có hai nhóm thế ở vị trí ortho nên X sẽ có hai nhánh ở vị trí ortho. Vậy X là o-dimethylbenzene. Oxi hóa X sẽ tạo diacid Y (phtalic acid). Ester hóa Y sẽ tạo thành DEP.

image

Dụng cụ học tập

Học Hóa học cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như ống nghiệm, hóa chất, bếp đun.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Hóa học là môn khoa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của vật chất. Với vai trò là "khoa học trung tâm", hóa học liên kết các ngành khoa học khác và là chìa khóa cho nhiều công nghệ hiện đại.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK